Tái cơ cấu ngành Công Thương: Tập trung 5 nhóm định hướng chiến lược

Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 là nước công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao.
Tái cơ cấu ngành Công Thương thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Chính thức phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030

Động lực cho tăng trưởng kinh tế

Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28/02/2023. Đề án đặt mục tiêu tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh; Tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất mô hình tăng trưởng của ngành Công Thương cùng một mô hình quản trị nhà nước năng động, hiệu quả, hiện đại và có tính thích ứng cao để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững; Phấn đấu đến năm 2030 là nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao.

Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 là nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao
Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 là nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao

Theo Vụ Tài chính - Kế hoạch (Bộ Công Thương), thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, ngành Công Thương đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng, là động lực cho tăng trưởng kinh tế và có những đóng góp quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ.

Báo cáo Vụ Tài chính - Kế hoạch nêu, Việt Nam dần trở thành một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo của thế giới và thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp trung bình cao toàn cầu (thứ 34 vào năm 2020, theo UNIDO).

Thương mại quốc tế với đóng góp tích cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở rộng không gian và động lực tăng trưởng xuất khẩu với vị thế là nền kinh tế có quy mô xuất khẩu xếp thứ 17 thế giới về xuất khẩu mặt hàng chế biến, chế tạo (năm 2020, theo UNIDO) với một số ngành đã hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu như điện tử, dệt may, da giày.....

Đáng chú ý, thị trường trong nước ngày càng mở rộng và dần trở thành trụ đỡ quan trọng, đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử.

Ngành năng lượng phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực, từng bước chuyển dịch theo hướng thị trường cạnh tranh và xanh hóa ngành với sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo.

Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo về tiếp cận thực hiện tái cơ cấu ngành; 5 mục tiêu cụ thể; 5 nhóm nhiệm vụ; 5 nhóm giải pháp để thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương trên 5 ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách là: công nghiệp, năng lượng, xuất nhập khẩu, thị trường trong nước và hội nhập quốc tế về kinh tế. Đồng thời, Chính phủ cũng phân công cho các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty và địa phương tổ chức thực hiện kèm theo bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá kết quả thực hiện.

5 nhóm định hướng chiến lược phát triển ngành Công Thương

Đối với Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương, Bộ Công Thương được giao là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá và tổng kết kết quả thực hiện Đề án.

Bên cạnh đó, một số định hướng chiến lược lớn của đề án tập trung vào 05 nhóm định hướng chiến lược lớn về phát triển ngành Công Thương trong giai đoạn tới 2030.

Một là, xác định các động lực tăng trưởng mới của ngành Công Thương, tăng cường sức chống chịu trước các cú sốc bên ngoài và khai thác có hiệu quả quá trình hội nhập.

Cụ thể về phát triển công nghiệp, trọng tâm ưu tiên là phát triển công nghiệp nền tảng, công nghiệp hỗ trợ để làm chủ khu vực sản xuất, đặc biệt là tư liệu cho các ngành công nghiệp xuất khẩu và nâng cao năng lực tự chủ về sản xuất; Phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá nhằm hình thành năng lực sản xuất mới gắn với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có quy mô xuất khẩu lớn như dệt may, da giầy, điện tử, đồ gỗ, nông thủy sản.

Về phát triển thị trường, phát triển nhanh, bền vững thị trường trong nước kết nối liền mạch với thị trường xuất nhập khẩu. Phát huy thế mạnh của thị trường trong nước để củng cố nội lực là yếu tố quyết định gắn với mở rộng thị trường bên ngoài, trong đó, xác định thương mại số, thương mại điện tử là động lực tăng trưởng quan trọng của kinh tế số. Đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, chú trọng phát triển xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới, hệ thống phân phối nước ngoài và đẩy mạnh phát triển thương hiệu hàng Việt Nam, gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng chế biến sâu, công nghệ cao và tỷ lệ nội địa hóa lớn…

Về hội nhập quốc tế về kinh tế, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế gắn với thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng củng cố các nền tảng kinh tế vĩ mô, tăng cường nội lực của nền kinh tế, nâng cao khả năng tham gia của Việt Nam vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Hai là, chú trọng nâng cấp và phát triển các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành dựa trên các lợi thế so sánh ở cấp độ quốc gia, vùng và địa phương để nâng cao giá trị gia tăng, tăng cường năng lực tự chủ của ngành Công Thương.

Tập trung phát triển hoàn chỉnh hệ thống sản xuất công nghiệp trong nước thông qua việc nâng cấp và phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp, tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa. Chú trọng nội địa hóa chuỗi cung ứng các ngành công nghiệp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tăng cường tính tự chủ của ngành. Cơ cấu lại không gian lãnh thổ phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hình thành hệ thống cụm liên kết các ngành công nghiệp chuyên môn hóa và các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao theo lợi thế của các địa phương tại một số vùng, địa bàn trọng điểm. Phát triển và nâng cấp lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành công nghiệp xuất khẩu có sức cạnh tranh quốc tế.

Trong ngành năng lượng, phát triển chuỗi cung ứng ngành dầu khí một cách đồng bộ, hoàn chỉnh có tính kết nối cao 4 lĩnh vực cốt lõi, gồm: tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; công nghiệp khí; chế biến dầu khí; vận chuyển, tồn trữ và phân phối sản phẩm dầu mỏ. Phát triển chuỗi cung ứng ngành điện theo hướng đồng bộ hóa từ khâu phát triển nguồn điện, phát điện, truyền tải đến phân phối đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống điện và thị trường điện.

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cấp và phát triển hoàn chỉnh hệ sinh thái xuất nhập khẩu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển đồng bộ và hiệu quả hệ thống hạ tầng logictics phục vụ xuất nhập khẩu nhằm tối ưu hóa kết nối sản xuất và thương mại, đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và logistics của khu vực.

Ba là, hình thành hệ thống các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có thương hiệu và có năng lực cạnh tranh toàn cầu gắn với tăng cường quản lý cạnh tranh, chống độc quyền.

Chú trọng hình thành một số tập đoàn công nghiệp đa quốc gia của Việt Nam có thương hiệu, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong một số ngành công nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, đóng vai trò dẫn dắt phát triển Ngành;

Trong thương mạị, hình thành được hệ thống các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, có năng lực cạnh tranh và thương hiệu toàn cầu; Phát triển một số tập đoàn bán lẻ trong nước có thương hiệu lớn và có khả năng cạnh tranh trong khu vực với hệ thống phân phối hiện đại, làm chủ hệ thống tổng kho, trung tâm logistics và nguồn cung ứng hàng hóa, có vai trò nòng cốt, dẫn dắt thị trường để định hướng sản xuất và tiêu dùng, chiếm lĩnh phần lớn quy mô thị trường bán lẻ.

Bốn là, tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng trong sản xuất, xuất khẩu và sức cạnh tranh của ngành Công Thương.

Năm là, xanh hóa ngành Công Thương, thực hiện phát triển bền vững: Chú trọng phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp môi trường. Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường và xanh hóa công nghiệp; đảm bảo sản xuất, phân phối và sử dụng năng lượng và nguyên liệu đầu vào là tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hiệu quả; thúc đẩy tiêu dùng xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn.

Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 đặt ra 5 mục tiêu:

Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm; Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030; Đảm bảo cân đối cung cầu về năng lượng với tỷ lệ tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP giảm 1 - 1,5%/năm; Duy trì thặng dư cán cân thương mại với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn cao hơn nhập khẩu và tăng bình quân khoảng 6 - 8%/năm; Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 13,0 - 13,5%/năm.

Trần Hoàn - Vụ Tài chính & Kế hoạch
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thừa Thiên Huế: Nhân viên cây xăng 4 lần cứu người “thoát cửa tử” trong gang tấc

Thừa Thiên Huế: Nhân viên cây xăng 4 lần cứu người “thoát cửa tử” trong gang tấc

Đó là anh Trần Minh Đăng, nhân viên cửa hàng xăng dầu số 5, thuộc Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế với 4 lần dũng cảm cứu nhiều người “thoát cửa tử”.
Ngày này năm xưa 7/6: Phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Ngày này năm xưa 7/6: Phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Ngày này năm xưa 7/6, Chính phủ Phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; ban hành Quy chế làm việc của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).
Ngành phân bón khó khăn: Làm sao để hết cảnh "người vui kẻ buồn"?

Ngành phân bón khó khăn: Làm sao để hết cảnh "người vui kẻ buồn"?

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá phân bón xuống rất thấp, doanh nghiệp sản xuất ngành phân bón gặp khó khăn, nhưng người nông dân lại giảm bớt được gánh nặng.
Tái cơ cấu ngành Công Thương, hiện thực khát vọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Tái cơ cấu ngành Công Thương, hiện thực khát vọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Để thúc đẩy tái cơ cấu ngành Công Thương, thời gian tới chúng ta phải làm chủ được công nghệ, mạnh về tài chính, từng bước tự chủ nền kinh tế.
Ngày này năm xưa 6/6: Quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

Ngày này năm xưa 6/6: Quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

Ngày này năm xưa 6/6/2022, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Nguyên nhân nào khiến ngành công nghiệp chủ lực bị sụt giảm?

Thừa Thiên Huế: Nguyên nhân nào khiến ngành công nghiệp chủ lực bị sụt giảm?

Chỉ số sản xuất công nghiệp Thừa Thiên Huế 5 tháng đầu năm 2023 tăng 0,3% so với cùng kỳ, nhưng nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp chủ lực của tỉnh sụt giảm.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần được chủ động thực hiện kịp thời

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần được chủ động thực hiện kịp thời

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đang được thảo luận và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV đang diễn ra.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 27): Bước giá và Biên độ dao động giá

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 27): Bước giá và Biên độ dao động giá

Bước giá và Biên độ dao động giá là hai thuật ngữ quan trọng trong giao dịch hàng hóa nhưng còn khá mới mẻ với các nhà đầu tư tại Việt Nam.
Lào Cai: Điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Trường Giang làm Phó Giám đốc Sở Công Thương

Lào Cai: Điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Trường Giang làm Phó Giám đốc Sở Công Thương

Sáng 5/6, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh
Nguyễn Quốc Hùng với những “sáng kiến nhỏ, hiệu quả cao”

Nguyễn Quốc Hùng với những “sáng kiến nhỏ, hiệu quả cao”

30 năm công tác tại Truyền tải điện Đắk Lắk công nhân Nguyễn Quốc Hùng đã có nhiều sáng kiến mang lại lợi ích kinh tế, nâng cao năng suất lao động.
Ngày này năm xưa 5/6: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Ngày này năm xưa 5/6: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Ngày này năm xưa 5/6: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước; Bộ Thương mại ban hành Thông tư hướng dẫn cấp VISA hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
Đinh Văn Thảo với những sáng kiến tiền tỷ cho ngành truyền tải điện

Đinh Văn Thảo với những sáng kiến tiền tỷ cho ngành truyền tải điện

Đinh Văn Thảo - công nhân Đội Truyền tải điện Krông Nô (Truyền tải điện Đắk Nông) được gọi là cây sáng kiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho ngành điện.
Trang web giả mạo loan tin lịch cắt điện ở Quảng Ninh: Trò lừa đảo cần nghiêm trị

Trang web giả mạo loan tin lịch cắt điện ở Quảng Ninh: Trò lừa đảo cần nghiêm trị

Thời gian qua đã xảy ra các vụ việc giả mạo website, tài khoản mạng xã hội của cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp đã gây hoang mang dư luận.
Xuất nhập khẩu bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng mới

Xuất nhập khẩu bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng mới

Xuất nhập khẩu của Việt Nam 5 tháng đầu năm đã tìm lại đà tăng trưởng báo hiệu những sự hồi phục mới đáng khích lệ cho quý II/2023.
Ngày này năm xưa 4/6: Thành lập Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội

Ngày này năm xưa 4/6: Thành lập Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội

Ngày này năm xưa 4/6: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 769/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội.
Vùng Nam Trung bộ: Doanh nghiệp mong muốn gì để xuất khẩu nông, lâm thủy sản thành công?

Vùng Nam Trung bộ: Doanh nghiệp mong muốn gì để xuất khẩu nông, lâm thủy sản thành công?

Các doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm thủy sản vùng Nam Trung bộ đã đề xuất nhiều giải pháp căn cơ để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
Ngày này năm xưa 3/6: Ngày truyền thống ngành Công nghiệp Việt Nam

Ngày này năm xưa 3/6: Ngày truyền thống ngành Công nghiệp Việt Nam

Ngày này năm xưa – Ngày 3/6/2005, Chính phủ ban hành Quyết định số 459/QĐ-TTg về ngày truyền thống ngành Công nghiệp Việt Nam.
Nghịch lý xuất khẩu gạo tăng giá kỷ lục, sao doanh nghiệp thua lỗ?

Nghịch lý xuất khẩu gạo tăng giá kỷ lục, sao doanh nghiệp thua lỗ?

Xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt mức tăng giá kỷ lục song doanh nghiệp ngành này lại đang trong tình trạng từ giảm lãi đến thua lỗ.
Ngày này năm xưa 2/6: Thủ tướng ban hành Chỉ thị tiết kiệm trong sử dụng điện

Ngày này năm xưa 2/6: Thủ tướng ban hành Chỉ thị tiết kiệm trong sử dụng điện

Ngày này năm xưa 2/6, Thủ tướng ban hành Chỉ thị tiết kiệm trong sử dụng điện, Quốc hội khóa VI quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nỗ lực duy trì động lực tăng trưởng kinh tế năm 2023

Nỗ lực duy trì động lực tăng trưởng kinh tế năm 2023

Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng chậm lại do sự suy giảm các động lực tăng trưởng từ khu vực kinh tế tư nhân, khu vực FDI và đầu tư công.
Ngày này năm xưa 1/6: Bộ Công Thương ban hành Danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”

Ngày này năm xưa 1/6: Bộ Công Thương ban hành Danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”

Ngày này năm xưa - Ngày 1/6/2010, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2879/QĐ-BCT về việc phê duyệt và ban hành Danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”.
Xử lý các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp: Trách nhiệm, công khai và minh bạch

Xử lý các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp: Trách nhiệm, công khai và minh bạch

EVN công khai các thủ tục pháp lý còn thiếu trong hồ sơ của các chủ dự án điện tái tạo chuyển tiếp. Đây là động thái công khai, công bằng, minh bạch.
Bản tin gỡ khó của EVN và bài học "việc hôm nay chớ để ngày mai"

Bản tin gỡ khó của EVN và bài học "việc hôm nay chớ để ngày mai"

Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công khai, minh bạch quá trình đàm phán với chủ đầu tư các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp.
Ngày này năm xưa 31/5: Ký thỏa thuận song phương Việt Nam - Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập WTO

Ngày này năm xưa 31/5: Ký thỏa thuận song phương Việt Nam - Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập WTO

Ngày này năm xưa 31/5: Chính thức ký thỏa thuận song phương Việt Nam - Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập WTO; Ngày Thế giới không thuốc lá.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động