Quảng Ninh: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển văn hóa dân tộc thiểu số ở Ba Chẽ
Vùng cao đổi mới 29/03/2023 21:41 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tỉnh Quảng Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới Chương trình OCOP- Mỗi sản phẩm là một viên gạch tạo dựng nông thôn mới |
Là địa phương tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa mang sắc thái riêng có và đặc trưng. Huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) xác định trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, văn hóa giữ vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc và phát triển du lịch cộng đồng.
Phát huy giá trị văn hóa dân tộc
Năm 2019 huyện xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ gắn với phát triển du lịch cộng đồng” được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt. Thông qua đó, huyện Ba Chẽ đã huy động mọi nguồn lực để đầu tư, xây dựng một số hạng mục: Miếu thờ Bàn Vương (miếu thờ ông tổ của người Dao); nhà sinh hoạt cộng đồng người Dao và thực hiện việc thực hiện việc bài trí, trưng bày các tổ hợp ảnh với các đặc trưng về lao động sản xuất, phong tục, lễ hội, trang phục…dựng các tổ hợp tượng tái hiện lại nghi lễ cấp sắc của nhánh Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán; tổ hợp tượng tái hiện lại gian bếp truyền thống của người Dao. Đây sẽ trở thành không gian văn hóa dân tộc Dao và trung tâm sinh hoạt cộng đồng của 45 người Dao cả nước.
![]() |
Phần thi cấy lúa trong Lễ hội Lồng tồng (xã Lương Mông, huyện Ba Chẽ) năm 2023 |
Cùng với việc duy trì nhiều lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số như: Tổ chức Lễ hội đình Làng Dạ của xã Thanh Lâm; Lễ hội Lồng Tồng với các nghi thức mang đậm bản sắc, phong tục của cộng đồng các dân tộc (Tày, Dao) trên địa bàn huyện Ba Chẽ; tổ chức dâng hương, cầu mùa, cuốc hố, tra hạt trong phần Lễ; tổ chức các môn thể thao dân tộc truyền thống, các trò chơi dân gian. Đồng thời triển khai tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Sán Chay, góp phần tiếp tục bảo tồn và phát huy, giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa của đồng bào Sán Chay trên địa bàn huyện Ba Chẽ tới du khách gần xa, tạo sản phẩm du lịch mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ.
Trên địa bàn huyện Ba Chẽ hiên có 6 lễ hội truyền thống; trong đó 3 Lễ hội cấp huyện (Lễ hội Trà hoa vàng, Lễ hội Bàn vương, Lễ hội Miếu Ông- Miếu Bà), 3 Lễ hội cấp xã (Lễ hội Lồng tồng, xã Lương Mông; Lễ hội Đình Làng Dạ, xã Thanh Lâm và Ngày hội Văn hóa dân tộc Sán Chay, xã Thanh Sơn). Những lễ hội này đã thu hút và tạo được ấn tượng tốt đẹp cho du khách, thúc đẩy hợp tác đầu tư, cổ vũ phong trào thi đua lao động sản xuất. Ngoài bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, việc xây dựng các thiết chế văn hóa luôn được huyện quan tâm triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, huyện Ba Chẽ đã tiến hành phục dựng, mở được 12 lớp truyền dạy văn hoá phi vật thể cho 320 người tham gia về các nội dung: Truyền dạy hát Dân ca, Dân vũ, thêu hoa văn của dân tộc Dao; hát Soóng cọ của dân tộc Sán Chay và hát Then đàn tính của dân tộc Tày... Các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc như Hát Lẩu then, đàn tích, hát Pả dung (hát đối), Soóng cọ; thi các môn thể thao (Đẩy Gậy, đánh gụ, đi cà kheo) được duy trì thường xuyên.
Đặc biệt là một số nghi lễ đặc trưng của người Dao: Nhảy lửa, múa rùa, các bài dân ca cổ, dân vũ đang từng bước được phục dựng, cũng như tổ chức thành lập Câu lạc bộ Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Dao trên địa bàn, biểu diễn tại các khu du lịch tại Hạ Long.
Nhờ đó, một số hủ tục lạc hậu trong đời sống nhân dân từng bước được bài trừ. Bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được duy trì, việc cưới, việc tang được tổ chức tiết kiệm, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, không còn tình trạng tổ chức tang lễ dài ngày.
Hiện tổng số nhà văn hóa thôn, khu phố được đầu tư trên toàn huyện là 72 nhà. Năm 2022, huyện đã thực hiện sửa chữa 53 Nhà văn hóa thôn với tổng kinh phí hơn 14,2 tỷ đồng.
Phát triển du lịch cộng đồng
Qua sự nỗ lực phấn đấu về xây dựng nông thôn mới, gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ đang từng bước trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Lãnh đạo huyện Ba Chẽ chia sẻ: “Huyện xác định rõ chủ thể của việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống chính là người dân, cộng đồng dân cư nông thôn”
Để phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới huyện đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm cho giai đoạn 2023 – 2025 bao gồm việc tiếp tục thực hiện việc phục dựng, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc Dao, Tày, Sán Chay... trên địa bàn huyện; tuyên truyền trong nhân dân tích cực bảo tồn trang phục dân tộc, xây dựng nếp văn hóa mặc trang phục dân tộc vào các ngày lễ tết, lễ hội... Xây dựng quy chế mặc trang phục dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức theo hàng tuần.
![]() |
Phiên chợ Tết vùng cao xã Đồn Đạc (huyện Ba Chẽ) thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến tham quan, mua sắm |
Đặc biệt là đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, con người Ba Chẽ trên trang facebook, zalo, website; cổng Thông tin điện tử, Các báo của Trung ương và địa phương... Bên cạnh đó, thực hiện việc hỗ trợ đầu tư hợp lý các thiết chế văn hóa truyền thống và thiết chế văn hóa mới; phục dựng các lễ hội tuyền thống có giá trị văn hóa cao và công tác bồi dưỡng cán bộ phụ trách lĩnh vực văn hóa, nghệ nhân văn hóa dân gian. Phục dựng và phát huy các nghề truyền thống (chế tác bạc, thêu hoa văn, mây tre đan…) thành sản phẩm mỹ nghệ lưu niệm để có thể tham gia vào thị trường du lịch.
Hiện 7/7 xã của huyện Ba Chẽ đã đạt chuẩn xã nông thôn mới, trong đó 2 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; thị trấn Ba Chẽ đạt chuẩn đô thị văn minh. Huyện cơ bản đạt 9/9 tiêu chí, 36/36 chỉ tiêu, đủ cơ sở để được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hướng đi mới giải bài toán đầu ra cho mận Tam Hoa Bắc Hà

Đảng bộ Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh): Điểm tựa vững chắc cho người dân

Nông sản Sơn La tiêu thụ tốt trên sàn thương mại điện tử

Đắk Lắk: Xây dựng thương hiệu vải thiều vươn ra thế giới

Sức sống mới trên làng nghề dệt lanh Lùng Tám
Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Thúc đẩy sản xuất và thương mại nông sản

Chia sẻ cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp các tỉnh Tây Bắc phát triển

Tuần Giáo - Điện Biên: Nhiều chính sách xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc

Thương mại hoá sản phẩm của đồng bào miền núi: Câu chuyện từ thổ cẩm Lan Rừng

Lào Cai: Xúc tiến thương mại đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi: Chú trọng đến câu chuyện phía sau

Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi: Câu chuyện từ trà Shanam

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Đa dạng đầu ra cho nông sản Cao Bằng

Mù Cang Chải: Đưa du lịch thành ngành mũi nhọn tạo bứt phá phát triển kinh tế

Bình Phước: Quyết tâm xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hiệp hội Thương mại điện tử hiến kế đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử

“Đi cùng nhau” để phát triển ngành hàng sầu riêng

Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu hơn 476 tỷ đồng

Đưa nông sản miền núi lên sàn thương mại điện tử: Kinh nghiệm từ trái vải thiều Bắc Giang

Chung tay san sẻ khó khăn cùng phụ nữ dân tộc thiểu số

Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu

Bài 1: Trồng dược liệu quý giúp đồng bào phát triển kinh tế

Nghệ An: Chuyển đổi thành công mô hình cây trồng trong hành lang lưới điện
