Chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế): Lan tỏa nét đẹp "Nhặt được của rơi, trả người đánh mất"

Chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế) không chỉ nổi tiếng bán buôn các nông sản, đặc sản ở đất Cố đô mà còn là nơi trả lại hàng trăm tài sản cho người đánh rơi.
Thừa Thiên Huế: Chuyển đổi số trong quảng bá, trùng tu di sản Thừa Thiên Huế: Cách nhận diện các thủ đoạn lừa đảo qua mạng Thừa Thiên Huế: 1 tháng, xử lý hơn 3.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Trải qua 125 năm xây dựng và phát triển, chợ Đông Ba (thành phố Huế, Thừa Thiên Huế) đang thay đổi từng ngày, diện mạo một ngôi chợ mang trong mình đậm chất Huế giờ đây khang trang, sạch đẹp và mến khách. Với sứ mệnh của ngôi chợ truyền thống nằm trong lòng Cố đô Huế, Đông Ba tiếp tục hoàn thiện hạ tầng, thay đổi phương thức kinh doanh để xứng đáng với thương hiệu “Văn minh - thân thiện là người Đông Ba”.

Chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế): Lan tỏa nét đẹp
Chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế): Lan tỏa nét đẹp
Đội trưởng trật tự Ban quản lý chợ Đông Ba Hồ Văn Đạo trả lại tài sản (ví tiền, điện thoại..) cho người dân. Ảnh: NT

Bà Hoàng Thị Như Thanh - Trưởng Ban quản lý (BQL) chợ Đông Ba - cho biết, trong ba năm trở lại đây, được sự đoàn kết, hỗ trợ từ viên chức, người lao động, tiểu thương…, diện mạo chợ Đông Ba có sự thay đổi đáng kể. Thay đổi trong nhận thức, trong hành động, kể cả trong lời ăn tiếng nói, cách cư xử… Qua sự thay đổi đó, đã làm “động lòng” bà con tiểu thương - những người chủ thật sự của ngôi chợ, vì vậy, công tác quản lý được nhiều thuận lợi hơn.

"Hiện nay, BQL chợ và bà con tiểu thương giống như trong một nhà, cùng nhau đoàn kết, cố gắng, đồng hành, hưởng ứng thực hiện các phương châm, phong trào đề ra. Hiện nay, 100% bà con tiểu thương sắp xếp hàng hóa gọn gàng và trả lại lối đi nội bộ, để cho chợ thông thoáng, thoải mái cho người dân, du khách khi thăm quan, mua sắm. Trong cách mua bán, bà con luôn thực hiện các phong trào của Ban quản lý đưa ra, đó là “Văn minh, thân thiện là người Đông Ba”, “Ba không Hai có” - Không nói thách, không mi xưa, không chèo kéo; có uy tín và có chất lượng; Xây dựng môi trường Áo dài ngày thứ bảy; Nụ cười Đông Ba. Từ những phong trào đó đã tạo nên thương hiệu chợ Đông Ba thân thiện, văn minh như bây giờ" - Trưởng Ban quản lý chợ Đông Ba Hoàng Thị Như Thanh chia sẻ.

Theo Trưởng BQL chợ Đông Ba, bên cạnh công tác chỉnh trang, kinh doanh buôn bán thì các hoạt động thiện nguyện cũng được bà con tiểu thương, ban quản lý hưởng ứng, đặc biệt là lan toả các gương người tốt việc tốt, nhặt được của rơi, trả lại cho người mất.

Theo thống kê, trong 2 năm trở lại đây, BQL chợ Đông Ba đã trả lại hàng trăm tài sản cho người dân, du khách khi đi mua sắm, thăm quan tại chợ không may bị đánh rơi. Các tài sản trả lại gồm tiền bạc, hiện kim, điện thoại di động, giấy tờ… tài sản có giá trị thấp từ vài trăm ngàn đến vài triệu, có trường hợp cả chiếc vòng bằng vàng giá trị lớn hay bọc tiền 45 triệu đồng… đều được xác minh và trả lại cho người mất.

Chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế): Lan tỏa nét đẹp
Chứng kiến việc trao trả lại tài sản giữa người được và người bị mất. Ảnh: NT

Anh Hồ Văn Đạo - Đội trưởng trật tự BQL chợ Đông Ba - cho biết, việc trả lại tài sản cho người đánh rơi quá nhiều, lên đến hàng trăm vụ việc nên không nhớ hết. Người lượm được tài sản chủ yếu là bà con tiểu thương, anh em bốc vác, dọn vệ sinh khu vực chợ, những người đi chợ… Sau khi phát hiện của rơi, họ đều tìm tới BQL để nộp, trả lại cho người không may bị đánh rơi.

Có trường hợp trích xuất camera, xác minh người rơi tức thì và trả lại ngay sau đó. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người mất vẫn không biết, sau khi tiếp nhận của rơi phải tìm cách liên hệ với khổ chủ để trả lại.

Giữa tháng 8/2024, anh Trần Trọng Anh - làm việc tại Hà Nội sau khi đi du lịch ở Huế, ghé chợ Đông Ba mua sắm, lúc di chuyển tới sân bay Phú Bài trở về nhà thì mới biết mất điện thoại Iphone X. Cứ tưởng là đã mất, tuy nhiêu sau khi về đến Hà Nội thì được ban Quản lý chợ Đông Ba nhắn tin qua zalo, xác minh về việc có người nhặt được điện thoại của anh. Qua công tác xác minh cụ thể, Ban Quản lý chợ Đông Ba gửi trả cho anh.

“BQL chợ Đông Ba làm việc rất nhiệt tình, chuyên nghiệp, tạo điều kiện hết sức cho những người mất tài sản như tôi, tôi rất hài lòng. Tôi đi du lịch ở Huế, vô tình bị mất điện thoại, tuy nhiên việc trả lại tài sản cho người bị mất được người dân ở Huế rất nhiệt tình, công tâm. Tôi thấy rất là vui, có cảm tình vùng đất, con người Thừa Thiên Huế luôn thân thiệt, niềm nở với du khách”, anh Trần Trọng Anh cho biết thêm.

Anh Hồ Văn Đạo - Đội trưởng trật tự BQL chợ Đông Ba - cho biết thêm, có những ngày nhận tới 3-4 thông tin nhặt được của rơi từ tiểu thương, người dân tại khu vực chợ. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp người nhặt được của rơi tại các khu vực khác những vẫn đem tới BQL chợ nhờ xác minh và trả lại cho người mất. Có chị nhặt được của rơi bên đường Lê Lợi (cách chợ khoảng 500 mét) nhưng chị ấy mang qua BQL nộp và nhờ thông báo trả lại cho người mất, anh Hồ Văn Đạo kể.

Theo anh Đạo, sau khi trả lại tài sản cho người bị mất, họ rất mừng, thậm chí là cho tiền để cảm ơn, tuy nhiên anh chưa bao giờ nhận. “Có trường hợp, chị mua trái cây ở đường Chương Dương - chợ Đông Ba sau khi mua xong không may mất ví. Sau đó, có người lượm và nhờ BQL trả lại. Khi được trả lại, chị rất mừng, trong ví lúc đó có khoảng hơn 1 triệu và nhiều giấy tờ, chị lấy hết tiền ra cho chỉ giữ lại những giấy tờ quan trọng, tuy nhiên chúng tôi không lấy. Nói mãi không được, chị ấy xin bắt tay tôi để thay lời cảm ơn với nụ cười thân thiện”, anh Đạo chia sẻ.

Chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế): Lan tỏa nét đẹp
Ông Lê Văn Nam vui mừng khi nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất. Ảnh: NT

Ông Lê Văn Nam - bốc xếp hàng hoá cổng trước chợ Đông Ba - cho biết, bản thân đã nhiều lần nhặt được của rơi, trả lại cho người mất. Theo ông Nam, mặc dù còn nhiều khó khăn, lao động vất vả, tuy nhiên, khi nhặt được của rơi đều tìm cách trả lại cho người mất, vì nhận thấy, cũng giống như mình, khi mất mà tìm lại tài sản, giấy tờ thì rất mừng.

Trưởng BQL chợ Đông Hoàng Thị Như Thanh cho biết, hiện nay BQL mời các giảng viên tại các Trường đại học, các chuyên gia tập huấn, mở nhiều lớp học, giảng dạy nâng cao kiến thức cho các tiểu thương, qua đó tạo cảm hứng trong buôn bán, tạo môi trường hạnh phúc trong kinh doanh.

“Nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất là một trong những hình ảnh đẹp, lan toả của BQL chợ Đông Ba. Những thông tin nhặt được của rơi luôn được cập nhật liên tục, nhanh nhất có thể để lan toả tình yêu thương, nhất là trong ngôi chợ có truyền thống 125 năm xây dựng và phát triển. Qua đó, phát huy những giá trị đặc sắc của Huế, xứng đáng là ngôi chợ cho những điểm đến thu hút du khách khi đến với Cố đô Huế”, bà Hoàng Thị Như Thanh cho biết thêm.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

'Người tốt, việc tốt' - lan tỏa những giá trị tốt đẹp

Việc tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" cho các cá nhân tại Hà Nội đã góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.
Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

"Mai Tây Bắc" - cô gái 9X dùng mạng xã hội làm cầu nối, đưa nông sản vùng cao đến với thị trường rộng lớn, mở ra cơ hội đổi đời cho đồng bào dân tộc.
Thư viện không đồng - nơi lan tỏa văn hóa đọc sách

Thư viện không đồng - nơi lan tỏa văn hóa đọc sách

Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, anh Hoàng Quang Khải ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã mở một thư viện phục vụ các bạn trẻ đọc sách miễn phí.

'Người mẹ' viết nên những câu chuyện đẹp bằng ngôn ngữ trái tim

"Người mẹ" là câu chuyện về những người phụ dạy trẻ khiếm thính tại Trường PTCS Hy Vọng, những người viết nên câu chuyện đẹp bằng ngôn ngữ trái tim.
‘Thầy thuốc’ đặc biệt tại trung tâm chăm sóc thương binh, người có công với cách mạng

‘Thầy thuốc’ đặc biệt tại trung tâm chăm sóc thương binh, người có công với cách mạng

Ở Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh có những người “bảo mẫu” đặc biệt, họ dành trọn cả thanh xuân để chăm sóc các thương, bệnh binh.

Tin cùng chuyên mục

Ấm lòng bếp Phạn Duyên, hành trình ba năm vì cộng đồng

Ấm lòng bếp Phạn Duyên, hành trình ba năm vì cộng đồng

Suốt ba năm qua, bếp ăn từ thiện Phạn Duyên tại chùa Phước Hưng (TP. Sa Đéc) đã trở thành điểm tựa ấm lòng cho biết bao người dân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây.
Những người lưu giữ “ký ức chiến tranh” trên đất lửa

Những người lưu giữ “ký ức chiến tranh” trên đất lửa

Các kỷ vật chiến tranh để nhớ đến một thời ông cha ta đã ngã xuống đấu tranh giải phóng dân tộc được những người con "đất lửa" Quảng Trị sưu tầm và gìn giữ.
Thanh Hóa: Phó trạm trưởng y tế phường tận tâm với nghề

Thanh Hóa: Phó trạm trưởng y tế phường tận tâm với nghề

Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa, chị Lê Thị Thùy đã chọn cống hiến tuổi trẻ của mình vào sự nghiệp y tế tại Trạm Y tế phường Quảng Thọ.
Chuyện

Chuyện 'ông chú Tân Phú' sửa xe miễn phí cho người nghèo

Ông Võ Thành Vinh là chủ của tiệm sửa xe, vá lốp miễn phí cho người lao động ở quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Mỗi năm, ông hỗ trợ, giúp đỡ cho hàng trăm người.
Tuyên Quang: Lời cảm ơn chân thành từ những cánh thư

Tuyên Quang: Lời cảm ơn chân thành từ những cánh thư

Những lá thư khen, cảm ơn của nhân dân chính là động lực để cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Tuyên Quang tiếp tục nỗ lực cố gắng hơn nữa trên các mặt công tác.
Ấm lòng bữa cơm 2.000 đồng từ quán cơm Yên vui

Ấm lòng bữa cơm 2.000 đồng từ quán cơm Yên vui

Đến quán cơm Yên vui (136, ngõ 88 phố Trần Quý Cáp, quận Đống Đa, TP. Hà Nội), chỉ cần bỏ ra 2.000 đồng mọi người đã có một suất cơm với đầy đủ chất dinh dưỡng.
Hiến máu cứu người: Nghĩa cử cao đẹp cần nhân rộng

Hiến máu cứu người: Nghĩa cử cao đẹp cần nhân rộng

Hiến máu là một trong những hành động nhân văn cao đẹp, thể hiện tinh thần tương thân tương ái và trách nhiệm với cộng đồng.
Người phụ nữ với chiếc xe lăn vượt qua nghịch cảnh

Người phụ nữ với chiếc xe lăn vượt qua nghịch cảnh

Nghị lực phi thường cùng tình mẫu tử lớn lao đã giúp người phụ nữ ngồi trên xe lăn Lương Thị Minh Nguyệt nỗ lực vượt qua nghịch cảnh.
Những tấm gương công nhân lao động tiêu biểu ngành Điện

Những tấm gương công nhân lao động tiêu biểu ngành Điện

Tối 16/2, tại Hà Nội sẽ biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ I năm 2025; trong đó ngành Điện có 2 tấm gương.
Xóa nhà tạm: Một nghĩa cử cao đẹp và nhân văn

Xóa nhà tạm: Một nghĩa cử cao đẹp và nhân văn

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025 là nhiệm vụ chính trị đặc biệt, chủ trương lớn có ý nghĩa quan trọng và nhân văn sâu sắc.
Nghệ nhân Hồ Văn Hạnh - Người ‘‘giữ hồn’’ văn hóa Pa Cô

Nghệ nhân Hồ Văn Hạnh - Người ‘‘giữ hồn’’ văn hóa Pa Cô

Nghệ nhân Hồ Văn Hạnh sống ở thôn A Niêng Lê Triêng, xã Hồng Trung, huyện A Lưới, thành phố Huế là người dành cả đời mình “giữ hồn” bản sắc văn hoá Pa Cô.
Đồng Tháp: Bà lão U70 hai thập kỷ dạy bơi miễn phí

Đồng Tháp: Bà lão U70 hai thập kỷ dạy bơi miễn phí

Hai thập kỷ qua, bà Trần Thị Kim Thia, sinh năm 1958 tại xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã dạy bơi miễn phí cho trẻ em để phòng chống đuối nước.
Xã có nhiều tri thức trẻ viết đơn tình nguyện nhập ngũ

Xã có nhiều tri thức trẻ viết đơn tình nguyện nhập ngũ

Phong trào thanh niên tình nguyện viết đơn xin tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự đã trở thành nét đẹp đáng tự hào của tuổi trẻ xã Tự Cường...
Chàng thanh niên làm

Chàng thanh niên làm 'sống dậy' những khoảnh khắc đẹp về Măng Đen

Đam mê nhiếp ảnh cộng hưởng với kinh nghiệm làm du lịch, Đô Đô - chàng thanh niên đã có nhiều đóng góp làm nên hình ảnh tuyệt đẹp về du lịch Măng Đen.
Vượt đèn đỏ cứu người: Nghĩa cử cao đẹp đáng được bảo vệ

Vượt đèn đỏ cứu người: Nghĩa cử cao đẹp đáng được bảo vệ

Việc cơ quan chức năng Hà Nội không xử phạt người vượt đèn đỏ để cứu người là minh chứng rõ ràng cho việc những người làm việc tốt sẽ được pháp luật ghi nhận.
Hiến đất làm đường - nhân lên những nghĩa cử cao đẹp

Hiến đất làm đường - nhân lên những nghĩa cử cao đẹp

Dù là ‘tất đất tấc vàng’, nhưng vẫn có những người sẵn sàng hiến đất, mở rộng đường, làm đường đã góp phần nhân lên những nghĩa cử cao đẹp.
Nhà trọ 0 đồng: Thêm hy vọng cho bệnh nhi ung thư

Nhà trọ 0 đồng: Thêm hy vọng cho bệnh nhi ung thư

Nhà trọ 0 đồng - nơi những mái ấm tình thương được dựng xây từ sự sẻ chia và lòng nhân ái, mang đến hy vọng và chỗ dựa cho những mảnh đời khó khăn.
Đà Nẵng: Cùng chăm lo, sẻ chia để

Đà Nẵng: Cùng chăm lo, sẻ chia để 'ai cũng có Tết'

Cứ mỗi dịp Tết cổ truyền, cùng với cả nước, TP. Đà Nẵng lại có các hoạt động, mô hình chăm lo cho hộ nghèo, hộ khó khăn để ai cũng được đón Tết sum vầy.
Bếp chay 0 đồng của ông, bà U80 giữa lòng thành phố

Bếp chay 0 đồng của ông, bà U80 giữa lòng thành phố

Suốt 4 năm qua, bếp chay 0 đồng của vợ chồng bà Nguyễn Thị My, ông Trần Văn Hồng (Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) là nơi cung cấp những bữa ăn cho người khó khăn.
Đông Triều (Quảng Ninh): Không để gia đình nào không có Tết

Đông Triều (Quảng Ninh): Không để gia đình nào không có Tết

Công tác chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người nghèo… luôn được TP. Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh quan tâm để địa phương không gia đình nào không có Tết.
Mobile VerionPhiên bản di động