Phát triển xe điện vì nền kinh tế xanh và thực hiện COP26:

Phát triển xe điện: Bài 4- Cần tầm nhìn dài hạn

Việt Nam không ở “ngoài lề” cuộc cách mạng xe điện toàn cầu. Tuy nhiên, phát triển xe điện Việt Nam vẫn còn nút thắt cần giải quyết để có thể "phi nước đại".
Phát triển xe điện: Bài 1- Cam kết quốc tế và kịch bản hai trong một Phát triển xe điện: Bài 2- Doanh nghiệp ô tô “nội” nhập cuộc tìm hướng đi mới Phát triển xe điện: Bài 3- Hạ tầng, hệ thống điện quốc gia – nỗi lo từ hôm nay

Cần tổ hợp chính sách, lộ trình cụ thể

Có thể thấy, năm 2021 ngành công nghiệp xe điện Việt Nam đã có những dấu ấn phát triển mạnh mẽ nhất định, song để thị trường phát triển hơn nữa, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết, từ sự đa dạng lựa chọn các mẫu xe điện cho người tiêu dùng, đến việc xây dựng hệ thống trạm sạc hợp lý và các quyết sách khuyến khích, phát triển ngành công nghiệp này.

Các chuyên gia dự đoán, thị trường ô tô điện Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nếu có các chính sách khuyến khích phù hợp
Các chuyên gia dự đoán, thị trường ô tô điện Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nếu có các chính sách khuyến khích phù hợp

Với Việt Nam, để phổ cập xe điện thì giá xe là bài toán các nhà sản xuất cần tính tới. Xe điện đang phát triển rất mạnh tại nhiều quốc gia, nhất là tại Trung Quốc, châu Âu, Mỹ. Cùng sự thay đổi công nghệ, giá thành sản xuất xe điện đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước, nhưng vẫn cao hơn tương đối nếu so với xe sử dụng nhiên liệu hoá thạch.

Hiện, chính sách khuyến khích phát triển xe điện tại Việt Nam hầu như chưa có. Giá xe điện hiện vẫn ở ngưỡng cao so với xe xăng, dầu. Theo dữ liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), năm 2020, giá xe điện (chỉ tính chi phí sản xuất thuần) cao hơn khoảng 45% so với xe sử dụng động cơ đốt trong. Cùng với công nghệ sản xuất pin ngày càng tốt và rẻ hơn thì tới năm 2030, giá xe điện có giảm song vẫn cao hơn 9-10% xe chạy xăng, dầu.

Trong khí đó, xe điện đến nay mới chỉ nhận được ưu đãi về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, ở mức 15%, thấp hơn so với xe chạy xăng, dầu thông thường (35-50%). Chính phủ đang đề xuất giảm 5-12 điểm phần trăm thuế suất tiêu thụ đặc biệt với ô tô điện chạy pin trong 5 năm đầu sau khi sửa luật có hiệu lực. Từ năm thứ 6 trở đi sẽ tăng thuế suất với cả xe nhập khẩu, sản xuất trong nước.

Nhưng khi giá của xe điện vẫn cao hơn so với dòng xe tương tự chạy xăng, mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt là chưa đủ để đưa giá loại xe này về ngưỡng dễ chịu hơn để "hút" người tiêu dùng.

Theo giới chuyên gia, sự hỗ trợ về chính sách của Chính phủ cho phát triển xe điện là rất cần thiết. Đại diện VAMA, ông Đào Công Quyết- Trưởng tiểu ban Truyền thông cho rằng, ít nhất trong 10 năm đầu Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi về thuế, phí để kích cầu và có chính sách hỗ trợ phát triển trạm sạc nhanh, trạm sạc tại nhà... Các ưu đãi này sẽ giảm dần ở giai đoạn tiếp theo khi xe điện đã có thị phần nhất định trên thị trường. Từ sau năm 2050, xe điện sẽ không cần các chính sách hỗ trợ riêng.

"Trong giai đoạn đầu (2021-2030), do hạ tầng của Việt Nam còn thiếu, chính sách hỗ trợ xe điện nên ưu tiên cho dòng xe PHEV (xe lai điện, có thể sạc được điện từ bên ngoài cho pin) để có sự chuyển đổi hài hoà sang xe điện thuần (BEV)"- ông Đào Công Quyết nhận xét.

Còn theo ông Phạm Tuấn Anh- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam.

Thứ nhất, mức thu nhập trung bình thấp. Thứ hai, thiếu cơ sở hạ tầng trạm sạc. Thứ ba, phạm vi hoạt động của xe điện còn hạn chế. Thứ tư, chính sách ưu đãi đối với ô tô điện. Thứ năm, cơ cấu nguồn điện, tác động đối với môi trường từ quá trình sử dụng xe điện. "Hiện tại, ngoài sự hạn chế về hạ tầng, chính sách khuyến khích phát triển xe điện tại Việt Nam hầu như chưa có. Xe điện đến nay mới chỉ nhận được ưu đãi về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, thấp hơn so với xe chạy xăng/dầu thông thường…" - ông Phạm Tuấn Anh chỉ ra.

Những đề xuất trên đều nhằm khuyến khích đầu tư sản xuất, phát triển ô tô chạy pin, góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Giá ô tô điện hiện vẫn có phần cao hơn so với giá ô tô chạy xăng, dầu song dự kiến, mức giá sẽ ngày càng giảm nhờ sự tiến bộ của công nghệ và pin xe điện. Các chuyên gia dự đoán, thị trường ô tô điện Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nếu có các chính sách khuyến khích phù hợp.

Cần coi việc phát triển xe điện là một kế hoạch quốc gia

Trước những rào cản trên, VAMA đề xuất 3 kịch bản cho xe điện hóa tại Việt Nam. Kịch bản nhanh bắt đầu từ năm 2025 và sẽ đạt 100%, tức tất cả các xe bán ra thị trường đều là xe điện hóa vào năm 2035. Kịch bản trung bình sẽ từ năm 2025 và đạt 100% vào năm 2045. Còn kịch bản cơ bản từ năm 2025 và đạt 100% vào năm 2050. Trong đó, mốc 2045 được cho là thời điểm vàng theo mục tiêu Đảng và Chính phủ đề ra là Việt Nam trở thành nước phát triển.

coi việc phát triển xe điện là một kế hoạch quốc gia
Cần coi việc phát triển xe điện là một kế hoạch quốc gia

Đưa ra giải pháp về phía Bộ Công Thương, ông Phạm Tuấn Anh cho rằng, việc phát triển xe điện phụ thuộc vào 3 trụ cột chính (gồm khung khổ pháp lý, chính sách hỗ trợ của các quốc gia; các biện pháp khuyến khích bổ sung để bảo vệ doanh số bán xe điện khỏi suy thoái kinh tế và số lượng các mẫu xe điện được mở rộng và giảm giá pin), trong đó chính sách đóng vai trò quan trọng.

Trên cơ sở kinh nghiệm của một số quốc gia về cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất, sử dụng xe điện, ông Phạm Tuấn Anh nhìn nhận, việc phát triển ngành công nghiệp xe điện cần phải lồng ghép và tận dụng năng lực hiện có của các doanh nghiệp sản xuất ô tô sử dụng động cơ đốt trong thông thường. “Việc phát triển ngành công nghiệp xe điện phải phù hợp với tình hình phát triển hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng phục vụ cho xe điện như hệ thống trạm sạc điện. Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo cung cấp điện sạch cho các trạm sạc. Phát triển công nghiệp hỗ trợ cung cấp linh kiện, phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp xe điện..." - ông Phạm Tuấn Anh nêu giải pháp.

Đi vào giải pháp và lộ trình cụ thể, Bộ Công Thương cho biết, giải pháp về thuế, áp dụng thuế suất BEV và xe điện nhiên liệu hydro (FCEV) ở mức thấp nhất.

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe hybrid (HEV) và PHEV sẽ ở mức cao hơn so với xe BEV và FCEV và áp dụng theo lộ trình giữ nguyên như hiện tại và tăng dần để khuyến khích sử dụng xe BEV, FCEV, giảm dần ưu đãi cho xe HEV và PHEV.

Ngoài ra, có chính sách hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước để giảm chi phí đầu tư, đặc biệt là các chi phí về nghiên cứu và phát triển, mua bán, chuyển giao công nghệ cho các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô điện có quy mô lớn.

Đại diện Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Nhà nước cần ban hành quy hoạch chi tiết cho hạ tầng xe điện, bao gồm các địa điểm bố trí, trang thiết bị, công suất các trạm sạc và sự cân bằng với mạng lưới điện cục bộ và lưới điện quốc gia. Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất cần quy định cụ thể số lượng xe điện trong các khoảng thời gian để đảm bảo quá trình chuyển tiếp phù hợp của ngành công nghiệp ô tô.

"Phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, thấu đáo nếu không có thể sẽ thành áp đặt và chưa phù hợp với thực tiễn. Ví dụ như chúng ta sẽ hài hóa với sự phát triển của công nghiệp ô tô nói chung, trong đó khi thay đổi sản xuất thì cũng phải thay đổi đến làm chủ công nghệ, công nghệ sản xuất pin và cung ứng linh kiện", ông Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Giao thông Vận tải nhận định.

Liên quan đến chính sách phát triển ô tô điện trong thời gian tới, chuyên gia kinh tế PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, cần có nhiều chính sách ưu đãi cho phát triển ô tô điện.

Ông thông tin, ở Mỹ, ngoài khoản miễn thuế, nhiều tiểu bang còn áp dụng các ưu đãi như đỗ xe miễn phí, đi vào làn đường có mật độ cao. Chính phủ còn cam kết tài trợ cho doanh nghiệp lắp đặt thêm cơ sở hạ tầng các trạm sạc. Các mẫu ô tô điện bán ra tại Mỹ cũng được trợ giá cho đến khi hãng sản xuất đạt được doanh số nhất định.

Hay như tại Trung Quốc, chính phủ nước này đã ban hành kế hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô năng lượng mới từ năm 2012, coi việc phát triển xe điện là một kế hoạch quốc gia. Vì thế, nhà sản xuất và người dùng ô tô điện được hưởng rất nhiều hỗ trợ, trong đó có các khoản trợ cấp cho nhà sản xuất, hỗ trợ để xây trạm sạc… Người dùng tại đây, ngoài được giảm giá xe còn được ưu đãi phí làm biển số, miễn phí khi đi cao tốc hay đẩy nhanh thời gian đăng ký xe…

Vì vậy, để đẩy mạnh phát triển ô tô điện tại Việt Nam thì phải có thêm nhiều biệt đãi để người tiêu dùng thấy có nhiều lợi ích khi mua xe điện. Ví dụ, ô tô điện được ưu tiên dừng đỗ xe, di chuyển vào những tuyến đường nội đô bị hạn chế, miễn phí khi vào cao tốc, trạm thu phí… Phía Chính phủ, các địa phương cũng cần hỗ trợ đất để xây dựng trạm sạc, diện tích đủ để xe điện có thể dừng, đậu sạc pin”- PGS-TS Đinh Trọng Thịnh lưu ý.

Có cùng quan điểm, PGS.TS Đàm Hoàng Phúc (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, chính sách sẽ là đòn bẩy quyết định tới ngành công nghiệp xe điện của Việt Nam.

Để ô tô điện có thể tiếp cận nhanh chóng với người dùng hơn, Chính phủ cần có những chính sách trợ cấp cho việc mua bán xe điện theo cả diện công lẫn tư. Việc này không chỉ giải quyết được bài toán các phương tiện giao thông công cộng thân thiện với môi trường mà còn có thể kích cầu được sức mua bán trên thị trường. “Việt Nam cần nhìn vào thực tế khi ngày càng có nhiều quốc gia đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển xe điện, hướng tới đưa đây thành phương thức giao thông của tương lai”- ông Phúc đưa ra khuyến nghị.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) Trương Bá Tuấn cho rằng, hiện đang có một số chính sách thuế dành cho xe điện như ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện, thuế sản xuất - lắp ráp, thuế thu nhập doanh nghiệp … Trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều chính sách nữa khi Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 cũng đã xác định các dòng xe thân thiện với môi trường sẽ được khuyến khích sản xuất.

Với những thực trạng và giải pháp nêu trên, ngành công nghiệp xe điện cần nhiều thời gian hơn nữa để có thể khắc phục được những điểm yếu trong chuỗi cung ứng. Thay đổi nhận thức cũng như hành vi khi tham gia hoạt động giao thông vận tải của mỗi cá nhân chính là chìa khóa để quá trình này diễn ra một cách thuận lợi và xe điện thực sự trở thành phương tiện giao thông “xanh” như mong đợi. Có như vậy mới thực hiện được mục tiêu đến năm 2050 sử dụng 100% xe điện tại Việt Nam và cam kết COP26.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành xây dựng Chiến lược phát triển ngành ô tô điện hóa Việt Nam giai đoạn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050, với một trong các trọng tâm là phát triển các dòng ô tô điện, ô tô thân thiện với môi trường.
Việt Anh- Thùy Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xe điện Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Dự kiến ngày 25/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, sẽ diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

UBND tỉnh Lai Châu vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Pắc Ma.
Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

Tổng thư ký OPEC cho biết, mục tiêu chung của Nga và OPEC là đảm bảo ổn định thị trường dầu mỏ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia.
5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Lộ trình chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện và khử phát thải cacbon trong lĩnh vực giao thông vận tải tại Việt Nam cần tập trung vào 5 trụ cột.
Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

PV Power sẽ cung cấp thiết bị chất lượng cao cho V-GREEN, mạng lưới 1.000 trạm sạc xe điện trong giai đoạn 2025-2030 được chuyển giao cho V-GREEN nghiên cứu.

Tin cùng chuyên mục

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Bộ Công Thương trình Chính phủ 2 cách tính giá xăng dầu: Một là do doanh nghiệp tự quyết; hai là doanh nghiệp công bố theo chi phí được nhà nước quy định.
Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Đây là sự phối hợp hiệu quả giữa EVNNPC và UBND tỉnh Sơn La trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương.
Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Bộ Công Thương khẳng định, quy định thương nhân phân phối xăng dầu không mua bán xăng dầu lẫn nhau không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường.
Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Năm 2024, Công ty Thủy điện Quảng Trị đã tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số để tối ưu quy trình, nâng cao năng suất lao động.
Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Chiều 21/11, tại Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước có buổi làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học.
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đợt 2 được Quốc hội thông qua ngày 21/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào 30/11.
Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), vào tháng 9, Nga lần đầu trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU) kể từ mùa xuân năm 2022.
Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Ngày mai (22/11), tại TP. Cần Thơ, sẽ diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Mua bán lòng vòng gây đội chi phí, thu lợi bất chính, vi phạm pháp luật nghiêm trọng…Những góc khuất này của kinh doanh xăng dầu cần được nhìn nhận, xử lý.
Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Với lượng điện tiết kiệm mỗi năm lên đến 556.883 kWh, năm 2023, Nhà máy bia Heineken Việt Nam-Hà Nội được trao danh hiệu Cơ sở sử dụng năng lượng xanh 4 sao.
Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom thông báo, tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine với khối lượng 42,4 triệu m3.
Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Dù được phân phối gần 10 năm nay, nhiên liệu sinh học RON 92 E5 vẫn chưa được nhiều chủ sở hữu phương tiện sử dụng vì chưa hiểu rõ về loại xăng này.
Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Trước tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện, các nước đều có những cơ chế đặc thù. Luật Điện lực (sửa đổi) của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mới.
Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Các nước châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt của Nga vì rẻ hơn khi mua từ các nhà cung cấp khác và nguồn cung cấp đáng tin cậy hơn.
Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Nhà điều hành mạng lưới khí đốt của Slovakia cho biết, họ tiếp tục nhận khí đốt từ Nga trong bối cảnh có thông tin cho rằng nguồn cung khí đốt cho Áo bị cắt.
Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Công ty Điện lực Lào Cai đã hoàn thành công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu và thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc.
Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện, tạo bệ phóng vững chắc phát triển kinh tế - xã hội.
Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV) và công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu mang tính định hướng chiến lược về sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ điểm nghẽn lớn cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
PC Lào Cai:

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động