Ninh Thuận: Thúc đẩy phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp
Vùng cao đổi mới 05/12/2022 13:04 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đắk Lắk: Bảo tồn và phát triển làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Quảng Trị: Phát triển sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại nông thôn |
Tỉnh Ninh Thuận hiện có ba làng nghề truyền thống được công nhận gồm: Làng nghề gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, dệt thổ cẩm Chung Mỹ và hàng chục làng có các nghề tiểu thủ công nghiệp sản xuất mặt hàng đặc thù của địa phương đang trên đà phát triển như: Nghề làm nước mắm, chế biến hải sản, sản xuất đồ mỹ nghệ, chế biến sản phẩm rượu nho, nho sấy, táo sấy, chuối sấy, măng khô... phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.
Trong đó, làng gốm Bàu Trúc là ngôi làng cổ có đến trên 90% dân số là đồng bào Chăm. Ngôi làng này là một trong số những ngôi làng cổ nhất ở Đông Nam Á. Điểm đặc biệt của nghề làm gốm ở Bàu Trúc chính là phương pháp làm gốm thủ công, mang tính nghệ thuật cao với sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng nét chạm khắc. Ở nhiều làng nghề, người ta thường dùng các bàn xoay để nặn gốm. Tuy nhiên, ở đây, các nghệ nhân gốm dùng chính đôi tay khéo léo của mình để tạo nên những sản phẩm tuyệt vời.
![]() |
Nghề gốm được truyền lại cho con cháu đời sau gìn giữ và phát triển |
Làng dệt Mỹ Nghiệp cũng là làng nghề Chăm nổi tiếng ở Ninh Thuận. Nơi đây vẫn lưu giữ phong cách dệt vải của người Chăm cổ xưa mà không cần sử dụng đến máy móc và các thiết bị hiện đại. Trải qua hàng thế kỷ tồn tại, nghề dệt thủ công vẫn được duy trì phát triển trong cộng đồng dân cư. Từ cây bông vải thuần túy được trồng ngay trong vườn nhà, dưới bàn tay sáng tạo, cần cù của những phụ nữ Chăm, nhiều tác phẩm nghệ thuật, đậm chất văn hóa dân tộc đã ra đời. Hiện nay, làng dệt Mỹ Nghiệp và làng gốm Bàu Trúc nằm trong chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề và nghề truyền thống của người Chăm cũng là điểm khai thác du lịch văn hóa.
![]() |
Gìn giữ và bảo tồn nghề dệt truyền thống |
Nhằm bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề, Ninh Thuận đã ban hành Kế hoạch phát triển làng nghề giai đoạn 2021-2030. Theo đó, đối với các làng đã có nghề, tỉnh tập trung bảo tồn, lưu giữ nét văn hóa truyền thống trong sản phẩm, bí quyết nghề, thiết kế sản phẩm mới phù hợp thị trường. Các làng chưa có nghề sẽ thúc đẩy phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, trong đó, ưu tiên phát triển làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản; gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh; cơ khí nhỏ và phát triển dịch vụ ở nông thôn.
Tỉnh Ninh Thuận đề ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ khôi phục, bảo tồn 5 nghề truyền thống và hai làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; công nhận mới 2 nghề truyền thống và phát triển 3 làng nghề gắn với du lịch; có trên 70% nghề, làng nghề truyền thống hoạt động hiệu quả; 30% số làng nghề có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu; 80% lao động trong làng nghề được đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề, kiến thức công nghệ thông tin cơ bản... Đồng thời, tỉnh phấn đấu có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Đến năm 2030, Ninh Thuận tiếp tục khôi phục, bảo tồn 8 nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; công nhận mới 6 nghề truyền thống và phát triển 7 làng nghề gắn với du lịch. Tỉnh phấn đấu trên 80% nghề, làng nghề truyền thống hoạt động hiệu quả; 100% lao động trong làng nghề được đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề và kiến thức công nghệ thông tin; 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường.
Để đạt mục tiêu đề ra, Ninh Thuận đã đề ra nhiều nhóm nhiệm vụ và giải pháp; trong đó, tập trung vào một số giải pháp chính như: Đào tạo nghề, phát huy vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi trong làng nghề; thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia chuỗi giá trị sản xuất. Tỉnh khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, làng nghề đổi mới cách thức sản xuất, kinh doanh, đầu tư máy móc, thiết bị để tạo ra sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho sản phẩm làng nghề; tăng cường xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật làng nghề; hình thành cụm sản xuất nông - công nghiệp ở nông thôn gắn với Chương trình phát triển mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đặc biệt, Ninh Thuận xác định đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề đáp ứng nhu cầu khám phá, tham quan và mua sắm của khách du lịch; kết hợp với đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho du lịch làng nghề. Từ đó, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc, bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững.
Là tỉnh có đông người Chăm sinh sống, Ninh Thuận mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Chăm. Từ chữ viết, trang phục dân tộc, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đến nghề gốm, dệt thổ cẩm đều hết sức đặc trưng và độc đáo. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Đảng bộ Công ty Điện lực Kon Tum khẳng định vai trò, hiệu quả lãnh đạo

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Sắp diễn ra hội chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 2

Miền “quốc bảo” sâm Ngọc Linh - nơi đất rừng mời gọi

Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Lào Cai: Điện về bừng sáng bản xa
Tin cùng chuyên mục

Huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai: Xuân biên giới ấm tình dân, nghĩa Đảng

Năm 2022: Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thu 304 tỷ đồng từ sản phẩm quế

Cao Bằng: Triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Quảng Trị: Đồng bào dân tộc liên kết trồng ngô sinh khối

Xây dựng câu lạc bộ văn hóa dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Thuận: Giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cho đồng bào

Thừa Thiên Huế: Đưa nước sạch về với bà con vùng cao huyện A Lưới

Tam Dương - Vĩnh Phúc: Thành công từ đột phá trên vùng đất thuần nông

Đạ Tẻh - Lâm Đồng: Liên kết xây dựng vùng nguyên liệu điều hữu cơ

Ninh Thuận: Triển khai mô hình chuyên canh cây nha đam

Đồng bào dân tộc Xơ Đăng nâng cao thu nhập từ trồng dược liệu

Thái Nguyên: Bảo tồn và phát triển nghề dệt mành cọ ở huyện miền núi

Hỗ trợ học sinh vùng cao học tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Quảng Nam: Chè dây Ra Zéh - sản vật của đồng bào Cơ Tu

Ninh Thuận: Xây dựng thương hiệu sản phẩm “Chuối hột mồ côi Phước Bình”

Cao Bằng: Hiệu quả cho đồng bào dân tộc từ trồng gừng hữu cơ xuất khẩu

Lâm Đồng: Nhân rộng mô hình trồng dâu nuôi tằm tại vùng đồng bào dân tộc

Đắk Nông: Phấn đấu đến năm 2025 giá trị xuất khẩu nông sản đạt trên 1,2 tỷ USD

Ia H’Drai - Kon Tum: Khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế biên giới
