Phát triển xe điện vì nền kinh tế xanh và thực hiện COP26:

Phát triển xe điện: Bài 1- Cam kết quốc tế và kịch bản hai trong một

Phát triển xe điện vì một nền kinh tế xanh và thực hiện cam kết COP26 đang là đòi hỏi bức thiết đặt ra hiện nay. Loạt bài này nêu ra thực trạng và giải pháp.
Phát triển xe điện: Cần có chính sách ưu đãi phù hợp Phát triển xe điện ở Việt Nam: Giải bài toán nguồn điện

Xe điện - “xanh” và “kinh tế”

Hiện nay xu thế sử dụng xe điện thay thế xe động cơ đốt trong trên thế giới đang phát triển mạnh, các hãng xe lớn đều đang tích cực chuyển đổi sang sản xuất xe điện, sự thay đổi này sẽ là một cuộc cách mạng giao thông xanh. Cuộc cách mạng ấy đang lan tỏa mạnh mẽ ở Việt Nam và thị trường xe điện Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Tương lai của xe điện rõ ràng không chỉ là câu chuyện xa vời của thế giới mà hiện hữu ngay với người dùng Việt.

Tương lai của xe điện rõ ràng không chỉ là câu chuyện xa vời của thế giới mà hiện hữu ngay với người dùng Việt
Tương lai của xe điện rõ ràng không chỉ là câu chuyện xa vời của thế giới mà hiện hữu ngay với người dùng Việt

Với nhiều ưu điểm vượt trội so với xe sử dụng động cơ đốt trong, xe điện chính là niềm hi vọng của con người trong việc biến ô tô trở thành phương tiện đại trà, đồng thời khắc phục những vấn đề về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, tiết kiệm điện.

Theo Hiệp hội Giao thông và môi trường (T&E) niềm hy vọng vào xe điện được coi là chìa khóa trong cuộc cách mạng xanh. Cơ chế khác biệt của xe điện, hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, thay vì quá trình đốt cháy nhiên liệu như động cơ đốt trong khiến ôtô điện hoàn toàn xóa bỏ được những ống xả đen.

Ngay cả khi tính toán toàn bộ vòng đời cả một chiếc xe điện, bao gồm cả quá trình sản xuất điện, nghiên cứu của Hiệp hội Giao thông và môi trường đã chỉ ra, xe điện sản sinh ra lượng CO2 ít hơn những mẫu xe sử dụng xăng, dầu tới 64%.

Theo đó xe điện không chỉ là chìa khóa cho một cuộc sống xanh, bảo vệ môi trường mà còn là giải pháp kinh tế tối ưu so với những chiếc xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Có chung niềm tin này, chuyên gia ô tô Trần Huy Đồng nêu thêm thực tế, Việt Nam hiện có lớp người trẻ nhận thức tốt, được làm quen với những sản phẩm xanh từ sớm. "Chỉ trong một vài năm nữa, những phương tiện thân thiện với môi trường chắc chắn không chỉ là thói quen mà sẽ trở thành một phần của văn hóa giao thông", ông nói và chỉ ra, xu hướng “xanh hóa” phương tiện giao thông hiện nay đang bùng nổ trên thế giới và chắc chắn sẽ là hướng đi chủ đạo của tương lai. Nhiều quốc gia đã ban hành các chính sách cho xe điện phát triển, trong đó có lộ trình cấm xe sử dụng động cơ đốt trong.

Phân tích kỹ hơn, chuyên gia ô tô Trần Huy Đồng cho rằng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, các nước cũng như Việt Nam hướng đến sử dụng hợp lý tài nguyên năng lượng sạch, sử dụng công nghệ mới, công nghệ xanh, đặc biệt hướng tới giảm mức đầu tư, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng.

Có thể khẳng định, phát triển xe điện tại thời điểm này rõ ràng là sự lựa chọn 2 trong 1, “xanh” và “kinh tế”.

Đồng tình với xu hướng này, Bộ Công Thương cho rằng, thúc đẩy phát triển xanh là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất, thúc đẩy sử dụng các loại xe công nghệ xanh, thân thiện với môi trường của Việt Nam đòi hỏi phải có chính sách phù hợp đối với ô tô điện và các dòng xe thân thiện với môi trường.

Chính phủ cũng như Bộ Công Thương luôn ủng hộ việc doanh nghiệp sản xuất và giới thiệu các mẫu xe thân thiện với môi trường ở Việt Nam. Định hướng này đã được thể hiện rất rõ trong Chiến lược và quy hoạch ngành ôtô cũng như các chính sách có liên quan khác. Hiện nay, các hãng xe ôtô đều từng bước chuyển đổi sang các dòng xe thân thiện với môi trường”, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết.

Lộ trình “mở lối”- thực hiện cam kết COP26

Câu chuyện phát triển xe điện thân thiện với môi trường luôn là nhiệm vụ trọng tâm kể cả khi chưa có lộ trình thực hiện cam kết COP26 đã được Đảng và Nhà nước quan tâm thấu đáo.

Theo đó, nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao và phát triển công nghệ xanh, công nghệ thân thiện môi trường trong lĩnh vực công nghiệp nặng, với mục tiêu đảm bảo giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu toàn cầu được vạch ra. Đơn cử như Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được phê duyệt tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ: Khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường như xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện... đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phát triển ngành công nghiệp ôtô đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông.

Nghị quyết số 55/NQ-TW ngày 11/1/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp, trong đó có chính sách khuyến khích các hộ tiêu thụ sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, nhất là trong công nghiệp và giao thông; thúc đẩy phát triển các phương tiện giao thông sử dụng điện năng phù hợp với xu thế chung trên thế giới.

Hay như Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 quy định: Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích phát triển phương tiện giao thông công cộng, phương tiện giao thông sử dụng năng lượng tái tạo, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, phát thải thấp hoặc không phát thải; lộ trình chuyển đổi, loại bỏ phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường.

Cùng với đó, Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về phát triển bền vững đã đề ra giải pháp: “Đẩy mạnh sử dụng nhiên liệu sạch đối với phương tiện giao thông cơ giới”.

Bên cạnh Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, Bộ Giao thông vận tải được giao nhiệm vụ: “Khẩn trương xây dựng chương trình, đề án quốc gia phát triển phương tiện giao thông vận tải, hệ thống giao thông vận tải công cộng thân thiện với môi trường trong đó có phương tiện giao thông điện trình Thủ tướng Chính phủ”.

Gần đây nhất để hướng tới lộ trình sử dụng 100% xe điện tại Việt Nam, ngày 22/7, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 876/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông vận tải.

Theo đó, lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh đối với giao thông đến năm 2050 mục tiêu 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyển sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Đồng thời hoàn thiện hạ tầng sạc điện để cung cấp năng lượng xanh trên toàn quốc.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã từng truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về đề xuất nghiên cứu chiến lược ngành công nghiệp ô tô theo văn bản đề xuất của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) gửi Phó Thủ tướng về việc đề xuất Chiến lược ngành công nghiệp ô tô Việt Nam theo xu hướng thế giới và góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.

Theo kịch bản của VAMA nêu cụ thể, VAMA sẽ hướng tới mục tiêu 100% xe điện vào năm 2050, lộ trình chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu từ năm 2021 - 2030; giai đoạn tăng trưởng nhanh từ năm 2030 - 2040. Sau đó, tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2040 - 2045 và hợp nhất ngành công nghiệp từ năm 2045 - 2050.

“Việc phát triển các dòng xe ô tô sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo sẽ từng bước góp phần hướng đến cam kết của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”, đại diện VAMA bày tỏ quan điểm.

Kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam

Các chuyên gia dự báo, đến năm 2030, lượng xe điện toàn cầu (không bao gồm xe hai/ba bánh) sẽ đạt gần 145 triệu xe và sẽ chiếm 7% đội xe toàn cầu, dự báo có thể "tham vọng" hơn với việc 30% tất cả các loại xe sẽ chạy bằng điện vào năm 2030.

Sự bùng nổ của xu hướng ô tô điện là nhờ ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giá bán và chi phí vận hành, chính sách về môi trường khi mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Bên cạnh đó sự hỗ trợ từ chính phủ thực hiện mục tiêu tại COP26, khiến các nhà sản xuất cũng thay đổi chiến lược... Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí toàn cầu khiến nhiều quốc gia phải siết chặt các tiêu chuẩn về khí thải của các phương tiện cơ giới, trong đó có xe ô tô. Để “lấy lại” bầu trời xanh, nhiều nước như Anh, Pháp, Trung Quốc, Na Uy... đã sử dụng một loạt biện pháp mạnh tay với những loại xe chạy bằng xăng, dầu, bao gồm cả việc cấm bán xe mới từ năm 2030.

Vì vậy, các quốc gia đã có kế hoạch “khai tử” các dòng xe hơi sử dụng động cơ đốt trong và khuyến khích việc sản xuất, sử dụng xe không phát thải như ô tô điện.

Hiện tại, một số nước trên thế giới như các nước thành viên EU, Trung Quốc, Na Uy, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia... đang có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hãng sản xuất và người mua xe điện.

Báo cáo về hiện trạng và xu hướng phát triển xe điện trên thế giới của Bộ Công Thương đã chia sẻ những kinh nghiệm về phát triển xe điện thế giới. Đơn cử như tại Thái Lan, từ năm 2016 Chính phủ nước này đã đưa ra lộ trình chung để phát triển xe điện và phê duyệt kế hoạch ưu đãi thuế đối với sản xuất xe điện. Đến năm 2036, Thái Lan đặt mục tiêu tăng số lượng ô tô điện lên 1,2 triệu chiếc và có 690 trạm sạc hoạt động trên cả nước.

Đáng chú ý, Chính phủ Thái Lan đã thông qua gói chính sách trợ giá và giảm thuế cho xe điện trong giai đoạn 2022-2025 do Ủy ban Chính sách xe điện quốc gia Thái Lan đề xuất. Đây là một phần trong nỗ lực của Thái Lan nhằm thúc đẩy đầu tư cho lĩnh vực xe điện, đưa đất nước vươn lên trở thành trung tâm sản xuất xe năng lượng sạch ở Đông Nam Á. “Các biện pháp do Ủy ban chính sách xe điện quốc gia Thái Lan đề xuất bao gồm cả các biện pháp thuế và phi thuế để thu hút người tiêu dùng mua xe điện và tăng cường đầu tư vào sản xuất xe điện”- báo cáo của Bộ Công Thương đã nêu cụ thể những chính sách đột phá của Thái Lan về phát triển xe điện.

Với sự phát triển của xe điện trên toàn thế giới như một xu hướng tất yếu, đương nhiên Việt Nam không thể nằm ngoài cuộc
Với sự phát triển của xe điện trên toàn thế giới như một xu hướng tất yếu, Việt Nam không thể nằm ngoài cuộc

Là thị trường xe điện lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, chính phủ các nước châu Âu đã đề xuất các chính sách khác nhau để thúc đẩy phát triển xe điện. Có thể kể đến chính sách miễn thuế mua hàng, thuế giá trị gia tăng và giảm 80% thuế đăng ký xe của Chính phủ Na Uy. Các chính sách này đã giúp giảm chi phí mua xe điện lên đến 50%.

Ngoài ra, Chính phủ Na Uy cũng cung cấp đủ cơ sở hạ tầng cho xe điện với khoảng 1.800 trạm sạc tiêu chuẩn và 70 trạm sạc nhanh được xây dựng từ năm 2011. Sự hỗ trợ của Chính phủ Na Uy đã làm tăng doanh số bán xe điện từ 730 chiếc vào năm 2010 lên 10.400 chiếc vào năm 2013. Bên cạnh đó, một số nước OECD như Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng đưa ra các khoản trợ cấp trực tiếp để tăng khả năng thâm nhập thị trường của xe điện.

Ông Nguyễn Minh Đồng, chuyên gia ô tô cũng chia sẻ, các nước trên thế giới đều ủng hộ người dân sử dụng xe điện bằng cách giảm thuế, bù chi phí. Vị chuyên gia này cũng cho hay, nhiều nước trên thế giới như các nước thành viên EU, Trung Quốc, Na Uy, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia... đang có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hãng sản xuất và người tiêu dùng mua xe điện. Các chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế môi trường, phí đường bộ, trợ cấp tín dụng thuế hay áp dụng các đặc quyền như cho phép xe hơi điện sử dụng làn đường dành cho xe buýt, đậu xe miễn phí... khiến giá xe điện ngày càng cạnh tranh so với xe truyền thống.

Với sự phát triển của xe điện trên toàn thế giới như một xu hướng tất yếu, đương nhiên Việt Nam không thể nằm ngoài cuộc”- vị chuyên gia này khẳng định.

Thị trường xe điện toàn cầu đã có một bước tiến nhảy vọt trong thập kỷ qua khi chứng kiến sự tăng trưởng đáng kinh ngạc về số lượng xe điện trên toàn thế giới, nhưng với thông điệp tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) yêu cầu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, cho thấy trong 10 năm tới thị trường xe điện sẽ "lên ngôi" trên toàn cầu.

Còn tiếp...

Bài 2: Doanh nghiệp ô tô “nội” nhập cuộc tìm hướng đi mới

Việt Anh- Thùy Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xe điện Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sửa đổi Luật Quy hoạch và Luật Đầu tư: Động lực mới cho ngành điện Việt Nam

Sửa đổi Luật Quy hoạch và Luật Đầu tư: Động lực mới cho ngành điện Việt Nam

Ngành điện Việt Nam hiện đối diện với nhiều thách thức lớn, từ việc thiếu đồng bộ trong Luật Quy hoạch đến những rào cản trong Luật Đầu tư.
EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung

EVNCPC có công điện gửi các đơn vị thành viên, đại diện đơn vị cổ phần về việc chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung.
Tổng giám đốc EVNCPC kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 6 tại PC Quảng Bình

Tổng giám đốc EVNCPC kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 6 tại PC Quảng Bình

Tổng Giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư đã đến thăm, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 6 tại Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình).
EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần

EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trình lên Bộ Công Thương đề án triển khai cơ cấu giá điện hai thành phần, bao gồm giá công suất và giá điện năng.
Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Chiều 4/11, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.

Tin cùng chuyên mục

Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Ngành điện miền Nam đóng điện và đưa vào vận hành 8 công trình lưới điện 110kV cấp bách, trọng điểm trên địa bàn các tỉnh phía Nam phục vụ phát triển kinh tế.
Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Nhiệm vụ "Nghiên cứu xây dựng cơ chế giá điện khuyến khích cho khách hàng sử dụng điện tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện của Việt Nam".
Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu Âu

Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu Âu

Nguồn cung cấp khí đốt Nga cho các nước EU và Moldova, quá cảnh qua Ukraine, trong tháng 10 đã tăng lên gần mức tối đa có thể về mặt kỹ thuật.
Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông (tỉnh Gia Lai) hoàn thiện khiến cho các hộ dân tại làng Mui (xã Bình Giáo, huyện Chư Prông) thêm phấn khởi.
Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Ngày 1/11/2024, tại Lai Châu, UBND tỉnh Lai Châu đã có buổi làm việc với EVNNPT nhằm tháo gỡ vướng mắc các dự án truyền tải trên địa bàn tỉnh.
EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

Từ ngày 21 - 28/10/2024, EVNSPC đã đóng điện, đưa vào vận hành hàng loạt công trình lưới điện 110kV trọng điểm trên địa bàn các tỉnh phía Nam.
PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

PC Lai Châu đã phối hợp với lực lượng Công an và đề ra nhiều giải pháp hạn chế tình trạng trộm tài sản, thiết bị điện đang vận hành trên một số địa bàn...
Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Đến ngày 30/10, Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương đã sản xuất được 670,1 triệu kWh, đạt 108,6% kế hoạch được EVNGENCO2 giao.
Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

Nhằm đa dạng các sản phẩm hỗ trợ năng lượng tái tạo, Growatt tiếp tục giới thiệu biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ thương mại quy mô vừa và nhỏ
EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

Trạm biến áp 220kV Định Quán và đấu nối đi vào vận hành sẽ tăng cường đảm bảo điện cho tỉnh Đồng Nai và khu vực lân cận.
Than thương phẩm 10 tháng của TKV đạt 40,98 triệu tấn

Than thương phẩm 10 tháng của TKV đạt 40,98 triệu tấn

Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong 10 tháng năm 2024, than thương phẩm của toàn đơn vị đạt 40,98 triệu tấn.
Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 3

Việc sửa đổi Luật Điện lực nhằm kịp thời thể chế hóa các chủ trương của Đảng, bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, tạo sự đột phá phát triển mới.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vừa ký thỏa thuận khung hợp tác trong lĩnh vực thương mại dầu khí với Tập đoàn dầu khí Saudi Arabia (Saudi Aramco).
Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải

Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải 'bài toán' khó cho thị trường điện

Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi nhằm đưa ra các điều chỉnh cần thiết để tạo thị trường điện cạnh tranh lành mạnh.
Đợt nắng nóng đỉnh điểm đẩy Trung Quốc bước vào

Đợt nắng nóng đỉnh điểm đẩy Trung Quốc bước vào 'cơn sốt' năng lượng

Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) vừa công bố báo cáo quý III/2024, dự báo nhu cầu điện năng của Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng mạnh hơn so với dự kiến.
Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Theo chuyên gia Hà Đăng Sơn, việc thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) sớm sẽ tháo gỡ những vướng mắc, để các dự án nguồn điện khí LNG sớm được triển khai đầu tư.
Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 2

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được nghiên cứu công phu, giải quyết được nhiều chính sách lớn, quan trọng.
Tổng công ty Điện lực – TKV: Sức trẻ tuổi 15

Tổng công ty Điện lực – TKV: Sức trẻ tuổi 15

Sau 15 xây dựng và phát triển, Tổng công ty Điện lực -TKV đã góp phần vào sự phát triển của TKV nói riêng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nói chung.
Luật Điện lực (sửa đổi): Rõ ràng, đơn giản hơn trong thủ tục cấp phép hoạt động điện lực

Luật Điện lực (sửa đổi): Rõ ràng, đơn giản hơn trong thủ tục cấp phép hoạt động điện lực

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đề ra nhiều quy định đáng chú ý, phản ánh nỗ lực của cơ quan xây dựng luật trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý.
EVNCPC khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện lại cho 100% khách hàng trong ngày 28/10

EVNCPC khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện lại cho 100% khách hàng trong ngày 28/10

Đến 13h00 ngày 28/10, EVNCPC đã cơ bản hoàn tất việc khắc phục sự cố và khôi phục cấp điện cho tất cả khách hàng bị ảnh hưởng do bão số 6 (Trà Mi).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động