Sẽ rà soát, siết chặt quản lý, hạn chế tiêu cực của thuỷ điện nhỏ và vừa

Trước các ý kiến đại biểu Quốc hội về việc kiểm tra, rà soát các thuỷ điện nhỏ và vừa tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã cung cấp thêm thông tin, tiếp thu và đưa ra định hướng thực hiện trong thời gian tới.
Thủy điện góp phần quan trọng về phát điện, làm chậm lũ và cấp nước cho hạ du Thiên tai, thuỷ điện, rừng: Không nên nhìn vấn đề một cách cực đoan Lũ lụt mà đổ lỗi cho thuỷ điện là không khách quan "Mưa to hàng nghìn mm, cả cánh rừng bạt ngàn cũng phải sạt, đừng có đổ cho thủy điện"!

Sẽ rà soát, siết chặt quản lý, hạn chế tiêu cực của thuỷ điện nhỏ và vừa

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại phiên thảo luận chiều 4/11

Đề xuất rà soát các dự án thủy điện nhỏ và vừa

Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) cho rằng, thiên tai bão lụt ở miền Trung thời gian qua có liên quan đến diện tích rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị thu hẹp, đòi hỏi việc trồng rừng tái sinh cần được triển khai ngay, giảm nhẹ thiệt hại do mưa lũ gây ra; bởi có rừng sẽ giữ được nguồn nước, giảm nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất.

Bà Nguyễn Thị Xuân cũng đề nghị Chính phủ bố trí vốn cho rừng trồng tái sinh, đồng thời đánh giá lại việc đầu tư các dự án thủy điện vừa và nhỏ tại các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và các tỉnh miền núi phía Bắc; cân nhắc loại bỏ các dự án thủy điện vừa và nhỏ không hiệu quả, thiếu tính khả thi ra khỏi Quy hoạch điện đến năm 2030. Tiếp tục đánh giá hiệu quả của các dự án thủy điện nhỏ và vừa trong cả nước để có quy hoạch phát triển điện hiệu quả bền vững; Quốc hội cũng cần có chuyên đề giám sát việc trồng rừng thay thế của các dự án xây dựng hồ đập và thủy điện trong những năm qua.

Cùng quan điểm này, đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) đề nghị Chính phủ rà soát lại toàn bộ hệ thống hồ đập, các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên cả nước, đánh giá tác động của các dự án này như thế nào đến môi trường. Từ đó có giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập và có thông tin rộng rãi để nhân dân yên tâm.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cho rằng, thủy điện không làm tăng lũ nhưng thủy điện làm mất rừng là tác nhân khiến lũ dữ dội hơn và tàn phá nặng nề hơn. Do đó, Chính phủ cần kiên quyết chỉ đạo tổng rà soát, đánh giá đầy đủ trực trạng rừng hiện nay, đặc biệt chất lượng rừng; tình hình thực hiện các dự án thủy điện nhỏ, nhất là ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên để có giải pháp căn cơ và lâu dài. Đồng thời đề nghị Quốc hội tăng cường các cuộc giám sát tối cao để có các quyết sách mạnh mẽ về mục tiêu, giải pháp, nhất là kiên quyết dừng, loại bỏ các dự án không hiệu quả, không đảm bảo an toàn, làm ảnh hưởng đến rừng, đặc biệt là diện tích rừng đầu nguồn, rừng tự nhiên, tác động đến chế độ dòng chảy, dòng chảy tự nhiên, môi trường và đời sống người dân.

Đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá) đề nghị Chính phủ giao Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ xem xét đầu tư các công cụ quan sát, đo đếm các chỉ báo cần thiết để vận hành hiệu quả, an toàn hồ đập. Các bộ, địa phương liên quan và chủ đập cũng cần xây dựng hoàn chỉnh bản đồ ngập lụt vùng hạ du, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cắm chỉ giới quản lý để xác định mức độ ngập lụt.

Để đảm bảo an toàn hồ đập trong thời gian tới, đại biểu Leo Thị Lịch (Bắc Giang) đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập chứa nước. Hàng năm, Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung các Nghị định, Thông tư liên quan đến các luật, như Luật tài nguyên, Luật Thủy lợi, Luật Đê điều, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai…, tạo hành lang pháp lý để tổ chức, cá nhân vận hành và các địa phương triển khai thực hiện. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu thực tế trong quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi, quy hoạch hồ chưa nước và phải coi nguồn nước ngọt là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, cần được bảo vệ và tích trữ an toàn và chất lượng.

Sẽ rà soát, siết chặt quản lý, hạn chế tiêu cực của thuỷ điện nhỏ và vừa
Sẽ rà soát, siết chặt quản lý, hạn chế tiêu cực của thuỷ điện nhỏ và vừa (Ảnh minh hoạ)

Siết chặt quản lý thuỷ điện nhỏ và vừa

Phát biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chia sẻ những thiệt hại, tổn thất mà nhân dân các địa phương, chiến sĩ quân đội đã phải gánh chịu trọng thời gian vừa qua do bão, lũ, thiên tai gây ra.

Liên quan đến vấn đề thuỷ điện, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, hiện cả nước có 429 đập thủy điện và các công trình thủy điện ở các mô khác nhau với dung tích trữ nước khoảng 56 tỷ m3 và công suất khoảng 20.000 MW, chiếm 37 % công suất toàn hệ thống. Đây là một nguồn năng lượng rất quan trọng phục vụ cho nhu cầu về năng lượng của đất nước trong phát triển kinh tế xã hội cũng như sinh hoạt của nhân dân.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, hiện nay chúng ta đang phụ thuộc rất nhiều năng lượng nhập khẩu, năng lượng sơ cấp của chúng ta đã gần hết, tức là từ nguồn thủy điện là một nguồn năng lượng tái tạo rất quan trọng và có mức độ ô nhiễm ít và độ phát thải gần như không có. Chính vì vậy việc quản lý và khai thác được nguồn năng lượng tái tạo này như thế nào để đảm bảo giảm thiểu những tác động đến môi trường và phát huy tối đa hiệu quả là một nhiệm vụ rất quan trọng của đất nước.

Bộ trưởng nhận định, bên cạnh những mặt tích cực cũng có cả những mặt hạn chế, điều này tùy thuộc vào chính sách và quản lý.

Phân tích rõ hơn, Bộ trưởng khẳng định: Nguồn thủy điện vẫn có cơ cấu và đóng góp quan trọng cho đất nước. Cụ thể, hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đóng góp về sản lượng điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Đặc biệt, ngoài chức năng phát điện, các hồ chứa thuỷ điện còn có tác dụng tích nước và tùy thuộc vào công suất nó có thể cắt giảm và điều tiết lũ cũng như phục vụ cho nhu cầu phát triển khác. Tuy nhiên, không phủ nhận những tác động tiêu cực do thủy điện gây ra và tùy thuộc vào cách thức của con người trong khai thác những nguồn tài nguyên thiên nhiên.

“Vì vậy, từ lâu thủy điện đã được sự quan tâm đặc biệt của Quốc hội, của Chính phủ trong hàng loạt các cuộc giám sát cũng như các yêu cầu cụ thể, đặc biệt là từ sau Nghị quyết 62 của Quốc hội ban hành vào cuối năm 2013 và sau đó ra Nghị quyết 11 của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết số 62 của Quốc hội. Công tác về phát triển thủy điện nói chung cũng như là quản lý về an toàn của đập, hồ thủy điện và sự vận hành của các công trình thủy điện đã được đảm bảo” – Bộ trưởng nói và cho biết, trong giai đoạn này, hàng năm đều có các cuộc kiểm tra, giám sát và báo cáo đầy đủ theo tinh thần chỉ đạo của Quốc hội về (1) An toàn của đập, hồ thủy điện; (2) Công tác vận hành, phòng chống lụt bão, thiên tai của hệ thống thủy điện tại địa phương; (3) Thực hiện chức năng quản lý, kiểm soát thuỷ điện, không cho phép xâm dụng vào rừng tự nhiên.

Từ năm 2016 đến nay, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành là tuyệt đối không bổ sung bất kỳ một dự án thủy điện có sử dụng đến các diện tích đất rừng. Diện tích chiếm đất (tất cả các loại) các dự án được bổ sung quy hoạch đã giảm đạt khoảng 1,9ha/1MW so với quy định tại Thông tư 43 là dưới 10h/1MW. Điều đó chứng tỏ chúng ta đã thực thi một chính sách một cách rất chặt chẽ và nghiêm túc, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Quốc hội, Nghị quyết.

Thực hiện chỉ đạo của Quốc hội trong việc xem xét, đánh giá hiệu quả của các dự án thuỷ điện, nhất là thủy điện nhỏ và vừa, trong giai đoạn vừa qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành đã đưa ra khỏi quy hoạch 479 dự án; gần 8 dự án thủy điện bậc thang; loại bỏ 213 điểm tiềm năng cho phát triển thủy điện.

Sẽ rà soát, siết chặt quản lý, hạn chế tiêu cực của thuỷ điện nhỏ và vừa
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí

Liên quan đến vận hành của các đập thủy điện và an toàn hồ, đập, hiện có hàng loạt các công cụ pháp lý từ Luật Xây dựng, Luật bảo vệ tài nguyên nước, Luật Môi trường, Luật Điện lực và Luật Phòng, chống thiên tai, bão lũ để điều chỉnh các hoạt động của thủy điện gắn với bảo vệ và phòng, chống thiên tai cũng như đảm bảo an toàn của hồ đập thủy điện và hàng loạt văn bản hướng dẫn khác.

Đơn cử như triển khai Nghị định 24 của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Thông tư 47 hướng dẫn và yêu cầu các chủ đập phối hợp với chính quyền địa phương phải sử dụng các hệ thống giám sát, quan trắc tự động về khí tượng thủy văn và giám sát hệ thống vận hành của các nhà máy thủy điện. Căn cứ trên lượng nước về nhà máy, lưu lượng xả từ đập, lượng xả từ đập xuống hạ du với nguyên tắc để đảm bảo là lượng nước xả ra không bao giờ vượt quá lượng nước về hồ.

Bên cạnh đó, các chủ hồ đập cần phải có phương án phòng, chống mưa bão cũng như kế hoạch vận hành điều tiết nước, báo cáo địa phương để làm căn cứ chỉ đạo, thực hiện.

Bộ trưởng cho rằng, các công cụ, cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ tuy nhiên trong thực tế vẫn không tránh khỏi những vụ việc xảy ra như thuỷ điện Hố Hô năm 2016 đã xả lũ vượt quá mức. Với vi phạm này, các cơ quan chức năng đã xử lý rất kiên quyết và thu giấy phép hoạt động điện lực, sau khi khắc phục xong mới tiếp tục cho phép tham gia thị trường điện.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, thời tiết ngày càng có tính dị thường, cực đoan. Ví dụ như lượng mưa tại nhiều tỉnh miền Trung lên tới hàng nghìn mm. Đơn cử như ở Trà My, lượng mưa lên tới 2.500 mm, thời gian lưu bão số 9 kéo dài đã tạo ra tác động đến cấu tạo địa chất cũng như các điều kiện đất đai, thổ nhưỡng địa phương và gây ra sạt lở rất nghiêm trọng.

“Chúng ta phải xác định đối phó với thiên tai bão lũ là một câu chuyện mới và phải căn cứ công tác nghiên cứu khoa học để đưa ra những dự báo, cảnh báo cụ thể hơn nữa nhằm làm tốt công tác phòng, chống thiên tai cũng như về phát triển kinh tế xã hội” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu ý kiến.

Với tinh thần cầu thị, tiếp thu, Bộ Công Thương nhấn mạnh sẽ tiếp tục làm việc các địa phương và các bộ, ngành nhằm rà soát, đánh giá về những mặt hạn chế, những mặt tích cực để từ đó có căn cứ chính xác, báo cáo Chính phủ, tiếp tục siết chặt quản lý trong phát triển, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực nếu có, đồng thời tiếp tục khai thác nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả.

Dũng - Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủy điện nhỏ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công an Thanh Hóa cho biết, từ khâu mua nguyên liệu đến khâu sản xuất và bán thuốc giả đều trên không gian mạng nên gây khó khăn cho cơ quan chức năng.
Tạo đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Lào

Tạo đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Lào

Hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Lào cùng bày tỏ quan điểm cần cách thức đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác, trong đó có lĩnh vực thương mại song phương.
Tổng Bí thư: Hoan nghênh EU chú trọng hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, năng lượng tái tạo

Tổng Bí thư: Hoan nghênh EU chú trọng hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, năng lượng tái tạo

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Liên minh châu Âu (EU) là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội: Sửa luật phải tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Sửa luật phải tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chỉ rõ, việc sửa Luật Doanh nghiệp lần này với tinh thần tạo thuận lợi tối đa cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Tổng Bí thư: Việt Nam - Philippines  phấn đấu kim ngạch thương mại 10 tỷ USD

Tổng Bí thư: Việt Nam - Philippines phấn đấu kim ngạch thương mại 10 tỷ USD

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam - Philippines cần đẩy mạnh kết nối, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 10 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Chốt tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Ninh Bình - Hải Phòng

Chốt tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Ninh Bình - Hải Phòng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu hoàn thiện thủ tục, khởi công đúng hạn hai dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành và Ninh Bình - Hải Phòng.
4 Thiếu tướng, 5 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

4 Thiếu tướng, 5 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
10 ủy viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

10 ủy viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812 ngày 24/4 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.
Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 2- Kiến tạo mô hình đa trung tâm

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 2- Kiến tạo mô hình đa trung tâm

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình nhằm kiến tạo tỉnh Phú Thọ mới theo mô hình đa trung tâm, tích hợp vùng, hướng tới phát triển bền vững và hiện đại.
Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển đột phá

Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển đột phá

Chiều 24/4, lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường diễn ra tại Phủ Chủ tịch nước Lào. Chuyến thăm sẽ tạo xung lực, đưa quan hệ hai nước phát triển đột phá.
Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chiều 24/4, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Tại buổi tiếp đại sứ một số nước đến trình Quốc thư, sáng 24/4, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, Việt Nam coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước.
Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Nhiệm kỳ 2020 -2025, Đảng bộ Báo Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo, đưa Báo phát triển toàn diện, hướng tới trở thành tờ báo kinh tế hàng đầu.
Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đã phân cấp, phân quyền cho Ngân hàng Nhà nước trong việc quyết định cho vay đặc biệt.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ

Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong đầu tư

Những điểm mới của Luật 57/2024/QH15 sửa đổi các quy định về quy hoạch, đầu tư, PPP, đấu thầu, tạo hành lang pháp lý minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư.
Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh tạo đột phá kinh tế số

Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh tạo đột phá kinh tế số

Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh, khơi dậy khát vọng phát triển, tạo đột phá trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số quốc gia.
Phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất

Phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất

Qua công tác thanh tra góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất; kiến nghị thu hồi 85.403 tỷ đồng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam và Hoa Kỳ có tiềm năng hợp tác sâu rộng nhờ tính bổ trợ lẫn nhau giữa hai nền kinh tế, đặc biệt trong đầu tư, công nghệ.
Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Những lợi thế về kinh tế, văn hóa, sự liên kết vùng miền… sau khi được hợp nhất tạo lực đẩy để tỉnh Phú Thọ mới chuyển mình, bứt phá.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả rất cần thiết.
Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Cử tri kiến nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm tình trạng sản xuất thuốc giả, sữa giả, thực phẩm kém chất lượng.
Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Thời chiến, đối ngoại góp sức trong đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Thời bình, ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%).
Bổ sung quy định việc quyết định cơ cấu Chính phủ trong trường hợp cần thiết

Bổ sung quy định việc quyết định cơ cấu Chính phủ trong trường hợp cần thiết

Bổ sung một khoản quy định về việc quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ tại các kỳ họp sau Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội trong trường hợp cần thiết.
Mobile VerionPhiên bản di động