Ninh Thuận: Triển khai mô hình chuyên canh cây nha đam

Mô hình sản xuất chuyên canh cây nha đam tại xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận đã nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc nơi đây.
Ninh Thuận: Thúc đẩy phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp Ninh Thuận: Phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021 - 2025, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Bộ KH&CN, Sở KH&CN Ninh Thuận đã triển khai mô hình sản xuất chuyên canh cây nha đam tại xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc. Trong đó, Công ty Cổ phần Thực phẩm Cánh Đồng Việt là doanh nghiệp được Sở KH&CN lựa chọn để thực hiện mô hình. Dự án có vốn đầu tư 6,5 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ tháng 5/2021 đến tháng 4/2024.

Ninh Thuận: Triển khai mô hình chuyên canh cây nha đam
Thu hoạch nha đam

Sau khi được hỗ trợ vốn, Công ty Cổ phần Thực phẩm Cánh Đồng Việt đã thực hiện quy trình ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô giống nha đam sạch bệnh và trồng thí điểm 20 ha tại khu vực Tà Lốc, thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn với 35 hộ dân tham gia. Ngoài ra, công ty còn đầu tư hệ thống thủy lợi, sử dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm; nhờ đó, cây nha đam phát triển tốt trên vùng đất khô hạn.

Sau 1 năm, cây nha đam đã cho thu hoạch, hiệu quả kinh tế cao hơn 5 - 7 lần so với trồng bắp. Điều này đã khẳng định, liên kết với doanh nghiệp hình thành chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm đã mở ra cơ hội thoát nghèo cho khu vực nông thôn, miền núi.

Trong quá trình triển khai dự án, công ty đã đầu tư 4 hồ chứa và hệ thống tưới tiết kiệm và cử cán bộ hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho nông dân. Nhờ đó, năng suất nha đam đạt từ 3 - 3,5 tấn/sào, bằng 75 - 80% năng suất ở các vùng nguyên liệu chủ lực của công ty. Với thị trường tiêu thụ rộng và nhu cầu xuất khẩu ngày càng lớn, việc phát triển vùng nguyên liệu nha đam tại xã Bắc Sơn là hướng đi đúng, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo hiệu quả cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

Dự kiến, năm 2023, vùng nguyên liệu cây nha đam ở xã Bắc Sơn sẽ được mở rộng thêm 20 ha và đến năm 2025 sẽ phát triển lên 50 ha. Huyện Thuận Bắc sẽ đầu tư lưới điện và thủy lợi để vùng nguyên liệu nha đam ở thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn phát triển bền vững.

Ninh Thuận: Triển khai mô hình chuyên canh cây nha đam
Khuyến khích bà con mở rộng diện tích trồng nha đam

Công ty Cổ phần thực phẩm Cánh Đồng Việt hiện là nhà máy sản xuất nha đam lớn nhất Việt Nam cũng là đơn vị sản xuất nha đam duy nhất trong tỉnh Ninh Thuận. Với trên 300 ha nguồn nguyên liệu được liên kết với hàng trăm hộ dân trên địa bàn, công ty đã tạo công ăn việc làm cho bà con dân tộc thiểu số vùng khó khăn.

Nhận thấy tiềm năng lớn trong lĩnh vực chế biến, sản xuất các sản phẩm sạch từ cây nha đam, Công ty Cổ phần thực phẩm Cánh Đồng Việt đã đầu tư hệ thống máy móc hiện đại để nâng cao chất lượng; đồng thời, đa dạng sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng FSSC 22000 V.5.1, chứng nhận HALA từ cây nha đam. Sản phẩm của công ty được chứng nhận là sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao của tỉnh và được xuất khẩu đến 20 nước trên thế giới, trong đó có các thị trường đòi hỏi các tiêu chuẩn khắt khe như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Châu Âu…

Theo thống kê, toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có khoảng 350 ha trồng nha đam. Với giá cả tương đối ổn định, người trồng nha đam có thể lãi từ 300 - 600 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, vào những ngày hè nắng nóng, nhu cầu sử dụng nha đam tăng cao, giá bán cũng tăng theo nên các hộ trồng nha đam rất phấn khởi. Điều quan trọng là nha đam thu hoạch tới đâu thương lái tới gom hàng hết tới đó. Đây cũng là một trong những yếu tố khuyến khích bà con mở rộng diện tích trồng nha đam.

Từ thành công của mô hình liên kết này, Ninh Thuận tiếp tục nhân rộng ra các địa phương khác; tạo điều kiện cho người dân liên kết sản xuất nha đam theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã với các công ty tiêu thụ để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho bà con.

Nha đam là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, thời gian từ khi trồng đến thu hoạch tương đối ngắn, rất phù hợp với điều kiện canh tác của người dân có ít vốn đầu tư, ít sử dụng nước tưới ở vùng đất có khí hậu khô nóng như Ninh Thuận.
Lê Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Ninh Thuận

Tin cùng chuyên mục

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh