Thứ hai 12/05/2025 22:30

Khi đích đến chính là người dân

Đồng Tâm là xã thứ 2 của huyện miền núi Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) về đích nông thôn mới (NTM). Có được kết quả này, theo lãnh đạo xã Đồng Tâm: Quan trọng nhất vẫn là người dân phải được biết, được bàn…

Dẫn chúng tôi đi trên con đường chạy qua thôn Đề Thám rộng 6 mét, trải nhựa thẳng tắp – ông Nguyễn Văn Hiếu hỷ hả: Năm 2014, xã Đồng Tâm đang trong không khí quyết liệt xây dựng NTM. Khi đó, ông Hiếu là Bí thư thôn Đề Thám. “1.200 mét đường chạy qua thôn Đề Thám lúc đó rất chật hẹp, quanh co. Đoạn rộng nhất chỉ khoảng 3 mét. Bà con di chuyển, chở nông sản khá khó khăn. Tôi đem ý tưởng mở rộng đường nói với ông Dương Văn Thể (Chủ tịch UBND xã lúc bấy giờ), ông Thể ủng hộ ngay: “Thôn cứ vận động người dân hiến đất, xã sẽ hỗ trợ phần máy ủi, máy múc”.

Cơ sở hạ tầng có nhiều chuyển biến tích cực nhờ phong trào xây dựng NTM

Được lời của lãnh đạo xã, ông Hiếu về bàn với trưởng thôn, rồi qua từng nhà nói về ý nghĩa của con đường, về sự thuận tiện nếu con đường được mở rộng, rồi khéo léo vận động các hộ dân hiến đất làm đường. Sau hai ngày vận động, từ vài hộ xung phong hiến đất đầu tiên, các hộ còn lại sở hữu đất có con đường chạy qua cũng tình nguyện hiến. Đường làm xong, thôn đẹp hơn, đường xá thông thoáng hơn, các hộ dân ai cũng nhận ra, hiến đất là việc ý nghĩa, nên làm…

Từ thôn Đề Thám, câu chuyện hiến đất làm nghĩa trang, nhà văn hóa, đường liên thôn cứ dần dần lan tỏa sang các thôn khác. Năm 2016, khi Đồng Tâm về đích NTM, tổng số đã có hơn 200 hộ tham gia hiến đất, với diện tích hiến gần 40.000 m2. Riêng nhà ông Lương Văn Ngọc là hơn 2.000 m2. “Đồng Tâm không có đất bỏ hoang, bà con tận dụng mọi diện tích để trồng cây ăn trái, chăn nuôi gà thả đồi. Đất Đồng Tâm quý lắm, nhưng do được tuyên truyền, giải thích, nên đại đa số người dân đều nhận thức được rằng xây dựng NTM người dân sẽ được hưởng những gì. Từ chỗ hiểu, người dân sẵn sàng tham gia hiến đất” – ông Dương Văn Thể - Bí thư xã Đồng Tâm chia sẻ.

Mô hình chăn nuôi gà góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo ở Đồng Tâm giảm nhanh

Tuy nhiên, để người dân hiểu đúng về NTM, không phải câu chuyện một sớm một chiều. Trước đó, ngay từ khi mới triển khai xây dựng NTM (năm 2011), lãnh đạo xã Đồng Tâm đã chủ động xuống tận các thôn, các cụm dân cư để giải thích, vận động. “Có những cuộc họp kéo dài tới 11 - 12 giờ đêm. Người dân có ý kiến, lãnh đạo xã trả lời? Người dân chưa hiểu - chúng tôi giải thích. Người dân đề xuất phương án hay, chúng tôi tiếp thu…” – ông Thể nhớ lại.

Từ những buổi họp như thế, Đồng Tâm đã cho ra Nghị quyết của HĐND xã về xây dựng NTM, Quỹ xây dựng NTM… Tất cả đều dựa trên mục tiêu xây dựng nông thôn phù hợp, thiết thực và giàu giá trị đối với người dân. Như ông Thể nói, đó là “Nguồn vốn xây dựng NTM được Nhà nước cấp còn hạn chế; trong khi người dân đại đa số vẫn nghèo. Chính vì vậy, thay vì bổ đầu hộ, chúng tôi đề cao tinh thần tương trợ: Hộ khá giả, cụm dân cư đông hỗ trợ các hộ nghèo, hoặc cụm dân cư thưa dân. Quỹ NTM dùng để tương trợ cho những cụm dân cư không đủ lực để hoàn thiện các công trình chung của ngõ, xóm…”.

Đặc biệt, để thực hiện tiêu chí môi trường, Đồng Tâm tập trung vào tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc thu gom, tập kết, xử lý rác thải. Nhờ đó, việc thu gom rác thải đã nhanh chóng đi vào nền nếp; những cơ sở gây ô nhiễm phải đóng cửa hoặc thay đổi cách thức sản xuất. Đáng ghi nhận là với việc vào cuộc tích cực của các hộ chăn nuôi gia cầm, vệ sinh môi trường chăn nuôi của Đồng Tâm đã có những chuyển biến rõ rệt nhờ áp dụng chăn nuôi gà theo phương pháp sinh học.

Đến với Đồng Tâm hôm nay, chứng kiến đời sống kinh tế - xã hội đang đổi mới từng ngày, càng hiểu hơn rằng: Khi chính quyền quyết tâm, người dân đồng lòng, khi ấy nông thôn sẽ thực sự có được “diện mạo mới, sức sống mới”.

Nguyễn Hoàng

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa