Quyết liệt giải pháp chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử

Để ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử, việc quyết liệt triển khai các giải pháp ngày càng trở nên cấp bách.
Thương mại điện tử “chắp cánh” cho doanh nghiệp Trà Vinh Bộ Công Thương hỗ trợ Ninh Bình đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Minh Huyền – Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương để hiểu rõ hơn về thực trạng cũng như các giải pháp nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử.

Theo Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á, kinh tế Internet của Việt Nam đạt 23 tỷ USD trong năm 2022 và đang trên đà đạt 49 tỷ USD vào năm 2025, mức tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực với tốc độ tăng trưởng khoảng 31%. Bà đánh giá như thế nào về thực trạng và xu hướng phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian tới?

Thương mại điện tử Việt Nam đã trải qua một thời gian phát triển tương đối dài. Đến nay, thương mại điện tử đã trở nên tương đối phổ biến trong đời sống thường ngày, đặc biệt đối với người tiêu dùng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Quyết liệt giải pháp chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền – Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương

Theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tiến hành, năm 2022, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 20% so với năm 2021, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Giá trị mua sắm trung bình của một người tiêu dùng trực tuyến đạt khoảng 288 USD.

Dự báo trong giai đoạn 2023 – 2025, tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử khoảng 20 – 25%/năm.

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2022 của Google, Temasek và Bain & Company nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD.

Báo cáo này cũng cho rằng, sự tăng trưởng ấn tượng của nền kinh tế số Việt Nam trong những năm vừa qua có một phần không nhỏ đến từ sự bùng nổ của lĩnh vực thương mại điện tử khi thương mại điện tử chiếm tới hơn 60% giá trị nền kinh tế số Việt Nam.

Đặc biệt, trong số 23 tỷ USD mà kinh tế số Việt Nam đạt được trong năm 2022 thì có tới 14 tỷ USD là từ thương mại điện tử, tăng 26% so với cùng kỳ. Đến năm 2025, nếu nền kinh tế số Việt Nam đạt 49 tỷ USD con số này ở lĩnh vực thương mại điện tử là 32 tỷ USD, chiếm tới hơn 65%.

Theo Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, thương mại điện tử cũng được định hướng là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi công nghệ tiên tiến của nền cách mạng công nghiệp 4.0 được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu.

Theo Báo cáo của Amazon Global Selling, trong vòng 12 tháng tính đến 31/8/2022, 10 triệu sản phẩm từ các đối tác bán hàng Việt Nam đã bán ra trên các gian hàng Amazon (cùng kỳ trước đó là 7,2 triệu sản phẩm – tăng gần 40%), số lượng nhà bán hàng Việt Nam trên Amazon cũng tăng hơn 80% và giá trị xuất khẩu của nhà bán hàng Việt Nam trên Amazon đã tăng hơn 45%.

Như vậy, có thể nhận thấy xu hướng phát triển của thương mại điện tử ngày càng trở thành một kênh mua sắm quan trọng của người tiêu dùng, các doanh nghiệp dần dành sự quan tâm lớn hơn cho thương mại điện tử. Bên cạnh đó, thương mại điện tử cũng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thế giới.

Thực tế cho thấy, mặc dù các bộ, ngành đã triển khai nhiều giải pháp, song tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử như Tiktok, Shopee, Tiki,… Theo bà, đâu là thách thức đang đặt ra trong hoạt động quản lý thương mại điện tử hiện nay?

Thương mại điện tử Việt Nam trong những năm qua có sự phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh phân phối hiện đại và là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid 19, thương mại điện tử đã khẳng định được tính ưu việt trong việc thay đổi thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng và là công cụ, phương thức kinh doanh quan trọng giúp nhiều thương nhân vượt qua khó khăn, thậm chí là có tốc độ phát triển mạnh mẽ hơn trong đại dịch.

Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng là kẽ hở cho việc kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thị trường, ngày càng trở nên tinh vi, khó lường cả về quy mô lẫn địa bàn hoạt động.

Quyết liệt giải pháp chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử
Tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ đang diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp

Theo đó, có thể chỉ ra những thách thức chủ yếu trong hoạt động quản lý thương mại điện tử hiện nay là:

Thứ nhất, các hành vi vi phạm tồn tại trong môi trường thực tế thì đều xuất hiện trên môi trường mạng xã hội

Thứ hai, vi phạm trên môi trường mạng xã hội dễ thực hiện và khó phát hiện xử lý hơn (đối tượng không có kho hàng/cửa hàng, hàng hóa phân tán nhiều nơi, chỉ tiếp nhận đặt hàng online)

Các gian hàng, các trang mạng xã hội dễ dàng được tạo lập và đóng lại trong thời gian ngắn. Thông tin sản phẩm đăng tải trên mạng là hàng thật, nhưng khi khách hàng nhận được sản phẩm có thể là hàng giả.

Thứ ba, một bộ phận người tiêu dùng vẫn ưu tiên mua hàng rẻ trên mạng.

Thứ tư, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm cần sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng như quản lý thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, công an, hải quan, y tế.

Thứ năm, trang thiết bị, công cụ phục vụ thực thi công vụ còn chưa đáp ứng được những thay đổi của công nghệ sản xuất, mô hình kinh doanh mới, năng lực của cán bộ thực thi công vụ còn yếu.

Bên cạnh những thách thức đối với sự phát triển của thương mại điện tử, hiện nay, điểm nghẽn trong vấn đề quản lý thuế cũng đang là vấn đề “nóng”. Thưa bà, Bộ Công Thương với vai trò quản lý ngành đã có những hành động, giải pháp gì để phối hợp với Bộ Tài chính trong công tác ngăn chặn, chống thất thu thuế trong thương mại điện tử?

Bộ Tài chính là cơ quan được Chính phủ giao quản lý lĩnh vực thuế nói chung, trong đó bao gồm thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Hiện nay có tình trạng thất thu thuế trong hoạt động thương mại điện tử vì các lý do:

Quy định pháp luật về thu thuế chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử. Với các quy định hiện hành, rất khó xác định căn cứ tính thuế hoặc phân biệt rõ thu nhập làm cơ sở đánh thuế; Khó phân biệt một số loại thu nhập, nhất là bản quyền, phí dịch vụ và lợi nhuận kinh doanh trong kinh tế số.

Khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền do người mua và người bán tại Việt Nam vẫn chuộng thanh toán theo hình thức COD (trả tiền mặt khi giao hàng), hơn là sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Chưa có cơ chế kịp thời chia sẻ thông tin/dữ liệu về tổ chức/cá nhân thiết lập, vận hành website/ứng dụng thương mại điện tử cho cơ quan quản lý thuế.

Trong vai trò phối hợp, Bộ Công Thương đã tích cực tham gia cùng Bộ Tài chính tăng cường quản lý thuế trong thương mại điện tử. Hai Bộ đã ký thỏa thuận phối hợp công tác, trong đó có những nội dung phối hợp cụ thể như: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử; Chia sẻ cơ sở dữ liệu, kết nối để khai thác thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về thuế trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

Đặc biệt, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ chủ động xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về thương mại điện tử và lên kế hoạch kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu với Bộ Tài chính để chống thất thu thuế; Bộ cũng sẽ đóng góp ý kiến đối với các văn bản liên quan đến thuế trong thương mại điện tử như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi.

Bộ Tài chính tiếp tục phát huy vai trò của Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử ở nước ngoài. Theo đó, nhà cung cấp nước ngoài có thu nhập từ Việt Nam có thể thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế tại bất kỳ đâu trên thế giới thông qua Cổng.

Để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, thời gian tới, Cục có giải pháp nào nhằm tăng cường quản lý, xử lý vi phạm, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử?

Nhằm tăng cường công tác ngăn chặn chống hàng giả, hàng nhái, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, Cục đã có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, cũng như tăng cường quản lý, xử lý vi phạm, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử, trong thời gian tới Cục sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như:

Một, tiếp tục thực hiện tốt vai trò đầu mối triển khai Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Hai, nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện hạ tầng chính sách pháp luật cho thương mại điện tử: Tập trung phổ biến, hướng dẫn thương nhân, tổ chức, cá nhân liên quan các quy định pháp luật về thương mại điện tử, bao gồm Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn, tăng cường kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp;

Ba, tăng cường hoạt động quản lý, giám sát hàng hóa trên môi trường mạng, nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm trực tuyến, bảo vệ các thương nhân, tổ chức kinh doanh lành mạnh và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển; Phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường và các cơ quan liên quan triển khai Quyết định số 319 về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.

Bốn, triển khai các giải pháp phát triển thương mại điện tử cho cộng đồng doanh nghiệp, bao gồm: Các giải pháp về thanh toán (ketpay, thẻ việt); Trục hợp đồng điện tử; Ngày mua sắm trực tuyến quốc gia Online Friday; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu (GoExport, ECVN, Vietnamexport); Triển khai Giải pháp nâng cao năng lực dự báo TMĐT quốc gia; Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm địa phương thông qua phương thức giao dịch trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ trong nước cũng như mở rộng thị trương xuất khẩu; Xây dựng và triển khai Đề án Xây dựng Hệ sinh thái Chuyển đổi số cho doanh nghiệp ngành Công Thương (dự kiến ra mắt vào Quý III năm 2023).

Năm, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử và kinh tế số thông qua thúc đẩy đào tạo chính quy về thương mại điện tử và kinh tế số, phối hợp với các địa phương, các trường đại học trên cả nước và các đơn vị liên quan nhằm thúc đẩy công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử, cũng như ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số vào hoạt động của doanh nghiệp.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác phòng vệ thương mại đồng bộ, toàn diện, là tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.

Tin cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Chương trình thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử khuyến khích chuyển đổi kinh tế số trong chợ truyền thống tại các quận, phường TP. Đà Nẵng.
Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 đạt 22 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023. Tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử cũng tạo nhiều cạnh tranh.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Khu gian hàng của TP. Hà Nội tại Hội chợ Công nghiệp, Thương mại vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiền Giang năm 2024 thu hút đông đảo người tiêu dùng cả nước.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại góp phần giúp doanh số trong giao dịch thương mại điện tử hàng năm tại Gia Lai đều tăng.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số (hệ thống CRM) là công cụ hỗ trợ các địa phương, ngành hàng tổ chức xúc tiến thương mại, kết nối giao thương hiệu quả hơn.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh leo. Dự kiến, Việt Nam sẽ có thêm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2025.
Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

Hơn 350 doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi Triển lãm quốc tế sản phẩm và đồ chơi trẻ em (IBTE 2024) và Triển lãm quà tặng & đồ gia dụng (IGHE 2024).
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Home 2024 đều tổ chức khuyến mãi, giảm giá từ 10 - 50% tất cả dòng sản phẩm để kích cầu tiêu dùng cuối năm.
Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo quyết định gia hạn thời hạn xử lý hành chính trong thủ tục điều tra áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect 2024 với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long - TP. Hồ Chí Minh với cả nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động