Lũ lụt mà đổ lỗi cho thuỷ điện là không khách quan

Bên lề Kỳ họp thứ X, Quốc hội khoá XIV, phóng viên Báo Công Thương đã trao đổi với ông Bùi Đặng Dũng - Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang để có những nhìn nhận khách quan về nguyên nhân gây lũ lụt thời gian gần đây.
"Mưa to hàng nghìn mm, cả cánh rừng bạt ngàn cũng phải sạt, đừng có đổ cho thủy điện"! Phó Thủ tướng Chính phủ: Rất nhiều khu vực sạt lở đất không có thủy điện!

Thiên tai lũ lụt là điều không ai mong muốn, nhưng qua đợt mưa lũ lịch sử tại miền Trung, nhiều ý kiến cho rằng là do thuỷ điện, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Nói về vấn đề bão lũ, thì đất nước của chúng ta năm nào cũng có bão lũ, thường xuyên thiên tai rất nặng nề, nếu chúng ta không làm tốt công tác phòng chống bão lũ thì tổn thất về vật chất và con người sẽ rất lớn. Với phương châm bốn tại chỗ mà Chính phủ đã chỉ đạo, hiện nay các địa phương đã và đang rất tích cực, nỗ lực triển khai thực hiện, nhưng vừa rồi cơn lũ, cái bốn tại chỗ cũng sẽ gặp rất khó khăn. Khi một xã hoàn toàn cô lập, một xã bị sạt lở hàng chục người chết toàn bộ, một xã mà không còn cả những phương tiện tối thiểu, ngay cả bản thân 4 tại chỗ đó cũng gặp khó khăn, cần phải có sự cứu trợ - một lực lượng chuyên nghiệp của quốc gia để chia sẻ với bà con về vấn đề này.

Trước những mất mát đau thương như vậy, cũng có nhiều thông tin, có thông tin đổ tội cho thủy điện, gây tổn thất cho nhân dân, theo tôi nghĩ thông tin đó không khách quan, việc bình luận, quy chụp không chỉ mang tính chủ quan, mà còn có những điều gì đó không trong sáng.

Chúng ta biết rằng là tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam những năm trước là El nino gây khô hạn, còn năm nay là hiện tượng La Nina gây bão lũ, nước biển dâng, lũ lụt… Chúng ta phải hiểu điều đó, với sức nước chứa có khi lên tới cả nghìn mm, bây giờ giải phóng nước đó ở đâu. Cả khu vực miền Trung đỉnh núi dốc, trọc toàn bộ như vậy, độ che phủ còn thấp, thì nước sẽ cuốn xuống, tác động và trong những ngày trước đó, chúng ta biết là những khu vực này là khô cạn khi mưa nước xuống thì toàn bộ đất ngậm nước, không có nền tảng chắc chắn, sẽ tạo ra trượt đất, dẫn đến tổn thất của bà con.

Sáng nay, tôi vừa nghe Bộ trưởng Bộ Công Thương nói rằng, một cái hồ thủy điện rất lớn ở khu vực Quảng Nam đã có tác dụng cắt lũ, giảm dần lượng nước, nếu không với lượng nước 17.000 m3/s đổ về, nó sẽ gây tổn hại còn lớn hơn rất nhiều, tôi nghĩ điều đó rất tốt.

Lũ lụt mà đổ lỗi cho thuỷ điện là không khách quan
Đại biểu Bùi Đặng Dũng nhấn mạnh: Lũ lụt mà đổ lỗi cho thuỷ điện là không khách quan

Ông đánh giá như thế nào về việc phát triển thuỷ điện nhỏ?

Liên quan đến thủy điện nhỏ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã báo cáo hiện nay chúng ta có trên 400 thủy điện nhỏ đang hoạt động như vậy và lượng nước cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong hệ thống hồ của cả nước. Phát triển thủy điện nhỏ là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong bối cảnh chúng ta chưa đảm bảo đủ an ninh năng lượng nhưng vấn đề đặt ra ở đây, cử tri và mọi người rất lo lắng là việc phát triển thủy điện nhỏ gắn liền với việc tái tạo và bảo vệ phát triển rừng như thế nào; phát triển thủy điện nhỏ ở chỗ này, chỗ kia ở từng địa phương giao cho địa phương quản lý thì chưa làm tốt, dẫn tới một số thủy điện nhỏ đi vào hoạt động, nhưng chưa đảm bảo việc trồng rừng, hay công tác bồi hoàn lại những cái trong quá trình cải tạo thi công…làm cử tri bức xúc.

Điểm thứ hai, các thủy điện nhỏ trong quá trình xả lũ cần làm tốt hơn nữa công tác thông tin với chính quyền địa phương và nhân dân biết để phối hợp, tránh tình trạng như thủy điện Hố Hô, mấy năm trước thông báo thời gian quá gấp.

Thứ ba, liên quan tới thủy điện nhỏ, tôi đề nghị nhân dịp này Bộ Công Thương cũng nên rà soát lại tổng thể toàn bộ tất cả các thủy điện nhỏ của chúng ta hiện nay, kể cả những thủy điện mà trước đây chúng ta đã dừng lại rồi, để công khai, minh bạch, để tất cả người dân giám sát. Việc rà soát cũng làm cơ sở để chúng ta làm tốt hơn việc quản lý và phát triển thủy điện nhỏ trong tương lai.

Phải khẳng định rằng, đối với chúng ta hiện nay, năng lượng đang thiếu, thủy điện nhỏ vẫn còn cần thiết nhưng vấn đề cần quản lý đảm bảo chặt chẽ và khoa học, phát huy tác dụng tốt và quản lý thủy điện nhỏ. Tôi nghĩ nếu làm tốt điều này thì dư luận của cử tri, dư luận của dân chắc chắn vẫn đồng tình, ủng hộ, mong muốn thủy điện của chúng ta phát triển tốt cùng với các nguồn năng lượng sạch khác nữa để đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam.

Việc quản lý thuỷ điện, ngoài Bộ Công Thương còn có trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành, địa phương khác, vậy để quản lý tốt hơn cần chúng ta cần làm gì?

Tôi nghĩ liên quan đến thủy điện nhỏ, chắn chắn bắt đầu phải từ ngay chính quyền địa phương sở tại, các lãnh đạo tỉnh cũng trăn trở với việc làm thế nào để có những công trình công nghiệp, trong đó có những thủy điện để đáp ứng phục vụ cho nhu cầu năng lượng cũng như phát triển kinh tế của bà con ở địa phương ở tỉnh mình. Tuy nhiên cần phải xem xét đến những tiêu chí đảm bảo về môi trường, hiệu quả kinh tế, cũng như các vấn đề vận hành xả lũ, bảo vệ trồng rừng.

Nhiều khi chúng tôi biết cũng có chỗ này chỗ kia, chúng ta cả nể, chúng ta cũng du di cho nên báo cáo đánh giá tác động môi trường chúng ta làm chưa tốt. Tôi muốn nói báo cáo đánh giá tác động môi trường khi dự án thành lập không tốt, nếu như báo cáo đánh giá tác động môi trường của tất cả những dự án thủy điện làm tốt, bài bản, khoa học, thì chắc chắn không xảy ra những thảm cảnh do những tác động xấu của những thủy điện đã gây ra.

Cùng với lãnh đạo chính quyền địa phương, theo tôi nghĩ, về phía cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương đều phải có trách nhiệm chung cả, kể cả Bộ Công an hay biên phòng.

Nói chung cả hệ thống chính trị của chúng ta đều phải vào cuộc, nhưng rõ ràng phải phân rõ vai và trách nhiệm của ai trong lĩnh vực này. Chỉ có thể làm tốt điều đó, mỗi một năm khi lũ về, chúng ta yên tâm phòng lũ và không để xảy ra những tình trạng đổ cho nhau hoặc là quản lý không tốt hoặc là lại mang tiếng hàm oan của thủy điện nhỏ.

Đình Dũng - Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủy điện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế đầu tư Nhật-Việt trên nhiều lĩnh vực.
Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện...
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế

Chiều 28/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông Qiao Xubin, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng năng lượng Trung Quốc (Energy China).
Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Từ 3-4/4/2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ thăm chính thức Trung Quốc nhằm tiếp tục cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, duy trì đà phát triển tích cực hai nước.
Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Các ý kiến bày tỏ đồng tình đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Việc thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản, chứng minh năng lực tài chính là hết sức cần thiết để công tác đấu giá được thực hiện một cách hiệu quả.
Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Ngày 28/3, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Hải Dương.
Hội nghị viên chức, người lao động Báo Công Thương năm 2024: Đồng thuận, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Hội nghị viên chức, người lao động Báo Công Thương năm 2024: Đồng thuận, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sáng ngày 28/3, Báo Công Thương đã tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động năm 2024.
Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ quan điểm trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Bộ trưởng Mary Ng cho biết, hai bên nhất trí khai thác tối đa các cơ chế hợp tác đã có; thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư hai nước lên tầm cao mới.
Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Thái Lan đã tăng từ 10,4 tỷ USD năm 2013 lên gần 19 tỷ USD năm 2023.
Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Ngày 27/3, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng mong muốn Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hạn chế xuất khẩu công nghệ cao.
Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn tìm kiếm các đối tác Việt Nam hợp tác về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số, quản trị đô thị thông minh, trí tuệ nhân tạo.
Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường và thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Chiều 26/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thi hành pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Chiều 26/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang là Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi.
Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang số được thực hiện theo lộ trình

Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang số được thực hiện theo lộ trình

Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang lưu trữ tài liệu số được thực hiện theo lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử...
Thủ tướng đề nghị thanh niên thực hiện "5 xung kích", "6 khát vọng" trong chuyển đổi số

Thủ tướng đề nghị thanh niên thực hiện "5 xung kích", "6 khát vọng" trong chuyển đổi số

Thủ tướng nhấn mạnh, thanh niên phải là lực lượng xung kích, nòng cốt, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành quốc gia số.
Thủ tướng Chính phủ: Phải hoàn thiện thể chế để bảo đảm an ninh mạng

Thủ tướng Chính phủ: Phải hoàn thiện thể chế để bảo đảm an ninh mạng

Sáng 26/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Đề xuất cho phép Hà Nội thực hiện thử nghiệm có kiểm soát mô hình kinh doanh mới

Đề xuất cho phép Hà Nội thực hiện thử nghiệm có kiểm soát mô hình kinh doanh mới

Đề xuất cho phép thực hiện thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có phạm vi triển khai áp dụng trên địa bàn Hà Nội.
Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt của sự chuyển đổi, nếu Việt Nam nỗ lực về chính sách và cải cách thì những điểm sáng kinh tế sẽ được thúc đẩy.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động