Thanh Hóa: Dự án “công nghiệp không khói” sẽ làm thay đổi diện mạo huyện miền núi

Được đầu tư hơn 610 tỷ đồng, dự án khu du lịch và nghỉ dưỡng sinh thái suối khoáng nóng được xem là kỳ vọng làm thay đổi diện mạo của huyện miền núi Thạch Thành
Phát triển ngành "công nghiệp không khói" ở huyện Tam Đường, Lai Châu Quảng Ninh: Hiệu quả từ gói kích cầu cho "ngành công nghiệp không khói"

Dự án Khu du lịch và nghỉ dưỡng sinh thái suối khoáng nóng Thành Minh do Công ty TNHH Xuân Lộc Thọ triển khai được xem là kỳ vọng, có thể làm thay đổi diện mạo của huyện miền núi Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Trong quá trình triển khai, dự án còn tồn tại một số vướng mắc từ phía người dân và thiếu sót của doanh nghiệp. Hiện chính quyền địa phương cùng với chủ đầu tư đang nỗ lực phối hợp với người dân có đất đền bù để tháo gỡ, sớm đưa dự án vào thực hiện theo đúng tiến độ.

Chủ đầu tư nhận thiếu sót trong quá trình thực hiện dự án

Dự án Khu du lịch và nghỉ dưỡng sinh thái suối khoáng nóng Thành Minh được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng ký chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2706/QĐ, ngày 9/7/2020. Theo đó, Dự án do Công ty TNHH Xuân Lộc Thọ, địa chỉ số 51, ngõ 258, phố Tân Mai, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội là chủ đầu tư triển khai trên tổng diện tích 48,8ha tổng mức đầu tư 610,6 tỷ đồng.

Thanh Hóa: Dự án “Công nghiệp không khói” hơn 600 tỷ đồng sẽ làm thay đổi diện mạo huyện miền núi
Tổng thể Dự án Khu du lịch và nghỉ dưỡng sinh thái suối khoáng nóng Thành Minh được đầu tư 610,6 tỷ đồng

Quy mô dự án gồm: Khu khánh tiết có diện tích khoảng 26.000m2; khu điều hành, kỹ thuật diện tích 8.000m2; khu nghỉ dưỡng lưu trú diện tích 76.100m2; khu dịch vụ suối khoáng 36.300m2; khu thể thao 24.400m2; khu bãi đỗ xe, bến xe điện có diện tích 7.500m2.

Dự án chia làm 3 giai đoạn đầu tư. Giai đoạn 1, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, khu hành chính quản trị, hệ thống dịch vụ giải trí và 30% diện tích phòng lưu trú sẽ được triển khai từ tháng 01/2022 đến tháng 01/2024; giai đoạn 2 từ tháng 01/2025 đến 01/2026 xây 50% diện tích phòng lưu trú; giai đoạn 3 từ tháng 01/2026 đến tháng 01/2028 xây đủ 100% diện tích phòng lưu trú.

Đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ, ông Đỗ Giang Long, Giám đốc điều hành dự án Khu du lịch và nghỉ dưỡng sinh thái suối khoáng nóng Thành Minh cho biết: “Theo quy định, dự án của chúng tôi thuộc diện đền bù đất thỏa thuận với người dân, chứ không thuộc diện Nhà nước thu hồi đất. Đến thời điểm này, chúng tôi đã thỏa thuận với người dân và đền bù trên 80% tổng diện tích đất dự án. Còn gần 20% diện tích đất chưa đền bù được là do thủ tục pháp lý vướng mắc ở các hộ dân. Hiện chúng tôi đang rất nỗ lực cùng chính quyền địa phương tháo gỡ vướng mắc để hoàn thiện thủ tục pháp lý, sớm trình UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư”.

Khi phóng viên đặt câu hỏi, tại sao chưa được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt chủ trương đầu tư, chủ đầu tư đã triển khai xây dựng một số hạng mục công trình, ông Đỗ Giang Long trần tình: “Đúng là có một số nhà tạm, chúng tôi xây dựng để phục vụ cho cán bộ, công nhân lao động trong quá trình triển khai dự án, chứ hoàn toàn chưa phục vụ cho mục đích kinh doanh sinh lời. Tuy nhiên, sau khi có phản ánh lên chính quyền địa phương, chúng tôi xin nhận thiếu sót và chờ khi nào có phê duyệt chủ trương đầu tư thì mới triển khai dự án”.

“Về phía chủ đầu tư cũng sẽ nỗ lực để hoàn thiện các thủ tục còn thiếu. Rất mong UBND tỉnh Thanh Hóa quan tâm, sớm phê duyệt dự án để chúng tôi hoàn thành đúng tiến độ như đã cam kết” - ông Long cho biết thêm.

Dự án “công nghiệp không khói” sẽ làm thay đổi huyện miền núi

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thu hút, kêu gọi đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, đối với các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh việc thu hút đầu tư còn chậm, do cơ sở hạ tầng tại đây còn thiếu và yếu. Huyện miền núi Thạch Thành cũng là một huyện không ngoại lệ, gặp khó khăn trong công tác kêu gọi, thu hút đầu tư.

Đánh giá về công tác kêu gọi, thu hút đầu tư trên địa bàn huyện thời gian qua, Bí thư huyện ủy Thạch Thành - ông Vũ Văn Đạt trăn trở: Hiện nay, huyện đang đẩy mạnh thu hút đầu tư để giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nâng nguồn thu nhập sinh kế cho người dân.

Quan điểm chung của huyện là mong muốn cởi mở, tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đến khảo sát để có đóng góp cho địa phương. Mọi doanh nghiệp, nhà đầu tư đều bình đẳng trước pháp luật và được hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thể hiện nhu cầu đầu tư.

Thanh Hóa: Dự án “Công nghiệp không khói” hơn 600 tỷ đồng sẽ làm thay đổi diện mạo huyện miền núi
Ông Vũ Văn Đạt - Bí thư huyện ủy Thạch Thành kỳ vọng Dự án Khu du lịch và nghỉ dưỡng sinh thái suối khoáng nóng có thể làm thay đổi diện mạo của huyện miền núi Thạch Thành

Mục tiêu của Thạch Thành đang chuyển hướng về công nghiệp và dịch vụ thương mại gắn với đô thị hóa, xây dựng vùng nông nghiệp trọng điểm. Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ 25, đã có một số nhà đầu tư đến huyện khảo sát và thông qua nguồn vốn đầu tư như: Công ty N… đã được tỉnh giới thiệu về đầu tư tại huyện.

Ngoài ra, còn một số nhà đầu tư cũng quan tâm đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch như: khu vực thác Mây, rồi suối nóng Bình Minh cũng có nhiều nhà đầu tư khảo sát. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng tại các khu vực này còn hạn chế nên chưa thu hút được nhà đầu tư.

Hiện có nhà đầu tư là Công ty TNHH Xuân Lộc Thọ tham gia đầu tư và được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, hiện nhà đầu tư đang trong quá trình thực hiện các bước đầu tư còn nhiều khó khăn vướng mắc, chính quyền địa phương cũng cần phải chung tay tháo gỡ cho nhà đầu tư.

“Trong quá trình triển khai dự án, nhà đầu tư đã chủ động thỏa thuận, đền bù đất đai và tài sản trên đất cho người dân theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, chủ đầu tư đã thực hiện trước một số bước khi dự án được phê duyệt. Trong khi, chính quyền địa phương còn hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý, cần phải rút kinh nghiệm, huyện ủy cũng đã yêu cầu UBND huyện kiểm tra, xác minh; kiểm điểm rút kinh nghiệp đối với tập thể, cá nhân có liên quan; đồng thời hướng dẫn, tạo mọi điều kiện để chủ đầu tư sớm hoàn thiện dự án để đi vào hoạt động nhằm thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư và xây dựng hình ảnh của địa phương” - ông Đạt nhấn mạnh.

Trước mong mỏi của chủ đầu tư sớm được UBND tỉnh chấp thuận giao đất lần 1 để thực hiện dự án đảm bảo tiến độ, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho hay: “UBND tỉnh chưa nhận được thủ tục của Công ty TNHH Xuân Lộc Thọ xin chấp thuận bàn giao đất Dự án Khu du lịch và nghỉ dưỡng sinh thái suối khoáng nóng Thành Minh. Quan điểm của tỉnh là tạo mọi điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định của pháp luật”.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Ngày 4/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg, về việc thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.
Tây Ninh: Thương mại, dịch vụ và du lịch tăng trưởng mạnh trong tháng 11

Tây Ninh: Thương mại, dịch vụ và du lịch tăng trưởng mạnh trong tháng 11

Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh cho biết, trong tháng 11/2024, các ngành thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn toàn tỉnh tăng trưởng mạnh.
Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, khẳng định thương hiệu địa phương

Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, khẳng định thương hiệu địa phương

Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, kết nối di sản và sáng tạo, xây dựng thương hiệu địa phương, thúc đẩy du lịch, kinh tế bền vững.
Quảng Ninh đẩy mạnh giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Quảng Ninh đẩy mạnh giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Quảng Ninh tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu sản xuất và vật liệu san lấp, đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp địa phương.
Bình Phước: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 17,5% so với cùng kỳ

Bình Phước: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 17,5% so với cùng kỳ

Trong 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Phước tăng 17,5% so với với cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Vân Đồn (Quảng Ninh): Sản phẩm OCOP vươn mình nhờ phát huy thế mạnh địa phương

Vân Đồn (Quảng Ninh): Sản phẩm OCOP vươn mình nhờ phát huy thế mạnh địa phương

Vân Đồn với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú từng bước khẳng định vị thế là địa phương đi đầu trong phát triển chương trình OCOP của Quảng Ninh.
Tìm đầu ra cho sản phẩm của các hợp tác xã ở Sơn La

Tìm đầu ra cho sản phẩm của các hợp tác xã ở Sơn La

Dự án “Hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững” tại tỉnh Sơn La đã và đang giúp mở rộng đầu ra cho sản phẩm của HTX.
Bình Thuận: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng trưởng tích cực trong tháng 11

Bình Thuận: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng trưởng tích cực trong tháng 11

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, tình hình hoạt động công nghiệp, thương mại, dịch vụ của tỉnh trong tháng 11/2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực.
Hà Nội: phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, kích cầu tiêu dùng

Hà Nội: phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, kích cầu tiêu dùng

Ngành công thương Hà Nội triển khai nhiều giải pháp để hướng đến phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Sơn La: Nâng cao hiệu quả chế biến nông sản

Sơn La: Nâng cao hiệu quả chế biến nông sản

Nhờ thu hút đầu tư vào chế biến nông sản, dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản Sơn La năm nay đạt 5.360 tỷ đồng, tăng hơn 8% so với năm 2023.
Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Những nỗ lực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận cho thành phố Đông Triều.
Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Sở Công Thương Hà Giang tổ chức đoàn kiểm tra nghiệm thu kết quả thực hiện đề án khuyến công tại Xín Mần và Bắc Quang.
Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Trong số 3 sản phẩm công nhận lại sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2024, tỉnh Sơn La có sản phẩm cà phê bột nguyên chất của HTX Cà phê Bích Thao.
Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Với những thành tựu đạt được, Quảng Ninh ngày càng khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư, đặc biệt là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.
Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Việc đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử là một trong những giải pháp giúp mở rộng thị trường, nâng cao giá trị nông sản của tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Theo Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đang chứng kiến một sự tăng trưởng vượt bậc của lượng khách du lịch quốc tế đến bằng đường biển.
Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quảng Ninh có nhiều lợi thế quan trọng để phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, để nâng cao hiệu quả của kinh tế biển.
Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Năm 2024, Sở Công Thương Sơn La đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại trực tiếp và trực tuyến, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một

Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một 'đại sứ du lịch'

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch tại tỉnh Quảng Ninh góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm
Quảng Ninh: Doanh nghiệp tăng tốc về đích kế hoạch năm

Quảng Ninh: Doanh nghiệp tăng tốc về đích kế hoạch năm

Quảng Ninh kiên định với mục tiêu tăng trưởng năm 2024 ở mức 2 con số, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện đang tăng tốc sản xuất nhằm hoàn thành kế hoạch.
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương tạo điều kiện khai thác tiềm năng di sản, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương tạo điều kiện khai thác tiềm năng di sản, thu hút đầu tư

Ngày 30/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Quảng Ninh: Kích cầu tiêu dùng, tăng tốc phát triển thương mại nội địa

Quảng Ninh: Kích cầu tiêu dùng, tăng tốc phát triển thương mại nội địa

Nhờ những chính sách kích cầu tiêu dùng hiệu quả, kinh tế Quảng Ninh đang có những tín hiệu tích cực, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại nội điạ.
Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử

Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử

Quảng Ninh hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ thương mại điện tử, qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động