Tạo cơ chế, chính sách 'cảng mở' để 'dòng chảy' hàng hoá qua Cái Mép - Thị Vải như kỳ vọng

Để tăng 'dòng chảy' hàng hóa qua cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, cần tháo gỡ 'điểm nghẽn' về hạ tầng giao thông kết nối, thủ tục hành chính, hậu cần cảng, hải quan.
Hơn 1.414 tỉ đồng nâng cấp tuyến luồng Cái Mép-Thị Vải đón tàu trọng tải 200.000DWT Bà Rịa - Vũng Tàu: Cái Mép - Thị Vải cần những gì để trở thành cảng trung chuyển quốc tế? Thúc đẩy dòng chảy hàng hóa qua cụm cảng Cái Mép - Thị Vải

Gỡ dần những 'điểm nghẽn'

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, lượng container thông qua các bến cảng tại khu vực Cái Mép - Thị Vải rất lớn, nhưng hơn 80% lại được vận chuyển về các cảng đích tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Hàng quá cảnh chủ yếu bằng đường thủy đi Campuchia qua cửa khẩu ở An Giang, Đồng Tháp. Một số ít hàng quá cảnh được vận chuyển bằng đường bộ thông qua các cửa khẩu tại Tây Ninh. Nguyên nhân do kết nối TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An... và Bà Rịa - Vũng Tàu quá lớn.

Tạo cơ chế, chính sách 'cảng mở' để 'dòng chảy' hàng hoá qua Cái Mép - Thị Vải như kỳ vọng
Tình trạng xe ùn ứ thường thấy trên quốc lộ 51. Ảnh: ĐN

Mặt khác, tuyến quốc lộ 51 xuyên qua các khu đô thị, là tuyến có mật độ giao thông cao, giới hạn tốc độ nên việc ùn ứ, tắc nghẽn xảy ra thường xuyên, dẫn tới hệ lụy không đảm bảo năng lực vận tải hàng hóa, cản trở nguồn hàng đến cảng; mất nhiều thời gian khi đưa hàng ra, vào cảng. Những hạn chế trên dẫn tới việc phát triển của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải chưa như kỳ vọng, chưa phát huy hết tiềm năng của cụm cảng nước sâu.

Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Hoàng Hồng Giang cho rằng, cần đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thông. Bởi, khi giao thông thông suốt, hàng hóa từ vùng hạ lưu của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, hạ lưu của Campuchia, Thái Lan sẽ đổ về Cái Mép – Thị Vải.

Cũng theo ông Hoàng Hồng Giang, đối với các hãng tàu biển, hầu hết các ông chủ, các định chế tài chính, hệ sinh thái đều nằm ở TP. Hồ Chí Minh do đó cần phải cải thiện sớm việc kết nối đường bộ giữa TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

“Không có một ông chủ hàng nào đi từ TP. Hồ Chí Minh hay Đồng Nai xuống Bà Rịa – Vũng Tàu mất 2 tiếng đồng hồ đi ô tô chỉ để kiểm tra 1 lô hàng, đó là một rào cản rất lớn”, ông Giang phân tích.

Tạo cơ chế, chính sách 'cảng mở' để 'dòng chảy' hàng hoá qua Cái Mép - Thị Vải như kỳ vọng
Tàu MSC Giusy trọng tải hơn 170.000 DWT cập cảng SSIT. Ảnh: H.S

Theo chuyên gia kinh tế Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, sự phân chia giữa các cảng, dẫn đến chiều dài cầu tàu ngắn và nhỏ, thường chỉ tiếp nhận được 1 tàu có tải trọng lớn, làm giảm hiệu quả hoạt động của cảng. Đây chính là hạn chế của cụm cảng Cái Mép – Thị Vải. Do đó, phải có chính sách liên kết, sáp nhập các bến cảng để đạt quy mô lớn hơn, phát huy hơn nữa lợi thế của cảng.

Thực tế cho thấy, cụm cảng container khu vực Cái Mép gồm 6 cảng biển nằm đan xen nhau, với tổng chiều dài các bến cảng container khu vực Cái Mép - Thị Vải khoảng 5.470 m, trung bình khoảng 600 m mỗi bến. Ngoại trừ bến cảng TCTT và CMIT đang liên kết khai thác, các bến container còn lại đều đang hoạt động độc lập (về cả vị trí và hoạt động khai thác) với 12 cổng ra vào riêng biệt để kiểm tra, giám sát hải quan.

Đại tá Bùi Văn Quỳ - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Chủ tịch Hiệp hội Cảng biển Đông Nam Á cho rằng, Cái Mép – Thị Vải đang bị chia thành nhiều bến cảng nhỏ, mỗi bến cảng chỉ có chiều dài từ 300 đến 600m, trong khi tàu container cỡ lớn hiện nay dài đến 400m.

Đại tá Quỳ cho rằng, cảng Cái Mép – Thị Vải hiện nay muốn trở thành một cảng trung chuyển, tầm cỡ quốc tế mà chưa có cảng mới, thì phải làm mới cảng cũ bằng nhiều biện pháp. “Các nhà khai thác cảng trong cụm cảng Cái Mép - Thị Vải cần liên minh lại với nhau, hợp tác trở thành đối tác của nhau”, Đại tá Quỳ nói.

Sẽ có chính sách 'cảng mở' và cơ chế quản lý phù hợp

Ông Nguyễn Thanh Sang - Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, nhằm tạo thuận lợi việc vận chuyển hàng hóa qua lại giữa giữa các bến cảng container khu vực Cái Mép - Thị Vải, ngành Hải quan và các bộ, ngành liên quan đang xây dựng thông tư quy định về giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan qua lại giữa các bến cảng trong cụm cảng container khu vực Cái Mép - Thị Vải.

Theo đó, thông tư được ban hành sẽ giúp doanh nghiệp giảm thời gian, chi phí nhưng vẫn đảm bảo công tác quản lý, giám sát hàng hóa của cơ quan hải quan, thúc đẩy việc luân chuyển hàng hóa, gia tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. “Cục Hải quan tỉnh luôn cố gắng tránh thiệt hại cho doanh nghiệp về thời gian, không để hàng hóa phải chờ, tàu bè phải chờ”, ông Sang khẳng định.

Tạo cơ chế, chính sách 'cảng mở' để 'dòng chảy' hàng hoá qua Cái Mép - Thị Vải như kỳ vọng
Theo quy hoạch đến 2050, Cái Mép - Thị Vải sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế tầm cỡ châu Á và thế giới. Ảnh: Portcoast

Ông Đào Duy Tám - Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan cho rằng, quá trình rà soát, nghiên cứu nhận thấy, khái niệm ''cảng mở'' chưa được quy định tại Bộ luật Hàng hải, Luật Hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật hiện đang còn hiệu lực. Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã dự thảo tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, nghiên cứu tổng thể về chính sách 'cảng mở' và đề xuất cơ chế quản lý phù hợp.

Trên cơ sở nội dung dự thảo Thông tư đã lấy ý kiến của các Bộ, ngành, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Doanh nghiệp kinh doanh cảng có liên quan, Tổng cục Hải quan sẽ nghiên cứu, tiếp thu để sửa đổi, bổ sung quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính để có sự thống nhất trong quản lý, thực hiện giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển vận chuyển qua lại giữa các cảng trong cùng một cụm cảng tại tất cả các cảng biển trên toàn quốc theo hướng tối giản quy trình kiểm tra, đối chiếu thông tin về số lượng, số hiệu container theo khai báo và trên thực tế.

Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận kết quả do doanh nghiệp kinh doanh cảng thông báo và sử dụng một hoặc nhiều thiết bị kỹ thuật (như Hệ thống GPS, Hệ thống camera giám sát/nhận dạng, Hệ thống seal định vị điện tử) để kiểm tra, giám sát lại hoạt động, kết quả do doanh nghiệp kinh doanh cảng gửi đến.

Loại bỏ bước niêm phong hải quan (trừ trường hợp container không có niêm phong của hãng vận chuyển) để thay thế bằng việc tiếp nhận kết quả kiểm tra, đối chiếu niêm phong của hãng vận chuyển do doanh nghiệp kinh doanh cảng thực hiện.

Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ tự động cập nhật khi hàng hóa vận chuyển đi và hàng hoá vận chuyển đến trên cơ sở thông tin tiếp nhận từ doanh nghiệp kinh doanh cảng. Đồng thời, cơ quan hải quan sử dụng hệ thống và thiết bị kỹ thuật để kiểm tra, giám sát lại kết quả, hoạt động do doanh nghiệp kinh doanh cảng thực hiện.

“Trong khi chờ sửa đổi quy định pháp luật hiện hành, để giải quyết vướng mắc và tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động vận chuyển hàng hóa giữa các cảng trong bến cảng Cái Mép nhưng vẫn đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan, Tổng cục Hải quan đang nghiên cứu giải pháp về việc sử dụng chung mã cảng đối với các cảng container trong khu vực cụm cảng Cái Mép. Theo đó, thay vì mỗi cảng container có 01 mã độc lập như hiện nay, với phương án cấp 01 mã cảng dùng chung duy nhất cho toàn bộ các cảng container trong khu vực cụm cảng Cái Mép thì khi tàu đến hoặc rời cảng, người khai hải quan chỉ cần khai mã cảng đích hoặc cảng xếp dỡ hàng theo mã dùng chung đã được cấp”, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết thêm.

Nguyễn Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đồng Nai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 16,01 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 đưa ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu bền vững.
Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Tháng 8/2024, giá cà phê xuất khẩu trung bình đạt 5.293 USD/tấn, cao nhất trong lịch sử. Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê được nhận định sẽ vẫn duy trì ở mức cao
Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu hạt điều 8 tháng năm 2024 đạt 486.470 tấn, tương đương gần 2,78 tỷ USD, tăng 22,9% về lượng, tăng 21,8% về kim ngạch nhưng giảm về giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Để chinh phục được thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần nắm rõ và tận dụng tất cả những ưu đãi, chính sách trong Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm của Hoa Kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tính đến ngày 15/8/2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh đạt 38 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 130 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 130 tỷ USD

8 tháng năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 130,78 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu từ thị trường này đều tăng.
Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 8,5 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ 2023.
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam nửa cuối tháng 8/2024, dầu thô là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với 73% so với cùng kỳ, đạt 28 triệu USD.
Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Trung Quốc đã mở cửa cho trái dừa tươi của Việt Nam. Với sức tiêu thụ hơn 4 tỷ quả dừa mỗi năm, đây được cho là thị trường đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt.
Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong tháng 8/2024 đạt 5.260 USD/tấn (cao hơn 2.211 USD/tấn so với đầu năm 2024; cao hơn 2.206 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2023).
Nhập khẩu gạo tăng mạnh

Nhập khẩu gạo tăng mạnh

8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt chi ra 843 triệu USD để nhập khẩu gạo các loại, tăng mạnh 43,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Việc ký bản ghi nhớ (MOU) giữa Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Gothenburg giúp giảm chi phí logistics, giảm giá thành, tạo điều kiện cho hàng Việt vào thị trường EU.
Gỡ

Gỡ 'rào cản' để kịp 'xanh hóa' ngành logistics

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần nhanh chóng tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng, chính sách ngành logistics để bắt kịp xu thế "xanh hóa" lĩnh vực này.
Xuất nhập khẩu vượt 512 tỷ USD, xuất siêu gần 19 tỷ USD

Xuất nhập khẩu vượt 512 tỷ USD, xuất siêu gần 19 tỷ USD

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 512 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư 18,57 tỷ USD.
Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phục hồi

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phục hồi

Trung Quốc và Mỹ là 2 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá thịt trắng trên thế giới. Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 cho cả 2 thị trường này (chủ yếu là cá tra).
Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang nỗ lực triển khai các giải pháp đảm bảo lưu thông hàng hoá, thông tin liên lạc, khắc phục thiệt hại sau bão.
Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II (Kim Thành) sẽ khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh đối với người và phương tiện qua cửa khẩu kể từ 11h00 ngày 11/9.
Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tọa đàm “Phát triển hệ thống các nhà cung ứng tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ” thúc đẩy trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Các doanh nghiệp cần lưu ý những liên quan đến mã HS, thị trường xuất khẩu, cũng như các FTA mà thị trường các nước đó là thành viên.
Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào 19 mặt hàng chính. Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch 43,6 triệu USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ.
Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hạt điều của Campuchia

Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hạt điều của Campuchia

Với lượng nhập khẩu gần 786.530 tấn, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu hạt điều lớn nhất, chiếm gần 95% sản lượng hạt điều thô của Campuchia trong 7 tháng năm nay.
Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Vừa qua, Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg ký kết bản ghi nhớ về hợp tác cảng biển và logistics.
Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 3,64 triệu tấn lúa mì, tăng mạnh 18,3% về lượng nhưng giảm 6,7% về giá trị.
Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

8 tháng năm 2024, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của hoa hồi Việt Nam, đạt 301 tấn, tăng mạnh 169% so với 8 tháng năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động