Phát triển thương mại điện tử: Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Các nền tảng thương mại điện tử đang là nơi tiêu thụ hàng Việt hiệu quả, đặc biệt là các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương…
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thích ứng để đưa hàng Việt đến với thị trường toàn cầu Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ Thái Nguyên trở thành trung tâm kết nối, liên kết vùng về thương mại điện tử Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

"Cầu nối" tiêu thụ hàng Việt

PGS.TS Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số - Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin, đến hết năm 2023, lĩnh vực thương mại điện tử đã đóng góp khoảng 15-17% tổng giá trị của kinh tế số quốc gia.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có trên 14 triệu cửa hàng, 9.000 chợ nhưng xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau giai đoạn dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, có khoảng 5,2 triệu hộ nông dân mở cửa hàng nông sản trên các sàn thương mại điện tử. Hàng năm có hơn 1,1 triệu hộ kinh doanh có doanh thu từ bán nông sản qua hình thức giao dịch thương mại điện tử. Đây là những định hướng lớn của Chính phủ trong việc thúc đẩy và coi thương mại điện tử là một trong những động lực lớn, quan trọng nhất để phát triển kinh tế số trong thời gian tới.

Từ tốc độ tăng trưởng của hoạt động thương mại điện tử, PGS.TS Trần Minh Tuấn nhận định mục tiêu doanh thu thương mại điện tử chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ vào năm 2025 có thể đạt được.

Phát triển thương mại điện tử: Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt
Hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản được Tổng công ty Bưu điện Việt Nam triển khai nhiều năm nay (Ảnh: Vnpost)

Là đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử, ông Nguyễn Thế Anh - Giám đốc Trung tâm kinh doanh phân phối – Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vnpost) cho biết, phân phối các mặt hàng nông sản là một trong những trọng tâm kinh doanh của Bưu điện Việt Nam. Hiện Bưu điện Việt Nam có mạng lưới 13.000 điểm bưu cục trên toàn quốc, luôn đồng hành cùng bà con trong tiêu thụ nông sản, đặc biệt là trong giai đoạn trong và sau đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, Bưu điện Việt Nam hiện đang triển khai sàn thương mại điện tử buudien.vn, tiền thân là postmart.vn, là nơi giới thiệu, quảng bá nông sản đến người tiêu dùng trong nước. Từ sự hỗ trợ của Bưu điện Việt Nam, sàn thương mại điện tử buudien.vn đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ các địa phương tiêu thụ hàng Việt.

Đơn cử, thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Bưu điện tỉnh Điện Biên thu thập thông tin của hơn 2.000 hội viên là hộ sản xuất kinh doanh giỏi; mở 1.200 tài khoản giao dịch trên sàn buudien.vn cho hội viên nông dân. Đồng thời, lựa chọn 40 sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực của địa phương quảng bá trên gian hàng thương mại điện tử buudien.vn.

Ông Lê Anh Dũng - Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Điện Biên cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và tham gia các sàn thương mại điện tử, đơn vị đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, quảng cáo và quản lý gian hàng giúp doanh nghiệp bán hàng hiệu quả. Bưu điện tỉnh Điện Biên đã triển khai các chương trình hỗ trợ chi phí chuyển phát. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và tăng khả năng cạnh tranh.

Bên cạnh đó, bưu điện tỉnh đã chủ động và phối hợp với các hộ kinh doanh, HTX triển khai các chương trình truyền thông cũng như Livestream bán hàng trực tuyến giúp thay đổi nhận thức của người dân và người tiêu dùng trong giao dịch trên sàn thương mại điện tử. Giải pháp này đã giúp nông sản Điện Biên tiêu thụ tốt hơn với doanh thu tăng cao hàng năm.

Tại Yên Bái, trong quý I/2024 có trên 400 tài khoản đã tạo app và cài trực tiếp sàn thương mại điện tử buudien.vn, 145 sản phẩm OCOP được đưa lên sàn với 1.860 giao dịch phát sinh, có tổng giá trị hàng hóa 190 triệu đồng.

Phát triển thương mại điện tử: Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt
Livestream bán hàng giúp tiêu thụ tốt nông sản trên các sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử buudien.vn đặt mục tiên năm 2024, đưa 100% các hộ sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trên toàn quốc lên sàn và đưa 5.000 sản phẩm nông, lâm, thủy sản Việt đạt tiêu chuẩn, chất lượng lên sàn thương mại điện tử giúp người tiêu dùng có đa dạng sự lựa chọn, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã…

Hoặc với sàn Shopee, Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam Trần Tuấn Anh cho biết, trong vòng 7-8 năm qua, Shopee đã làm việc với rất nhiều các nhà kinh doanh nhỏ lẻ và thấy rằng ở Việt Nam có những thế mạnh rất lớn về sản xuất, ví dụ như ngành may mặc. Tuy nhiên, những sản phẩm này chưa tiếp cận được quá nhiều trong thị trường nội địa do hiểu biết về thị trường nội địa từ các nhà kinh doanh xuất khẩu chưa nhiều; cách tiếp cận người tiêu dùng qua thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn còn mới; nhu cầu và thị hiếu của thị trường Việt Nam cũng khác với thị trường xuất khẩu.

Chúng tôi cũng đã làm việc với các doanh nghiệp xuất khẩu để giúp họ cung cấp cho thị trường nội địa trước. Người sản xuất cứ tập trung vào sản xuất, còn chúng tôi lo vấn đề vận hành cũng như quảng bá sản phẩm ra thị trường, và đã được những kết quả rất tốt. Chúng tôi cũng giúp doanh nghiệp xuất khẩu ra thị trường khác, cụ thể ở Đông Nam Á, trong tương lai hy vọng tiếp cận các thị trường mới nhiều hơn nữa” – ông Trần Tuấn Anh chia sẻ.

Tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp, sản phẩm Việt

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/05/2020 về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 chỉ rõ, một trong những định hướng và giải pháp lớn nhất là gắn thương mại điện tử với chuỗi giá trị làm sao để tăng giá trị, thúc đẩy hiệu quả của những mắt xích trong chuỗi cung ứng.

Mắt xích quan trọng nhất là thúc đẩy liên kết giữa các địa phương trong những vùng kinh tế trọng điểm, để xác định được những địa phương nào có những ưu thế từ những mặt hàng gì, địa phương nào có ưu thế trong lĩnh vực logictics hoặc trong tổ chức kho hàng để có thể tối ưu hoá hiệu quả của chuỗi cung ứng trong bối cảnh của khu vực.

Vấn đề thứ hai là làm việc với những sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước để thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá có hàm lượng sản xuất tại Việt Nam cao, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, nhất lá trong cao điểm mùa vụ. Hiện Bộ Công Thương vẫn phối hợp với Shopee, Lazada, Tiki hoặc những sàn thương mại quốc tế để tổ chức những gian hàng Việt và những tuần lễ hàng Việt để hỗ trợ bà con có thể tiêu thụ hàng hoá một cách tối ưu nhất.

Lâu dài hơn, ngoài việc tiêu thụ theo mùa vụ những sản phẩm đặc trưng theo vùng miền, đặc trưng của địa phương, chúng tôi cũng nỗ lực phối hợp với các sàn để xây dựng những thương hiệu trực tuyến cho hàng hoá Việt Nam, hướng đến để đưa những sản phẩm của Việt Nam ra nước ngoài; xây dựng và phát triển thương hiệu trực tuyến cho hàng hoá Việt Nam, đây cũng là một trong những định hướng ưu tiên.

Sau cùng là quy hoạch và phát triển mạng lưới logictics, tỉ trọng logictics hiện nay tương đối cao trong giá thành sản phẩm, đặc biệt là thương mại điện tử.

Về phía Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, thời gian tới, sàn thương mại điện tử Buudien.vn sẽ tiếp tục phát triển, trở thành nơi tiêu thụ các sản phẩm có giá trị đặc biệt của từng địa phương, sản phẩm OCOP có gắn sao và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Trong đó, ưu tiên sản phẩm đặc sản; các nhóm sản phẩm nông sản khô, nông sản chế biến phù hợp với quy trình vận chuyển hiện có của Bưu điện Việt Nam.

Thông qua nền tảng, Bưu điện Việt Nam sẽ hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, nhà cung cấp thông tin, truy xuất nguồn gốc nông sản, xây dựng thương hiệu, xây dựng câu chuyện sản phẩm, giới thiệu và quảng bá nông sản đến người tiêu dùng nhằm nâng giá trị văn hóa và thương mại của sản phẩm ra thị trường.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin, so sánh và mua nông sản đặc sản, sản phẩm nông nghiệp tươi ngon, an toàn và đảm bảo chất lượng từ nhiều vùng miền và nhiều nhà cung cấp khác nhau; đồng thời tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm tùy chỉnh kèm dịch vụ giao hàng nhanh chóng, đáng tin cậy.

“Thời gian tới, Bưu điện Việt Nam đang hướng tới mô hình phối hợp cùng các chủ thể OCOP số hoá vùng trồng, đưa quy trình từ sản xuất đến thu hoạch, chế biến lên sàn thương mại điện tử để người tiêu dùng theo dõi toàn trình. Đồng thời, nghiên cứu để mỗi địa phương sẽ có 1 điểm bán hàng OCOP, là nơi trưng bày, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm. Hoặc triển khai Chương trình Chuyến xe OCOP nhằm hợp tác, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP” – ông Nguyễn Thế Anh nhấn mạnh.

Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyên gia lên tiếng về đề xuất sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng

Chuyên gia lên tiếng về đề xuất sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh: Đề xuất sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng phù hợp thực tiễn, buộc các bên phải khai báo trung thực, đúng quy định.

'Sợi dây' chuyển đổi số và chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Chuyển đổi kép là 'sợi dây' kết nối giữa chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp, đây là mô hình phát triển bền vững...
Một Phạm Thoại thật khác tại Nghề Chủ Chốt

Một Phạm Thoại thật khác tại Nghề Chủ Chốt

Chia sẻ tại chương trình Nghề Chủ Chốt, Phạm Thoại cho biết, từ một hiện tượng mạng nổi lên với hình tượng 'không mấy thiện cảm' đã khiến anh thay đổi...
Cơ hội nào cho nhà sáng tạo nội dung tiếp thị liên kết trên TikTok Shop?

Cơ hội nào cho nhà sáng tạo nội dung tiếp thị liên kết trên TikTok Shop?

TikTok Shop mở ra chương mới trong lĩnh vực tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing), mang lại cơ hội phát triển bền vững và mạnh mẽ cho nhà sáng tạo nội dung.
Các tỉnh Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung: Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Các tỉnh Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung: Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Hôm nay (25/9) diễn ra Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Bình Định và các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Tin cùng chuyên mục

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh: Đến lúc bỏ quy định miễn thuế nhập khẩu hàng giá trị nhỏ

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh: Đến lúc bỏ quy định miễn thuế nhập khẩu hàng giá trị nhỏ

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, đã đến lúc bãi bỏ quy định miễn thuế nhập khẩu với hàng giá trị dưới 1 triệu đồng, để tránh thất thoát lớn.
Bình Định: Hội thảo về kết nối các doanh nghiệp thương mại điện tử

Bình Định: Hội thảo về kết nối các doanh nghiệp thương mại điện tử

Hội thảo hướng dẫn, định hướng kết nối doanh nghiệp với các doanh nghiệp thương mại điện tử trong cả nước phát triển thị trường thông qua thương mại điện tử.
Đặt hàng qua mạng xã hội là thách thức lớn cho công tác quản lý thuế

Đặt hàng qua mạng xã hội là thách thức lớn cho công tác quản lý thuế

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho rằng, đặt hàng qua mạng xã hội là thách thức rất lớn cho công tác quản lý thuế.
Sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo để cảnh báo rủi ro thuế trong thương mại điện tử

Sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo để cảnh báo rủi ro thuế trong thương mại điện tử

Ngành Thuế sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý dữ liệu lớn, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp có rủi ro về thuế trong thương mại điện tử.
Đề xuất sàn giao dịch thương mại điện tử xuất hóa đơn thay người kinh doanh

Đề xuất sàn giao dịch thương mại điện tử xuất hóa đơn thay người kinh doanh

Bộ Tài chính đề xuất tổ chức, cá nhân ủy quyền cho các sàn giao dịch điện tử xuất hóa đơn thay để tránh thất thu thuế trong thương mại điện tử.
Mấu chốt quản lý thuế trong thương mại điện tử là chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan

Mấu chốt quản lý thuế trong thương mại điện tử là chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan

Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lại Việt Anh: Mấu chốt quản lý thuế trong thương mại điện tử là cơ chế chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan.
Bến Tre: Tập huấn thương mại điện tử cho thanh niên khởi nghiệp

Bến Tre: Tập huấn thương mại điện tử cho thanh niên khởi nghiệp

Ngày 23/9, Sở Công Thương tỉnh Bến Tre tổ chức lớp tập huấn thương mại điện tử với trí tuệ nhân tạo (AI) cho đoàn viên, thanh niên và sinh viên khởi nghiệp.
Chuyên gia chia sẻ thành công trong kinh doanh nhờ livestream

Chuyên gia chia sẻ thành công trong kinh doanh nhờ livestream

Theo các chuyên gia về thương mại điện tử, livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận nhiều người mua, đem lại doanh thu cao dù mức đầu tư thấp.
Những xu thế tiêu dùng mới, doanh nghiệp Việt cần chớp thời cơ

Những xu thế tiêu dùng mới, doanh nghiệp Việt cần chớp thời cơ

Các dòng sản phẩm như dụng cụ học tập, phụ kiện công nghệ và quà tặng mùa tựu trường là cơ hội hấp dẫn cho các nhà bán hàng thương mại điện tử kinh doanh.
Thương mại điện tử chuyên nghiệp bắt đầu bằng việc các sàn kiện toàn chính sách

Thương mại điện tử chuyên nghiệp bắt đầu bằng việc các sàn kiện toàn chính sách

Shopee đã điều chỉnh và làm mới hơn 10 chính sách chỉ trong vòng hơn nửa năm để cải tổ quy trình hoạt động thương mại điện tử theo hướng chuyên nghiệp
Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Các doanh nghiệp kinh doanh sơn đã bước vào cuộc đua thực sự với chất lượng sơn ngày càng được nâng cao, đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc.
Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử ở Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử ở Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử giữa Tây Nguyên và các vùng khác trong cả nước, tạo đà cho sự phát triển chung của nội vùng, liên vùng.
Ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck

Ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck

Sự kiện ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck được đánh giá là "cánh cửa" mới cho sự phát triển của nền thương mại điện tử Việt Nam.
Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên

Dự kiến, ngày 4/9, tại thành phố Pleiku sẽ diễn ra Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên.

'Nghề Chủ Chốt': Cùng Hằng Du Mục đưa nông sản 'bùng nổ' trên TikTok Shop

Tập 4 của “Nghề Chủ Chốt”, khán giả chứng kiến hành trình Hằng Du Mục vượt thử thách, đưa nông sản Việt lên TikTok Shop, tiếp cận và chinh phục người tiêu dùng.
Sáng tạo nội dung số trên TikTok Shop - Hành trình

Sáng tạo nội dung số trên TikTok Shop - Hành trình 'từ không đến có'

Sự tăng trưởng của TikTok Shop cũng song hành với sự phát triển của không ít thương hiệu và nhà bán hàng, cả doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các tiểu thương...
Thừa Thiên Huế: Phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

Thừa Thiên Huế: Phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử cho doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị…
TikTok đang trở thành mạng xã hội không thể thiếu của người Việt

TikTok đang trở thành mạng xã hội không thể thiếu của người Việt

Trong 5 nền tảng mạng xã hội hàng đầu tại Việt Nam, TikTok là ứng dụng duy nhất có sự tăng trưởng trong quý vừa qua.
Mở “cánh cửa online” cho hàng Việt xuất khẩu

Mở “cánh cửa online” cho hàng Việt xuất khẩu

Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu, với thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… dư địa, tiềm năng về thương mại điện tử xuyên biên giới rất lớn.
Gần 100 doanh nghiệp đăng ký thành công dịch vụ chữ ký số từ xa sau 1 tháng triển khai

Gần 100 doanh nghiệp đăng ký thành công dịch vụ chữ ký số từ xa sau 1 tháng triển khai

Trung tâm Phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số triển khai dịch vụ chữ ký số từ xa cho doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động