Tái cơ cấu ngành Công Thương thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế

Tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành.
Năm 2023: Bộ Công Thương triển khai tích cực đề án tái cơ cấu ngành Công Thương Tái cơ cấu thị trường trong nước theo hướng phát triển nhanh, bền vững

Mục tiêu giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân 8,5%/năm

Theo Tờ trình của Bộ Công Thương về Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến 2030 gửi Chính phủ, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030.

Tái cơ cấu ngành Công Thương thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
Tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành

Về tái cơ cấu ngành công nghiệp với mục tiêu kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và lợi thế thương mại để tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, giá trị gia tăng nội địa của sản phẩm. Phấn đấu tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân 8,5-9%/năm.

Tờ trình cũng nêu cụ thể, tập trung phát triển hoàn chỉnh hệ thống sản xuất công nghiệp trong nước thông qua việc nâng cấp và phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp. Chú trọng nội địa hoá chuỗi cung ứng các ngành công nghiệp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tăng cường tính tự chủ, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Xanh hóa các ngành công nghiệp, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên và năng lượng trong các ngành công nghiệp.

Đáng chú ý, chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp từ các ngành thâm dụng tài nguyên, lao động sang các ngành thâm dụng vốn và công nghệ, các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp các bon thấp; từ các công đoạn có giá trị gia tăng thấp lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực.

Phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP khoảng 30% với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 9-10%/năm; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%”- Tờ trình khẳng định.

Phát triển các ngành công nghiệp nền tảng nhằm xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, hiện đại, đảm bảo năng lực tự chủ, đáp ứng cơ bản nhu cầu về tư liệu sản xuất của nền kinh tế và nâng cao vị thế của một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp toàn cầu. Trong đó, tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm hỗ trợ, ưu tiên phát triển các ngành: công nghiệp cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất, vật liệu, công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

Hình thành và phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp tập trung thành các tổ hợp sản xuất hoàn chỉnh quy mô lớn, có tính chuyên môn hóa cao theo chuỗi giá trị trong các lĩnh vực như: luyện kim, hoá chất, cơ khí chế tạo.... theo hướng công nghiệp sinh thái với việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trên cơ sở đó chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa sản phẩm của ngành công nghiệp nền tảng, đảm bảo cung ứng cho nhu cầu thị trường trong nước. Phát triển các sản phẩm thép hợp kim, thép chế tạo; các sản phẩm hóa dầu, hóa chất cơ bản, phân bón, cao su kỹ thuật, hóa dược, hóa chất tiêu dùng..

Ưu tiên công nghiệp chế biến chế tạo có lợi thế xuất khẩu

Bộ Công Thương nhìn nhận, giai đoạn tiếp theo ngành công nghiệp tiếp tục phát triển và nâng cấp lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu nhằm nâng cao sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu như dệt may, da giày, điện tử, thực phẩm... gắn với tăng cường cải tiến quy trình và công nghệ sản xuất thông minh, tự động hóa.

Mở rộng quy mô phát triển để khai thác có hiệu quả tiềm năng thị trường xuất khẩu gắn liền với việc nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên, vật liệu và năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính.

Tăng cường tiếp cận nguyên liệu đầu vào chất lượng cao hơn và nâng cao năng lực cho các dịch vụ hỗ trợ như tìm nguồn cung ứng, thiết kế, phát triển sản phẩm và tiếp thị mang lại cơ hội chuyển sang các phân khúc có giá trị tăng lớn hơn trong chuỗi giá trị đối với ngành dệt may, da giày.

Cần chú trọng tăng cường liên kết giữa các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp trong nước trong ngành công nghiệp điện tử nhằm thực hiện chuyển giao công nghệ và năng lực quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh; tập trung nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trong nước về quản lý và kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng để kết nối tốt hơn với các doanh nghiệp FDI, từng bước tham gia vào quá trình thiết kế và sản xuất linh kiện của ngành.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm phục vụ các ngành công nghiệp xuất khẩu lớn như: điện tử, ô tô, dệt may, da giày, cơ khí, công nghệ cao...Đồng thời tăng cường khả năng đáp ứng các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ trong các hiện định thương mại tự do (FTA). Phấn đấu đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70% nhu cầu sản xuất trong nước.

Tăng cường kết nối giữa các nhà cung cấp trong nước với các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam nhằm tăng cường khả năng tham gia mạng lưới sản xuất trong nước và toàn cầu của các doanh nghiệp nội địa. Phấn đấu đến năm 2030, có khoảng 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia.

Theo Bộ Công Thương, cần tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biển về chất mô hình tăng trưởng của ngành Công Thương cùng một mô hình quản trị nhà nước năng động, hiệu quả, hiện đại và có tính thích ứng cao để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2030 là nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao.

Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất nhằm hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp trong thời gian sớm.
Bộ Công Thương: Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp

Bộ Công Thương: Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp

Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý, sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp miền Trung và phía Nam.
Bình Thuận: Sở Công Thương hỗ trợ gỡ khó cho cụm công nghiệp Hầm Sỏi - Võ Xu

Bình Thuận: Sở Công Thương hỗ trợ gỡ khó cho cụm công nghiệp Hầm Sỏi - Võ Xu

Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động kêu gọi nhà đầu tư hạ tầng vào cụm công nghiệp Hầm Sỏi - Võ Xu.
Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Sáng ngày 5/11, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã tổ chức hội thảo về tư vấn nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã bao bì và đóng gói sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

10 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của Nam Định tăng 14,71% so với cùng kỳ năm trước, đây mức tăng cao nhất từ năm 2019 đến nay.

Tin cùng chuyên mục

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh

Với nỗ lực trong nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Cơ khí đã tích cực tham gia vào chuỗi hoạt động chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh.
PMI Việt Nam tăng trưởng trở lại, tạo lực đẩy cho sản xuất công nghiệp tăng tốc cuối năm

PMI Việt Nam tăng trưởng trở lại, tạo lực đẩy cho sản xuất công nghiệp tăng tốc cuối năm

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) sản xuất Việt Nam đã tăng lên 51,2 điểm trong tháng 10, theo đó tạo lực đẩy cho sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm.
TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp thiết lập hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn

TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp thiết lập hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn

TP. Hồ Chí Minh đang kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn và các tỉnh thành lân cận thiết lập hệ sinh thái cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Theo PGS, TS Nguyễn Mại, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, thay vì ngồi "kêu ca", "than vãn", hãy suy nghĩ để tìm ra những phương pháp hợp tác mới.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Cơ hội, thách thức với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử đang đan xen, vì thế doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội…
Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành nam châm vĩnh cửu, đất hiếm

Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành nam châm vĩnh cửu, đất hiếm

Việt Nam khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng nam châm đất hiếm nhờ tài nguyên dồi dào và chính sách thuận lợi cho điện tử và năng lượng tái tạo.
Cần cơ chế đột phá phát triển ngành công nghiệp hoá dược

Cần cơ chế đột phá phát triển ngành công nghiệp hoá dược

Ngành công nghiệp hóa dược là ngành có khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, có tác động lan toả đến các ngành kinh tế khác.
igus® mang đến giải pháp bền vững cho phòng sạch và tự động hóa tại triển lãm VIMF Bắc Ninh 2024

igus® mang đến giải pháp bền vững cho phòng sạch và tự động hóa tại triển lãm VIMF Bắc Ninh 2024

igus®, công ty hàng đầu trong lĩnh vực nhựa chuyển động và tự động hóa sẽ tham gia Triển lãm Công nghiệp Quốc tế VIMF Bắc Ninh 2024 từ ngày 6-8/11/2024
Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Chiều 30/10, đoàn doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (Trung Quốc) đã thăm và làm việc tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP).
Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Liên quan đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng ngành hóa chất Việt Nam đang phát triển dưới tiềm năng.
Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất lạc quan về đích năm 2024 vượt 40% kế hoạch

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất lạc quan về đích năm 2024 vượt 40% kế hoạch

Nhiều doanh nghiệp sản xuất tại TP. Đà Nẵng cho biết chắc chắn sẽ đạt kế hoạch năm 2024, thậm chí có doanh nghiệp lạc quan sẽ vượt tới 40 - 50% kế hoạch.
Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Từ ngày 11 - 13/12/2024, Triển lãm ASEAN Ceramics & ASEAN Stone 2024 (tương lai của ngành gốm sứ và đá tự nhiên Đông Nam Á) sẽ được tổ chức tại TP.HCM.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho công nghiệp chế tạo tự chủ sản xuất

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho công nghiệp chế tạo tự chủ sản xuất

Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo đòn bẩy cho công nghiệp đường sắt, từ đó lan toả, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo.
Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).
Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Xanh hóa sản xuất là đòi hỏi bắt buộc hiện nay, tuy nhiên đáp ứng là điều khó khi doanh nghiệp da giày trong nước còn gặp nhiều thách thức.
Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Bộ Công Thương ban hành công văn gửi đơn vị liên quan về việc lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ về khuyến công.
Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương có đủ năng lực làm tổng thầu cho một số dây chuyền thiết bị toàn bộ cho các ngành công nghiệp quan trọng của đất nước.
Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
Ứng phó sự cố hóa chất: Bài học kinh nghiệm từ diễn tập thực binh

Ứng phó sự cố hóa chất: Bài học kinh nghiệm từ diễn tập thực binh

Việc diễn tập thực binh ứng phó sự cố hóa chất sẽ giúp các đơn vị kinh doanh hóa chất, địa phương chủ động, linh hoạt để ứng phó khi sự cố xảy ra.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động