Ra mắt Nền tảng đào tạo trực tuyến về trách nhiệm giải trình trong nhập khẩu gỗ tại Việt Nam

Việt Nam đang xuất khẩu sản phẩm gỗ tới trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Đảm bảo gỗ hợp pháp là vấn đề “tồn tại hay không tồn tại”của doanh nghiệp gỗ Việt. Mỗi doanh nghiệp cần trang bị kiến thức để thực hành tốt trách nhiệm giải trình vì chính sự tồn tại của doanh nghiệp mình và vì cả cộng đồng gỗ Việt.
Xuất khẩu gỗ sang thị trường Mỹ: Rất khả quan Chứng nhận cao su bền vững PEFC – góc nhìn từ những người tiên phong

Chiều ngày 16/9, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức ra mắt Nền tảng đào tạo trực tuyến về trách nhiệm giải trình trong nhập khẩu gỗ tại Việt Nam. Nền tảng đào tạo trực tuyến này được xây dựng trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ thực hiện Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) tại Việt Nam” do Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế CHLB Đức (BMZ) uỷ thác với sự đồng tài trợ của Bộ Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh.

bà Anja Barth - Cố vấn trưởng quản lý Dự án Hỗ trợ quá trình thực hiện VPA/FLEGT tại Việt Nam của GIZ  phát biểu tại
Bà Anja Barth - Cố vấn trưởng quản lý Dự án Hỗ trợ quá trình thực hiện VPA/FLEGT tại Việt Nam của GIZ phát biểu tại sự kiện

Tại Nền tảng đào tạo này, các kiến thức cơ bản về nguyên tắc thực hiện trách nhiệm giải trình và cách áp dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gỗ thông qua các bài giảng chi tiết được thiết kế tỉ mỉ, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và các bài tập thực hành, được xây dựng dựa trên các trường hợp thực tế và nội dung Hiệp định VPA/FLEGT được các chuyên gia truyền tải tới các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nhiệt đới ở Việt Nam.

Cùng với các doanh nghiệp, sự tham gia của các cơ quan xác minh, bao gồm kiểm lâm và hải quan, trong các khóa học tại Nền tảng đào tạo trực tuyến này sẽ giúp tăng cường hiểu biết về trách nhiệm giải trình và tính pháp lý của gỗ nhập khẩu đồng thời theo dõi mức độ tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp gỗ. Đây là một phần không thể thiếu trong quá trình thực thi Hiệp định VPA/FLEGT tại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi ra mắt nền tảng đào tạo trực tuyến về trách nhiệm giải trình trong nhập khẩu gỗ tại Việt Nam, bà Anja Barth - Cố vấn trưởng quản lý Dự án Hỗ trợ quá trình thực hiện VPA/FLEGT tại Việt Nam của GIZ - cho biết, nhiều nước, trong đó có Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm giải trình khi đưa sản phẩm gỗ của mình ra thị trường. Khi tham gia vào khoá học trực tuyến này, các học viên sẽ có cơ hội hiểu thêm về Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) theo quy định của Nghị định 102/2020/NĐ-CP. Đồng thời, sẽ được thực hành xây dựng hệ thống trách nhiệm giải trình cho doanh nghiệp.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu gỗ nguyên liệu đạt 4,158 triệu m³, trị giá 1,35 tỷ USD, tăng 31,6% về lượng và tăng 40,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam từ các thị trường lớn như: Trung Quốc, EU, Thái Lan, Brazil, Chilê, New Zealand đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, giảm nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Cameroon, Malaysia, Papua New Guinea, Nga, Suriname…

Theo ông Ngô Sỹ Hoài- Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện chúng ta đang hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đến nay, Việt Nam đang xuất khẩu sản phẩm gỗ tới trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Đảm bảo gỗ hợp pháp là vấn đề “tồn tại hay không tồn tại” của doanh nghiệp gỗ Việt. Mỗi doanh nghiệp cần trang bị kiến thức để thực hành tốt trách nhiệm giải trình vì chính sự tồn tại của doanh nghiệp mình và vì cả cộng đồng gỗ Việt.

Ông Ngô Sỹ Hoài dẫn chứng, tháng 10/2020, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã thông báo khởi xướng điều tra về tình hình nhập khẩu và sử dụng gỗ nguyên liệu được khai thác và buôn bán bất hợp pháp tại Việt Nam. Trong phiên điều trần của các cơ quan hữu quan Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam được hỏi vậy doanh nghiệp của ông/bà có thực hiện trách nhiệm giải trình hay không?. Hầu hết các doanh nghiệp còn lúng túng trong việc trả lời câu hỏi này. Mặc dù trên thực tế doanh nghiệp nào cũng có người vào sổ sách, nghiên cứu, thu thập thông tin, phân tích đánh giá rủi ro cũng như tìm các biện pháp để giảm thiểu rủi ro đối với gỗ bất hợp pháp. Tuy nhiên, họ không biết rằng đấy chính là doanh nghiệp đang thực hành trách nhiệm giải trình.

Do đó, việc tham gia Nền tảng đào tạo trực tuyến giúp doanh nghiệp giải bài toán nhanh hơn, hiệu quả hơn và đúng với yêu cầu của thị trường. Đây là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp có thể đảm bảo toàn bộ gỗ mà doanh nghiệp đưa vào sử dụng là gỗ hợp pháp. “Với việc ký kết VPA/FLEGT, Chính phủ Việt Nam đã mạnh mẽ cam kết nói không với gỗ bất hợp pháp. Mỗi doanh nghiệp gỗ Việt cần trang bị kiến thức để thực hành tốt trách nhiệm giải trình vì chính sự tồn tại của doanh nghiệp mình và vì cả cộng đồng gỗ Việt”, ông Ngô Sỹ Hoài nói.

trách nhiệm giải trình  trong nhập khẩu gỗ tại Việt Nam
gỗ nhập khẩu

Theo ban tổ chức, từ tháng 12/2020 đến tháng 4/2021, GIZ đã phối hợp cùng Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) để tổ chức 05 khoá tập huấn thử nghiệm về hệ thống trách nhiệm giải trình cho hơn 200 học viên từ các doanh nghiệp, hiệp hội gỗ tại các tỉnh thành chế biến gỗ trọng điểm như Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Định, Nghệ An... Trên cơ sở góp ý của học viên, các mô-đun chương trình đào tạo đã được hoàn thiện và số hoá dưới dạng một khoá học trực tuyến mở cửa cho tất cả các cá nhân, tổ chức quan tâm cùng tham gia.

Nền tảng học trực tuyến hoàn toàn cung cấp miễn phí hứa hẹn là một công cụ đào tạo bền vững có khả năng tiếp cận nhiều doanh nghiệp gỗ và các cá nhân, tổ chức có quan tâm khác.

Vào tháng 6/2019, Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức có hiệu lực. Đến nay, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều hành động để tăng cường tính pháp lý của gỗ tham gia vào chuỗi cung ứng như cam kết trong VPA/FLEGT.

Việc ban hành Nghị định 102/2020/NĐ-CP về Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) vào tháng 10/2020 là cột mốc quan trọng trong quá trình thực thi Hiệp định VPA/FLEGT ở Việt Nam. Điều này được kỳ vọng sẽ nâng cao uy tín và danh tiếng của các sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng của ngành gỗ. Tuy nhiên, việc áp dụng Nghị định đã vấp phải nhiều thách thức trong thời gian vừa qua do có nhiều quy định mới trong VNTLAS/VPA.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Đan Mạch tăng trưởng trên 20%

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Đan Mạch tăng trưởng trên 20%

Trong 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Đan Mạch đã tăng trưởng mạnh, đạt mức 20,3%.
Thị trường dệt may năm 2025 có gì mới?

Thị trường dệt may năm 2025 có gì mới?

Thị trường dệt may năm 2025 được nhận định nhiều rủi ro, khó đoán định bởi những yếu tố mới về chính trị từ những nhà nhập khẩu lớn và tăng nhiệt cạnh tranh.
Xuất nhập khẩu đầu năm 2025, khí thế mới, thắng lợi mới

Xuất nhập khẩu đầu năm 2025, khí thế mới, thắng lợi mới

Ngay những ngày đầu năm 2025, hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu và các nhà máy sôi động, báo hiệu một năm khởi sắc cho thương mại Việt Nam.
Trung tâm hành chính Cửa khẩu Ma Lù Thàng chính thức hoạt động

Trung tâm hành chính Cửa khẩu Ma Lù Thàng chính thức hoạt động

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lai Châu tổ chức đưa vào hoạt động Trung tâm tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng.
Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2024 ước đạt 786 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2024 ước đạt 786 tỷ USD

Tổng cục Hải quan ước tính tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 đạt 786,07 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

10 dấu ấn nổi bật năm 2024 - nhiều nội dung đậm nét ngành Công Thương

10 dấu ấn nổi bật năm 2024 - nhiều nội dung đậm nét ngành Công Thương

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ bình chọn 10 dấu ấn nổi bật của Việt Nam năm 2024, trong đó, có nhiều nội dung đậm nét về ngành Công Thương.
Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Năm 2024, hàng loạt các chỉ tiêu quan trọng về công nghiệp, thương mại đều đạt mức tăng trưởng 2 con số, đóng góp lớn vào thành tích chung của cả nước.
Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

11 tháng năm 2024, Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển ghi nhận mức tăng trưởng 11,8%, phản ánh sự phục hồi tích cực trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tất cả các loại hình qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2024 ước đạt 66,4 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước.
Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024.
Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Theo Cục Xuất nhập khẩu, số lượng C/O ưu đãi được cấp giai đoạn từ 2020 đến nay tăng trung bình khoảng 20% mỗi năm. Dự kiến, năm 2024 tăng 18% so với năm ngoái.
Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y, trong đó phải kể đến vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Mobile VerionPhiên bản di động