Nông lâm thủy sản Việt chiếm chưa tới 5% thị phần nhập khẩu của thị trường Trung Quốc

Trong tổng lượng nhập khẩu nông lâm thủy sản của thị trường Trung Quốc là trên 260 tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chiếm chưa tới 5%.
"Thông đường"- nông sản Việt tăng tốc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Điểm tên những thách thức từ các thị trường xuất khẩu nông sản năm 2023

Chia sẻ tại diễn đàn trực tuyến “Thúc đẩy giao thương nông sản, thực phẩm giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)” do Tổ Điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức sáng 10/2, ông Lê Thanh Hòa – Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Việt Nam, kiêm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam – cho hay, năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu nông lâm thủy sản được hơn 53 tỷ USD, trong đó thị trường Trung Quốc đóng góp hơn 14 tỷ USD. Đây là thị trường rộng lớn. Tuy nhiên, nếu xét đến tổng lượng nhập khẩu nông lâm thủy sản của Trung Quốc là trên 260 tỷ USD, thì Việt Nam mới chiếm tỷ trọng chưa đến 5%.

Diễn đàn diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến
Diễn đàn diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến

Các nhóm ngành hàng chủ lực mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc gồm gỗ, sắn, rau quả, cao su. Trong đó, ngành quan trọng là cao su, chiếm đến 70% thị phần xuất đi thế giới, chủ yếu qua đường Vân Nam.

Về thuận lợi trong thời gian tới, ông Hòa cho rằng thủy sản Việt Nam vào Trung Quốc qua ngả Vân Nam sẽ có khởi sắc. Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam lưu ý các doanh nghiệp muốn xuất khẩu vào Trung Quốc cần hoàn thiện hồ sơ, từ nay đến 30/6. Riêng với mặt hàng hoa quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp hơn 2.000 mã số cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

“Chính sách thương mại biên mậu với Trung Quốc cũng có nhiều ảnh hưởng với rau quả tươi. Việc liên quan đến thuế giá trị gia tăng, chúng tôi đã có kiến nghị cụ thể với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công Thương liên quan đến Hiệp định RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực). Làm thế nào để giảm bớt cản trở, thuận lợi cho doanh nghiệp”, ông Hòa bày tỏ.

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp tốt với Hải quan Trung Quốc để giữ cho việc xuất khẩu thuận lợi. Đồng thời, cũng đang đàm phán với đối tác Trung Quốc về việc đề xuất nhóm hoa quả tiếp theo: bưởi, bơ, na, roi, thảo quả, dứa.

Một trong những chiến lược xuất khẩu của Việt Nam là tuyến đường sắt Hà Nội Lào Cai, kết nối với đường biển, đường bộ từ các nước ASEAN qua. Đây là vấn đề cần hoàn thiện, đẩy nhanh tốc độ triển khai’, ông Hòa kiến nghị.

Về phía Bộ Công Thương, ông Tô Ngọc Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi – cho biết, Trung Quốc là thị trường quan trọng hàng đầu và là đối tác thương mại số 1 của Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc năm 2022 đạt 175,5 tỷ USD. Tỷ trọng xuất nhập khẩu với Trung Quốc trong tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam chiếm đến 24%.

Riêng đối với mặt hàng nông lâm thủy sản, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của mặt hàng rau quả với tỷ trọng 53,7%; của mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn với tỷ trọng 91,47%; của cao su với tỷ trọng 71%. Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của thủy sản Việt Nam (sau Hoa Kỳ và Nhật Bản).

Thông tin cụ thể về vai trò của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trong hợp tác kinh tế, thương mại 2 nước, ông Tô Ngọc Sơn cho biết, tỉnh Vân Nam có đường biên giới với 4 tỉnh Việt Nam là Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Đây cũng là cửa ngõ phía Tây Nam của Trung Quốc. Đặc biệt, dân số của tỉnh là 47 triệu người và đời sống người dân ngày càng cải thiện.

“Tuy có vị trí, vai trò quan trọng và nhiều tiềm năng như vậy nhưng hợp tác kinh tế, thương mại của Việt Nam với địa phương nước bạn còn nhiều điểm đáng tiếc, chưa được như kì vọng”, ông Tô Ngọc Sơn chỉ ra.

Theo đó, năm 2022, kim ngạch thương mại Vân Nam - Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, chỉ chiếm 5% trong kim ngạch thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Nhiều cửa khẩu vẫn chưa phát huy được lợi thế.

Tỉnh Vân Nam vẫn chưa có nhiều cơ chế hợp tác với các Bộ, ngành phía Việt Nam. Một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam, điển hình như thủy hải sản, vẫn chưa khai thác được thị trường tiềm năng này.

Để thúc đẩy thương mại xuất nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam và Vân Nam (Trung Quốc), ông Tô Ngọc Sơn cho rằng, đối với công tác tổ chức sản xuất, các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương của Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển ngành, xây dựng thương hiệu; xây dựng vùng sản xuất, nuôi trồng chuyên canh tập trung, quy mô lớn; định hướng sản xuất, nuôi trồng theo tín hiệu thị trường.

Trong quản lý chất lượng, cần tăng cường quản lý giám sát chất lượng hàng xuất khẩu từ nuôi trồng, đến gia công; tăng cường tập huấn và nhân rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP, HACCP.

Về phía các doanh nghiệp, ông Tô Ngọc Sơn khuyến nghị, cần nghiên cứu và tuân thủ quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của thị trường Trung Quốc; tận dụng tuyến vận tải đường sắt liên vận Việt Nam – Trung Quốc; khai thác thị trường thông qua hình thức thương mại điện tử.

Cùng với đó, các doanh nghiệp cần tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản; xây dựng đội ngũ nhân viên thông thạo thị trường, ngôn ngữ; nghiên cứu kỹ nhu cầu, xu thế phát triển của thị trường; chú trọng xây dựng thương hiệu, bảo vệ thương hiệu khi nhiều vụ việc mất thương hiệu đáng tiếc đã từng xảy ra.

Trong thời gian tới, nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại với tỉnh Vân Nam, đại diện Bộ Công Thương Việt Nam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát huy hiệu quả của các cửa khẩu đường bộ, đường sắt tiếp giáp với tỉnh Vân Nam; tăng cường quảng bá các mặt hàng có tiềm năng của Việt Nam như thủy hải sản, trái cây…; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, trao đổi đoàn công tác với tỉnh Vân Nam.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, sẽ có website về xuất xứ hàng hóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA dễ hơn và góp phần phòng chống gian lận thương mại.
Tick xanh trách nhiệm: Bước tiến mới cho nông sản Đà Lạt

Tick xanh trách nhiệm: Bước tiến mới cho nông sản Đà Lạt

Chương trình 'Tick xanh trách nhiệm' của Bách Hóa Xanh được ký kết với các doanh nghiệp sẽ đem lại chuỗi cung ứng an toàn, minh bạch cho nông sản Lâm Đồng.
Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ áp cho hàng hoá nhập khẩu đã và đang mang lại cả cơ hội và thách thức đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu.
Thương vụ hiến kế doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Halal

Thương vụ hiến kế doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Halal

Doanh nghiệp Việt Nam cần xác định chiến lược dài hạn, đầu tư nghiêm túc cho nghiên cứu thị trường, điều chỉnh sản phẩm để tiến sâu vào thị trường Halal.
Giao ban xúc tiến thương mại với thương vụ tháng 3/2025: Cơ hội từ thị trường Halal

Giao ban xúc tiến thương mại với thương vụ tháng 3/2025: Cơ hội từ thị trường Halal

Sáng 4/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 3/2025.

Tin cùng chuyên mục

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, chưa bàn đến điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu, theo tinh thần “bình tĩnh, nhìn tổng thể và toàn diện”.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Xây dựng Nghị định quy định về kiểm soát thương mại chiến lược không chỉ bảo vệ công nghệ lõi mà còn thu hút các doanh nghiệp lớn đến đầu tư tại Việt Nam.
Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?
Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Theo Vụ trưởng Tạ Hoàng Linh, Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn còn không gian để trao đổi, đàm phán về mức thuế quan để đi tới một kết quả hai bên cùng có lợi.
Hàng Việt gặp

Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Thuế nhập khẩu hàng Việt vào Mỹ lên tới 46% có thể đẩy xuất khẩu vào thế khó. Không chỉ là thuế, đây là bài toán chiến lược, Việt Nam sẽ ứng phó ra sao?
Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước tiến giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước tiến giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro

Dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược được các doanh nghiệp đánh giá là bước tiến quan trọng, giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro khi giao thương...
Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Theo đánh giá của chuyên gia, dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược được xây dựng nhanh chóng, thể hiện sự nhanh nhạy trong phản ứng chính sách.
Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Trong dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định thưởng vượt dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho các địa phương.
Toàn cảnh Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Toàn cảnh Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025 sẽ triển khai các hoạt động kết nối cung - cầu, hội thảo chuyên ngành về chuyển đổi xanh và trí tuệ nhân tạo...
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - VIETNAM EXPO 2025 quy tụ trên 400 doanh nghiệp trưng bày tại 500 gian hàng đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Sáng 2/4, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - Vietnam Expo 2025 với quy mô lớn.
Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Chính phủ ban hành.
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - VietNam Expo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội.
Doanh nghiệp Philippines ‘đổ bộ’ Vietnam Expo

Doanh nghiệp Philippines ‘đổ bộ’ Vietnam Expo

Thương vụ Việt Nam tại Philippines vận động và hỗ trợ tối đa cho các hiệp hội, doanh nghiệp Philippines sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Vietnam Expo.
Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Thành phố Huế: Kết nối cung cầu ‘sân chơi’ cho doanh nghiệp

Thành phố Huế: Kết nối cung cầu ‘sân chơi’ cho doanh nghiệp

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp thành phố Huế phối hợp, hỗ trợ hàng trăm doanh nghiệp, đơn vị sản xuất được kết nối cung cầu.
Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, trong đó, nhiều nhóm hàng ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Từ 31/3/2025, ô tô, gỗ, ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry,... được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Dấu ấn Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại: Lực đẩy quan trọng phía sau cú tăng tốc ngành Công Thương

Dấu ấn Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại: Lực đẩy quan trọng phía sau cú tăng tốc ngành Công Thương

Xúc tiến thương mại giai đoạn mới không chỉ là chuyện tổ chức hội chợ, đó còn là cách một quốc gia bước ra thế giới bằng chính bản sắc và nội lực của mình.
Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

5 năm qua, thủy sản Việt không phát hiện nhiễm asen vô cơ, trước quy định mới của EU, chủ động thích ứng đang là việc mà ngành hàng này triển khai, thực hiện.
Mobile VerionPhiên bản di động