Người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế

Đặng Văn Việt là người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế (Thừa Thiên Huế), trong những ngày sôi sục khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945 lịch sử.
Chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế): Lan tỏa nét đẹp "Nhặt được của rơi, trả người đánh mất" Điện Kiến Trung – Nơi vua Bảo Đại gặp Phái đoàn Chính phủ lâm thời bàn việc thoái vị Công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Sự kiện hạ cờ quẻ ly, treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế (Thừa Thiên Huế) diễn ra trong bối cảnh Cách mạng tháng Tám vừa nổ ra thành công ở Hà Nội (19/8/1945) và đây là một hoạt động quan trọng góp phần chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám sắp nổ ra và thành công ở Huế (23/8/1945).

Người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế
Ông Đặng Văn Việt - người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng trên kỳ đài Huế (Ảnh: Bảo tàng lịch sử TTH)

Hoàn thành nhiệm vụ to lớn này do hai ngự lâm quân Đặng Văn Việt và Nguyễn Thế Lương thực hiện. Hai ông là những thành viên xuất sắc của lực lượng Thanh niên Tiền tuyến Huế thời bấy giờ.

Theo hồi ký của Đặng Văn Việt, sáng ngày 20/8/1945: Tôi nhận tin mật và được mời đến một địa điểm gần Nam Giao gặp đồng chí Trần Hữu Dực - lúc ấy là Thường vụ Tỉnh ủy, sau này là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Trung Bộ. Đồng chí Dực giao cho tôi một lá cờ to bằng cả ba gian nhà và nói: Tôi giao cho đồng chí lá cờ đỏ sao vàng. Đồng chí có nhiệm vụ treo nó lên cột cờ lớn trước cửa Ngọ Môn.

Tôi hỏi: Xin cho biết bao giờ xong? Đồng chí Trần Hữu Dực trả lời: Nội trong sáng mai 21/8/1945.

Theo tác phong của người lính, tôi chỉ có một ý nghĩ: "Làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ?", rồi cuộn tròn lá cờ, cho vào bao tải buộc vào sau xe, rong ruổi về Trường Thanh niên Tiền tuyến.

Đến trường, tôi giấu bao tải đựng cờ vào một góc buồng. Toàn bộ Thanh niên tiền tuyến lúc ấy đã Việt Minh hóa. Anh em rất nhạy cảm với phong trào cách mạng. Chúng tôi chung sống trong tình bạn, tình đồng chí rất thân mật, nên không chút lo sợ.

Người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế
Cờ đỏ sao vàng tung bay trên kỳ đài Huế ngày nay (Ảnh. NT).
Người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế
Cờ đỏ sao vàng tung bay trên kỳ đài Huế ngày nay (Ảnh: NT)

Tôi đã gặp đồng chí Lâm Kèn (Tổ trưởng) bàn định mọi công việc. Anh Lâm gợi ý: “Sẽ huy động anh Nguyễn Thế Lương (Cao Pha) cùng đi với anh làm việc này. Tôi cho các anh mượn khẩu Barillet với 6 viên đạn xịt để tăng thêm uy thế. Phải cảnh giác với phản ứng của lính khố vàng, của Bảo Đại. Ăn mặc phải chỉnh tề, oai vệ đấy”...

Sáng ngày 21/8/1945, 3 ngày trước khi Cách Mạng tháng Tám Huế (23/8/1945) nổ ra, anh Lương và tôi dậy sớm làm công tác chuẩn bị. Chúng tôi ăn mặc gọn gàng, chững chạc trong bộ lễ phục mới toanh của nhà trường mới phát. Chúng tôi cuộn lá cờ to như một con trăn dài, buộc chặt, gác hai đầu lên xe đạp và cứ thế, chúng tôi còng lưng đẩy xe lên chân cột cờ.

Đến nơi vào khoảng 9 giờ sáng, tôi bảo anh Lương ở lại cùng xe và cờ. Tôi băng băng bước nhanh lên gặp đội pháo thủ.

Theo ông Đăng Văn Việt, vị trí cột cờ Kinh đô Huế có một thế đứng uy nghi oai vệ bậc nhất cho trong cả vùng, có thể nhất trong cả nước Việt Nam.

Bảo vệ Kỳ đài là 1 tiểu đội có 12 lính dõng với 12 khẩu Mútcơtông, chỉ huy là 1 Thầy đội. Ngoài việc bảo vệ cờ, tiểu đội cận vệ còn có nhiệm vụ bắn súng lệnh.

Người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế
Người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế
Những người làm nhiệm vụ treo cờ, hạ cờ tại kỳ đài Huế trong những dịp lễ trọng đại (Ảnh: NT)

Gặp Thầy đội chỉ huy, tôi bảo: "Theo lệnh của Ủy ban kháng chiến Trung bộ, tôi có nhiệm vụ treo cờ Cách mạng thay cờ quẻ ly. Các anh giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ", Trước uy thế Cách Mạng, Thầy đội không một chút phản ứng: Dạ, dạ, các ngài cứ ra lệnh. Anh cho hai lính xuống giúp ông bạn tôi đưa xe, cờ lớn đây.

Lệnh được thi hành ngay, sau 10 phút cờ đã sẵn sàng ở chân cột cờ. Sau đó, 6 lính pháo đùng và Thầy đội xếp hàng ngang. Anh Lương đứng đầu hàng. 6 lính pháo đùng buộc cờ Cách Mạng sẵn sàng kéo dây. Tôi đứng ngoài hàng ra lệnh: "Kéo cờ - chào!",

Lính pháo dùng bồng súng, còn chúng tôi đưa ngang tay chào kiểu nhà binh. Cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên đỉnh cao, đồng thời cờ quẻ ly được hạ thấp dần xuống gần mặt đất. Nhìn theo lòng tôi rạo rực, máu trong tim như sôi lên vì hồi hộp, sung sướng, phấn khởi, tự hào, ở cách xa thành phố chừng 40 km đều trông thấy cờ. Cả thành phố, cả nhân dân vùng ngoại ô đều ầm ầm hô to: Cờ đỏ sao vàng!... Cờ đỏ sao vàng! Hoan hô Cách Mạng đã về!... Dân ta đã Độc lập - Tự do rồi!...

Xong nhiệm vụ, tôi ra lệnh: “Không được ai hạ cờ, khi chưa có lệnh của Cách Mạng!”.

Tôi và bạn Nguyễn Thế Lương lại đàng hoàng cưỡi xe đạp, rong ruổi trở lại trường. Thỉnh thoảng chúng tôi quay lại nhìn màu đỏ thắm của lá cờ bay rợp cả bầu trời Kinh đô Huế - một vẻ đẹp hùng hậu mang lại niềm tin yêu vô bờ đối với Tổ quốc Việt Nam ta!

Hai chiếc thủy phi cơ hai thân, sơn màu bạc từ Hạm đội 7 bay vào, lượn hai vòng quanh cột cờ, rồi nghiêng cánh bay đi, như vẫy chào một Nhà nước Việt Nam sắp ra đời - nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 23/8/1945, Cách Mạng nổ ra và thành công ở Huế... Hàng chục vạn đồng bào Cố đô Huế và vùng nông thôn đã đổ về thành phố biểu tình dưới màu đỏ rực của lá cờ Cách mạng trên cột cờ lớn, với những gậy gộc, giáo mác, với một khí thế long trời lở đất.

Lớp Thanh niên Tiền tuyến trở thành lực lượng vũ trang nòng cốt của Cách mạng tháng Tám ở Huế: Chiếm cứ các công sở, tước vũ khí của các lực lượng vũ trang, thành lập lực lượng vũ trang đầu tiên để bảo vệ chính quyền còn non trẻ, chi viện cho miền Nam, bắt giữ các lực lượng chống đối hòng lật đổ cuộc Cách Mạng, bảo vệ các cuộc mít tinh lớn...

Người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế
Nhân dân Thừa Thiên Huế khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám 1945 (Ảnh: Bảo tàng lịch sử TTH)

Sự kiện “Hạ cờ nhà Vua, giương cao cờ đỏ sao vàng” là một trận đánh nhỏ, không kèn, không trống, không một tiếng súng, không máu chảy…nhưng hiệu quả lại rất lớn, buộc vua Bảo Đại phải từ bỏ ngai vàng, tạo tiền đề cho một chế độ chính trị mới, tiến bộ hơn.

Đây là một điểm sáng chói trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 - cuộc cách mạng đã làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã tồn tại 13 đời Vua, 143 năm trị vì đã sụp đổ hoàn toàn, chấm dứt chế độ phong kiến cuối cùng tại Việt Nam.

Đặng Văn Việt (1920 - 2021), quê quán: Nho Lâm, Diễn Châu, Nghệ An; nguyên là trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 174 - một trong 3 trung đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng được người Pháp mệnh danh là “Hùm xám đường 4" do thành tích chỉ huy Trung đoàn 174 giành được nhiều chiến tích trong Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Cà Mau: Khánh thành công trình xây dựng Cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954

Cà Mau: Khánh thành công trình xây dựng Cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954

Tối ngày 16/11, tỉnh Cà Mau vừa khánh thành công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954.
Hội thảo

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Chiều ngày 15/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau đã tổ chức Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử".
Sắp diễn ra triển lãm tranh

Sắp diễn ra triển lãm tranh 'Tôi vẽ Hà Nội' và sự thăng hoa ngành công nghiệp văn hóa đương đại

Triển lãm tranh "Tôi vẽ Hà Nội" sẽ diễn ra ngày 20/11 tại Trung tâm Triển lãm Hà Nội, nhắn nhủ về một Hà Nội bình yên và tình yêu bất tận trong mỗi chúng ta.
Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Giữa “dòng chảy” đương đại, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường, “hồn quê” được lưu giữ như một giá trị quý báu trong tranh của họa sĩ Quỳnh Thơm.

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Theo Ban tổ chức, Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 sẽ được diễn ra từ ngày 28/11 đến ngày 4/12 với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa.
Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Phố Phở sẽ như cẩm nang cho thế hệ trẻ hiểu lịch sử, thông qua món phở sẽ hiểu hơn bản sắc văn hóa nghệ thuật ẩm thực người Hà Nội xưa và nay.
Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Sáng 10/11, tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ tu bổ, tôn tạo Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Diễn đàn quốc gia thường niên ‘Văn hóa với doanh nghiệp’ tổ chức chiều ngày 10/11 nhằm khai thác, phát huy nguồn lực văn hoá, phát triển đất nước.
Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Sáng 9/11, diễn ra lễ ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’ của tác giả Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối 7/11, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) chính thức khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - cất cánh".
Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11), Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ chính thức khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm. Sự kiện có chủ đề "Điện ảnh: sáng tạo - cất cánh".
Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Tỉnh Quảng Nam tổ chức kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Trác - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, nguyên Phó Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.
Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Gần 1.000 nghệ nhân mang đến những tiết mục biểu diễn đặc sắc, để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai.
Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku (Gia Lai) được tổ chức từ ngày 15-17/11 với những hoạt động hấp dẫn, hứa hẹn mang đến nhiều ấn tượng cho du khách.
Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Concert âm nhạc Anh trai vượt ngàn chông gai tại TP.HCM đã góp phần định vị Việt Nam như một điểm đến đầy tiềm năng trong bản đồ phát triển du lịch.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa điều động, bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác loạt cán bộ tại các cơ quan tham mưu quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Chiều ngày 30/10, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã công bố quyết định bổ nhiệm nghệ sĩ Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Ban tổ chức Festival Ninh Bình tổ chức Họp báo thông tin về Festival Ninh Bình lần thứ III với chủ đề 'Dòng chảy di sản'.
Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Lễ cúng trăng là dịp để người Khmer bày tỏ lòng biết ơn đối với mặt trăng, vị thần bảo vệ mùa màng, mang lại cuộc sống no ấm cho cư dân trong các phum, sóc.
Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị

Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị 'tuýt còi' tổ chức hoạt động hầu đồng không đúng quy định?

Cục Di sản văn hoá, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có yêu cầu tỉnh Bắc Ninh chấn chỉnh ngay hoạt động hầu đồng không đúng quy định.
Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Bên bờ sông Sài Gòn, Ngân hàng Techcombank đã mang đến một không gian âm nhạc đỉnh cao và bùng nổ cảm xúc.
Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

“Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc)” đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam như một diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông.
Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Thực hiện nghị quyết của Đảng về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam, các tỉnh thành, trong đó có vùng Đông Nam Bộ đã triển khai và đạt được nhiều kết quả.
Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh sẽ diễn ra đầu tháng 11 năm 2024, thu hút khoảng 40 đội tham gia (mỗi đội 2 vận động viên).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động