Tái cơ cấu thị trường trong nước theo hướng phát triển nhanh, bền vững

Dự thảo đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 đặt ra mục tiêu tái cơ cấu thị trường trong nước theo hướng phát triển nhanh, bền vững.
Họp Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 10: Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho kinh doanh xăng dầu Phòng vệ thương mại góp phần bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước

Tổng mức bán lẻ hàng hóa bật tăng sau 2 năm đại dịch

Trong năm 2022, dịch bệnh Covid-19 trong nước đã cơ bản được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân dần hồi phục, nhu cầu hàng hóa tăng trở lại. Nguồn cung hàng hóa trong nước cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá hàng hóa không có biến động lớn, thị trường tương đối bình ổn. Riêng mặt hàng xăng dầu, để bình ổn thị trường, hạn chế tác động khi giá xăng dầu biến động tăng giảm với biên độ lớn, Bộ Công Thương đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo đảm nguồn cung cũng như phối hợp với Bộ Tài chính sử dụng hiệu quả công cụ Quỹ bình ổn giá để hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước so với mức tăng của giá thế giới.

Bộ Công Thương đánh giá, nhìn chung, giá nhiều loại hàng hoá trong nước có xu hướng tăng từ cuối Quý I và trong Quý II do ảnh hưởng của giá nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới tăng làm tăng chi phí đầu vào. Từ đầu Quý III, theo xu hướng của giá thế giới, giá nhiều loại hàng hóa đã dần ổn định trở lại.

Tái cơ cấu thị trường trong nước theo hướng phát triển nhanh, bền vững
Thị trường nội địa tăng trưởng trở lại sau 2 năm đại dịch

Thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5,679,9 ngàn tỷ đồng, tăng 19,8% so với năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15,6%. Đây là mức tăng trưởng khá cao trong những năm gần đây. Như vậy, sau hai năm liên tục giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước năm nay đã bật tăng mạnh trở lại. Điều đó cho thấy các chính sách phục hồi kinh tế sau đại dịch của nhà nước đã phát huy hiệu quả, sức mua của người dân dần khôi phục như trước thời kỳ đại dịch.

Trong đó, nhóm ngành du lịch lữ hành, dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất vì đây là những nhóm ngành bị hạn chế hoạt động nhiều trong giai đoạn dịch Covid-19. Nhóm ngành bán lẻ hàng hóa vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt như mọi năm, tập trung vào nhóm vật phẩm văn hóa giáo dục, hàng may mặc và phương tiện đi lại.

Nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, Dự thảo đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 đặt ra mục tiêu tái cơ cấu thị trường trong nước theo hướng phát triển nhanh, bền vững thị trường trong nước, kết nối liền mạch với thị trường xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo không gian thị trường cho các ngành sản xuất trong nước và nâng cao nội lực của nền kinh tế trên cơ sở mở rộng tiêu dùng nội địa gắn với phát triển thương hiệu hàng Việt Nam, khai thác lợi thế về quy mô dân số với sự gia tăng nhanh của tầng lớp trung lưu và tiêu dùng trẻ, năng động. Ưu tiên phát triển các mô hình kinh tế tiêu dùng mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế đêm, kinh tế du lịch, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, thương mại điện tử... Phấn đấu giá trị tăng thêm thương mại trong nước đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 9,0 - 9,5%/năm.

Bên cạnh đó, xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trong nước đồng bộ, hiện đại. Thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ hệ thống phân phối sang các loại hình phân phối hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa hệ thống phân phối ở vùng nông thôn, miền núi; khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp.

Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ hàng hóa phân phối qua hệ thống bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 38 - 42%; tỷ lệ hàng hóa phân phối qua các kênh thương mại điện tử chiếm khoảng 10,5-11%; tỷ trọng bán lẻ hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 85% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 15%.

Tập trung hỗ trợ hình thành và phát triển một số Tập đoàn bán buôn, bán lẻ trong nước có thương hiệu lớn và có khả năng cạnh tranh trong khu vực với hệ thống phân phối hiện đại, làm chủ hệ thống tổng kho, trung tâm logistics và nguồn cung ứng hàng hoá nhằm ổn định cung cầu, nâng cao tính cạnh tranh về giá gắn với tăng cường quản lý cạnh tranh, chống độc quyền. Khuyến khích các tập đoàn phân phối lớn của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Tăng cường kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo ổn định cung cầu, giá cả hàng hoá và nguồn gốc xuất xứ. Thực hiện nhất quán quản lý chất lượng hàng hoá lưu thông trong nước bằng các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế. Triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa tiêu dùng trong nước, ưu tiên phát triển các chuỗi cung ứng hàng nông sản thực phẩm thiết yếu.

Hình thành và phát triển các trung tâm tiêu dùng lớn

Dự thảo đề án cũng xác định, phát triển và đa dạng hóa các trung tâm tiêu dùng của cả nước theo vùng và địa bản, gắn phát triển các trung tâm mua sắm với các trung tâm du lịch, các địa bàn tập trung sản xuất công nghiệp và dịch vụ; ưu tiên phát triển thị trường vùng nông thôn, miền núi.

Đồng thời, phát triển và đa dạng hóa các trung tâm tiêu dùng của cả nước theo vùng và địa bản, gắn phát triển các trung tâm mua sắm với các trung tâm du lịch, các địa bàn tập trung sản xuất công nghiệp và dịch vụ; ưu tiên phát triển thị trường vùng nông thôn, miền núi.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh thương mại điện tử thành một kênh phân phối quan trọng, hỗ trợ tích cực trong tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nông sản, hàng công nghiệp tiêu dùng; hình thành các tập đoàn thương mại điện tử lớn, có thương hiệu quốc gia và có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Ưu tiên phát triển các chuỗi cung ứng hàng nông sản thực phẩm thiết yếu.

Phát triển thương mại điện tử thành một kênh phân phối quan trọng, hỗ trợ tích cực trong tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nông sản, hàng công nghiệp tiêu dùng; hình thành các tập đoàn thương mại điện tử lớn, có thương hiệu quốc gia và có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Ưu tiên phát triển hệ thống các sản giao dịch thương mại điện tử có kết nối quốc tế. Thu hẹp về khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển thương mại điện tử. Phấn đấu tỷ trọng doanh số thương mại điện tử B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 10% năm 2025 và 13% vào năm 2030, tốc độ tăng trưởng bình quân bán lẻ hàng hóa qua kênh thương mại điện tử tăng khoảng 20-25%.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, pháp luật về phòng vệ thương mại, quản lý cạnh tranh và bảo người tiêu dùng phù hợp với cam kết quốc tế. Tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Trung ương đến địa phương. Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại và thực hiện có hiệu quả các biện pháp về phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, lợi dụng và gian lận xuất xứ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ngành sản xuất và thị trường trong nước trong bối cảnh ngày càng gia tăng cạnh tranh từ bên ngoài.

Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng quản lý thị trường trên địa bàn cả nước. Chú trọng công tác xây dựng và phát triển lực lượng quản lý thị trường trong sạch, vững mạnh. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, các Hiệp hội để công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt hiệu quả cao nhất. Đẩy mạnh chuyển đổi số công tác quản lý thị trường.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường trong nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá cà phê xuất khẩu tăng phiên thứ 5 liên tiếp

Giá cà phê xuất khẩu tăng phiên thứ 5 liên tiếp

Đóng cửa phiên giao dịch, giá cà phê Arabica tiếp tục tăng phiên thứ 5 liên tiếp, lấy lại mốc 8.290 USD/tấn và xác lập mức cao nhất trong hơn một tuần qua.
Quý I/2025, khối lượng giao dịch hàng hóa tiếp tục tăng

Quý I/2025, khối lượng giao dịch hàng hóa tiếp tục tăng

Quý I/2025, khối lượng giao dịch liên thông với thế giới tăng 27,73% so với cùng kỳ, tăng gần 26,5% so với quý trước, đạt trung bình 6.500 tỷ đồng mỗi ngày.
Giá vàng hôm nay tăng ‘nóng’, đầu tư vàng lập kỷ lục

Giá vàng hôm nay tăng ‘nóng’, đầu tư vàng lập kỷ lục

Giá vàng hôm nay, giá vàng nhẫn, giá vàng miếng SJC tăng sốc, lên mức cao chưa từng có. Vàng miếng SJC 111 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 110,5 triệu đồng bán ra.
Thị trường hàng hoá: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

Thị trường hàng hoá: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

Khép lại phiên giao dịch, giá đậu tương mở rộng đà suy yếu trong phiên giao dịch, khép lại với mức điều chỉnh 0,55% xuống mức 380 USD/tấn.
Giá vàng tăng chóng mặt, có nên đầu tư vàng ‘lướt sóng’?

Giá vàng tăng chóng mặt, có nên đầu tư vàng ‘lướt sóng’?

Giá vàng hôm nay, giá vàng trong nước tăng phi mã, xác lập kỷ lục giá mới. Giá vàng miếng SJC tăng chóng mặt, cán mốc 108 triệu đồng/lượng bán ra.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hoá: Giá dầu thế giới phục hồi nhẹ

Thị trường hàng hoá: Giá dầu thế giới phục hồi nhẹ

Kết thúc phiên giao dịch; giá dầu Brent tăng nhẹ 0,19%, lên mốc 64,88 USD/thùng. Giá dầu WTI cũng leo lên mốc 61,53 USD/thùng, tương ứng với mức tăng 0,05%.
Cheo leo trên đỉnh, dự báo giá vàng tăng 110 triệu đồng/lượng

Cheo leo trên đỉnh, dự báo giá vàng tăng 110 triệu đồng/lượng

Một tháng, giá vàng tăng gần 12 triệu đồng/lượng. Với đà tăng này, nhiều chuyên gia dự báo, giá vàng trong nước sẽ sớm chạm mốc 110 triệu đồng/lượng.
Giá cà phê Arabica hồi phục mạnh vào phiên cuối tuần

Giá cà phê Arabica hồi phục mạnh vào phiên cuối tuần

Kết phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Arabica đã rút ngắn đà giảm của các phiên đầu tuần khi tăng 3,51%, lên mức 7.885 USD/tấn
Giá vàng tăng 6 triệu, người mua có chờ thêm ‘sóng’ lớn?

Giá vàng tăng 6 triệu, người mua có chờ thêm ‘sóng’ lớn?

Sau 1 tuần, giá vàng miếng SJC đã được điều chỉnh tăng đến 6,4 triệu đồng/lượng. Nhiều chuyên gia dự báo, giá vàng tuần tới sẽ tiếp đà tăng rất mạnh.
Giá vàng tăng cực mạnh, người dân vẫn xếp hàng mua

Giá vàng tăng cực mạnh, người dân vẫn xếp hàng mua

Giá vàng hôm nay 11/4, giá vàng tăng cao chưa từng có. Chiều nay, giá vàng giảm, song vẫn ở mức cao. Giá vàng tăng, nhiều người vẫn đi mua vàng đầu tư.
Giá xe máy Grande tháng 4/2025: Giá bán thấp hơn đề xuất

Giá xe máy Grande tháng 4/2025: Giá bán thấp hơn đề xuất

Giá xe máy Grande 2025 hôm nay ngày 11/4/2025, Yamaha Grande, giá xe Yamaha, giá lăn bánh Yamaha Grande 2025, giá xe Yamaha Grande cũ,bảng giá xe Yamaha Grande.
Giá dầu thế giới đột ngột quay đầu giảm mạnh hơn 3%

Giá dầu thế giới đột ngột quay đầu giảm mạnh hơn 3%

Giá dầu Brent giảm 3,28%, xuống mốc 63,33 USD/thùng; trong khi giá dầu WTI đã quay về gần mốc 60 USD/thùng, dừng ở mốc 60,07 USD/thùng, giảm tới 3,66%.
Giá vàng lại tăng sốc, nhà đầu tư đổ xô ‘gom vàng’

Giá vàng lại tăng sốc, nhà đầu tư đổ xô ‘gom vàng’

Giá vàng hôm nay 10/4, giá vàng tăng mạnh hơn vũ bão. Giá vàng nhẫn, giá vàng miếng SJC hôm nay thiết lập mốc lịch sử mới, cao chưa từng có.
Ngành Công Thương địa phương tăng tốc kích cầu tiêu dùng theo Chỉ thị 08

Ngành Công Thương địa phương tăng tốc kích cầu tiêu dùng theo Chỉ thị 08

Chỉ thị 08 ngày 4/4/2025 đã giao chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cho từng địa phương. Các địa phương đang nỗ lực đạt chỉ tiêu này.
Giá dầu Brent và dầu WTI đều tăng trên 4%

Giá dầu Brent và dầu WTI đều tăng trên 4%

Giá dầu Brent đạt mốc 65,48 USD/thùng, tăng 4,23%; còn giá dầu WTI đã quay trở lại trên mốc 60 USD/thùng, tăng 4,65% và dừng lại ở mốc 62,35 USD/thùng.
Tổ điều hành thị trường trong nước họp bàn giải pháp thúc tăng trưởng thị trường nội địa

Tổ điều hành thị trường trong nước họp bàn giải pháp thúc tăng trưởng thị trường nội địa

Sáng 10/4, tại Hà Nội, Tổ điều hành thị trường trong nước đã họp phiên thường kỳ quý I/2025, nhằm bàn giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng thị trường nội địa.
Giá vàng hôm nay tăng

Giá vàng hôm nay tăng 'sốc', nhảy vọt từng phút

Giá vàng hôm nay tăng mạnh bất ngờ. Đầu giờ chiều ngày 9/4, giá vàng nhẫn, giá vàng miếng tăng 3 triệu đồng, lại chạm mốc 102 triệu đồng/lượng bán ra.
Thị trường hàng hoá: Giá dầu WTI rơi dưới mức 60 USD/thùng

Thị trường hàng hoá: Giá dầu WTI rơi dưới mức 60 USD/thùng

Đóng cửa, giá dầu WTI đã rơi xuống dưới ngưỡng 60 USD/thùng, dừng lại ở mốc 59,58 USD/thùng, giảm 1,85%. Giá dầu Brent giảm 2,16%, xuống mốc 62,82 USD/thùng.
Giá vàng giảm cực mạnh, nhà đầu tư ‘khóc ròng’ vì lỗ

Giá vàng giảm cực mạnh, nhà đầu tư ‘khóc ròng’ vì lỗ

Giá vàng hôm nay giảm rất mạnh. Sau kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng giảm sâu, mất mốc 100 triệu đồng/lượng, Vàng thế giới cũng dưới 3.000 USD/ounce.
Giá cà phê Arabica “đánh mất” vùng 8.000 USD/tấn

Giá cà phê Arabica “đánh mất” vùng 8.000 USD/tấn

Khép lại phiên giao dịch, giá cà phê Arabica giảm gần 6% về mức 7.601 USD/tấn, giá cà phê Robusta giảm hơn 6,1% về mức 4.796 USD/tấn.
Giá vàng tăng "sốc" hay giảm sâu sau kỳ nghỉ lễ?

Giá vàng tăng "sốc" hay giảm sâu sau kỳ nghỉ lễ?

Giá vàng hôm nay 7/4, trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025, giá vàng nhẫn, giá vàng miếng biến giảm nhẹ. Dù vậy, giá vàng bán ra vẫn trên 100 triệu đồng.
FASO Việt Nam ra mắt “nước gạo không đường” của Dr.Chung’s Food

FASO Việt Nam ra mắt “nước gạo không đường” của Dr.Chung’s Food

Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, FASO Việt Nam vừa cho ra mắt "Nước gạo không đường Hàn Quốc" và được khách hàng yêu thích.
Giá bạc giảm 16%, rơi khỏi vùng 34 USD/ounce

Giá bạc giảm 16%, rơi khỏi vùng 34 USD/ounce

Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/4, giá bạc giảm mạnh 16% xuống còn 29,23 USD/ounce, trong khi bạch kim mất 7,7%, lùi về mức 902 USD/ounce.
Giá vàng giảm mạnh, liệu

Giá vàng giảm mạnh, liệu 'cơn sóng' vàng đã 'rút lui'?

Giá vàng hôm nay, thị trường vàng trong nước và quốc tế ngày 6/4 sụt giảm mạnh, đánh dấu sự kết thúc của chuỗi tăng giá vàng kéo dài nhiều tuần qua.
Giá ‘chát, người Hà thành vẫn ‘rút ví’ mua hoa loa kèn

Giá ‘chát, người Hà thành vẫn ‘rút ví’ mua hoa loa kèn

Tại Hà Nội, giá hoa loa kèn đầu mùa tăng mạnh nhưng thị trường mua bán đang diễn ra hết sức nhộn nhịp từ chợ truyền thống đến online.
Mobile VerionPhiên bản di động