Chủ nhật 20/04/2025 18:22

Chứng nhận cao su bền vững PEFC – góc nhìn từ những người tiên phong

Nhằm chia sẻ một số kết quả, kinh nghiệm của doanh nghiệp và cao su tiểu điền đã đạt chứng chỉ quốc tế PEFC về quản lý bền vững rừng cao su và chuỗi hành trình sản phẩm, đồng thời, xây dựng kết nối với thị trường, vào ngày 22/9, Hệ thống chứng chỉ rừng quốc tế PEFC (PEFC) sẽ tổ chức Hội thảo trực tuyến “Chứng nhận cao su bền vững PEFC – góc nhìn từ những người tiên phong”.

Cao su thiên nhiên là nguyên liệu thiết yếu để tạo ra hơn 40.000 loại sản phẩm và nằm trong chuỗi cung ứng trị giá 300 tỷ USD hàng năm. Khoảng 85% sản lượng cao su được khai thác bởi các hộ tiểu điền trong khu vực Đông Nam Á. Khai thác và quản lý bền vững rừng trồng cao su cũng góp phần bảo vệ rừng. Đây cũng là một trong những hoạt động tối quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững do Liên hợp quốc đề ra trước năm 2030.

Cao su là một sản phẩm tự nhiên độc đáo. Cao su được thu hoạch bởi sự nỗ lực của hàng triệu tiểu điền đang cố gắng đạt được và duy trì sinh kế bền vững. Cao su cũng có mặt dưới nhiều hình dạng trong 40.000 loại hàng hóa khác nhau

Quản lý rừng bền vững và chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm là những khái niệm mới đối với ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm từ cao su. Nhưng thông qua các dự án thí điểm mà PEFC và các thành viên quốc gia đã thực hiện với các tổ chức, doanh nghiệp, nhóm hộ tiểu điền trong khu vực Đông Nam Á, đã chứng minh rằng việc thực hiện chứng chỉ này là hoàn toàn khả thi và cần thiết đối với ngành cao su.

Hệ thống chứng chỉ rừng quốc tế PEFC đã thí điểm chứng nhận sản phẩm cao su thiên nhiên và gỗ cao su trên khắp Đông Nam Á. Bên cạnh loại hình chứng nhận đơn cho các chủ rừng là các công ty, nhờ hợp tác với những cao su tiểu điền ở tất cả các quy mô, PEFC đã áp dụng thành công loại hình Chứng nhận theo nhóm, cho phép các tiểu điền phối hợp và triển khai các biện pháp quản lý bền vững cùng nhau. Kinh nghiệm từ những người tham gia các dự án thí điểm đã mang lại giá trị quý báu cho ngành cao su trong việc thực hiện chứng nhận PEFC.

Nhằm chia sẻ một số kết quả, kinh nghiệm của doanh nghiệp và cao su tiểu điền đã đạt chứng chỉ quốc tế PEFC về quản lý bền vững rừng cao su và chuỗi hành trình sản phẩm, đồng thời, xây dựng kết nối với thị trường, vào ngày 22/9, PEFC sẽ tổ chức một buổi hội thảo trực tuyến với tiêu đề: “Chứng nhận cao su bền vững PEFC - góc nhìn từ những người tiên phong”.

Tại hội thảo, các diễn giả và người tham dự sẽ có cơ hội thảo luận lợi ích của chứng nhận PEFC, bao gồm cải tiến hệ thống quản lý, giảm thiểu rủi ro, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, cải thiện sinh kế và năng suất của các tiểu điền; trả lời các câu hỏi kỹ thuật thường gặp trong quá trình thực hiện chứng chỉ; giải thích rõ ràng về tất cả các loại hình chứng nhận, bao gồm chứng nhận quản lý rừng bền vững cho các cao su tiểu điền và doanh nghiệp, chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị cao su.

Đại diện Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) cũng sẽ có báo cáo chia sẻ kinh nghiệm đã thực hiện và dự kiến kế hoạch tiếp theo để mở rộng số lượng diện tích cao su và nhà máy đạt chứng chỉ VFCS và PEFC.

Buổi hội thảo trực tuyến là một phần trong Chiến dịch hỗ trợ cao su bền vững của PEFC. Chiến dịch kể câu chuyện của cao su thiên nhiên và những người sản xuất cao su, tạo ra sự kết nối giữa sản xuất, bảo vệ rừng, và nâng cao đời sống của người trồng cao su.

Tại Việt Nam, Cơ quan thành viên quốc gia của PEFC - VFCS (Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam) được vận hành dưới sự quản lý của Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đã kết nối và hướng dẫn Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tạo điều kiện hỗ trợ cho các thành viên trong tập đoàn, xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và đăng ký thực hiện chứng chỉ rừng. Đến tháng 8/2021, đã có trên 54.500ha cao su của 12 công ty thành viên VRG được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững VFCS/PEFC-FM và 22 nhà máy chế biến mủ cao su được cấp chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm PEFC-CoC.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Võ Hà Linh và câu hỏi liên quan Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

MC Bích Hồng - vết trượt danh dự giữa ngày thống nhất

Bắc Giang lấy ý kiến cử tri sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã

MC Bích Hồng xin lỗi sau phát ngôn gây sốc về hợp luyện diễu binh

Thời tiết hôm nay 20/4: Bắc Bộ tăng cấp độ nắng nóng

Thời tiết biển hôm nay 20/4/2025: Mưa rào và dông vài nơi

SCTV4 "cắt sóng" toàn bộ chương trình có MC Bích Hồng

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa - Bài 4: Việt Nam cần sớm học hỏi kinh nghiệm quốc tế

Nhật ký một thời lửa đạn của cựu chiến binh Quảng Ngãi

Vụ lừa đảo Mr.Pips: ‘Báo động đỏ’ giới học sinh, sinh viên

Cà Mau tích cực hưởng ứng cuộc thi tiết kiệm điện 2025

Lữ đoàn 316 ôn lại ký ức cầu Rạch Chiếc sau 50 năm giải phóng

Lào Cai khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia cuộc thi tiết kiệm điện

Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn

Cảnh sát giao thông ra quân bảo vệ bình yên dịp lễ lớn 30/4 - 1/5

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

'Một ngày làm chiến sĩ' với Lữ đoàn 101

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Những người truyền lửa phong trào nông thôn mới ở Hle Hlang