Điện Kiến Trung – Nơi vua Bảo Đại gặp Phái đoàn Chính phủ lâm thời bàn việc thoái vị

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, điện Kiến Trung trở thành chứng nhân lịch sử. Là nơi vua Bảo Đại gặp phái đoàn Chính phủ lâm thời họp bàn việc thoái vị.
Thừa Thiên Huế: Chấn chỉnh việc xây dựng trái phép của Nhà máy Kanglongda Huế Thừa Thiên Huế: Kiểm tra an toàn hồ đập trước mùa mưa lũ Thừa Thiên Huế: Phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

Những ngày đầu tháng 8/2024, phóng viên Báo Công Thương đến Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế tìm lại lịch sử về sự kiện vua Bảo Đại gặp Phái đoàn Chính phủ lâm thời bàn việc thoái vị.

Mặc dù lượng thông tin, hình ảnh cho sự kiện này ít, mỏng. Tuy nhiên được sự hỗ trợ từ Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và những nội dung trong cuốn sách Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế giai đoạn 1930 – 1945 cũng đã khắc hoạ một giai đoạn lịch sử hào hùng của quân và dân Thừa Thiên Huế dám đứng lên chống giặc ngoại xâm, giành lại chính quyền về tay Nhân dân.

Điện Kiến Trung – Nơi vua Bảo Đại gặp Phái đoàn Chính phủ lâm thời bàn việc thoái vị
Sự kiện lịch sử vua Bảo Đại trao Quốc ấn và thanh gươm cho đại diện Chính phủ Lâm thời tại Ngọ Môn (Ảnh: Tư liệu)

Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9/3/1945 đến ngày 17/3/1945 chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Sự ra đời của nội các này kéo theo sự xuất hiện nhiều tổ chức thân Nhật. Nhóm anh em Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm ráo riết hoạt động, chuẩn bị đưa Cường Để thay Bảo Đại. Lúc này chính quyền Bảo Đại đã cộng tác với quân phiệt Nhật đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.

Tháng 8/1945, giữa cao trào của Tổng khởi nghĩa tháng Tám, Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh – chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. Theo chỉ thị của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế bắt đầu phát động khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn địa bàn và nhiệm vụ vận động vua Bảo Đại thoái vị.

Đêm 22/8/1945, trước áp lực cuộc khởi nghĩa, Bảo Đại vị vua cuối cùng của triều đình phải cuối đầu tuyên bố “nhường quyền lãnh đạo quốc gia cho Việt Minh”. Uỷ khởi nghĩa không đồng ý và yêu cầu: Nhà vua phải báo cho Nhật biết là triều đình đã giao tất cả quyền bính cho chính quyền cách mạng và điện cho các tỉnh trưởng giao chính quyền cho Việt Minh. Nhà vua phải giao lại cho chính quyền cách mạng đội lính khố vàng, với tất cả trang bị vũ khí đạn dược. Chính quyền cách mạng hứa sẽ đảm bảo an toàn tính mạng và quyền công dân cho Bảo Đại. Những tài sản trong hoàng cung đều thuộc quyền sở hữu của nhân dân. Một số tài sản riêng của Bảo Đại được phép mang theo để sử dụng. Các lăng tẩm triều Nguyễn từ nay thuộc tài sản quốc gia. Những người trong hoàng tộc trước đây chăm lo lăng tẩm nay được ở lại tiếp tục làm việc cho chế độ mới.

Nhận được “tối hậu thư” Bảo Đại triệu tập họp nội các. Nhà vua và những người dự họp đã nhất trí chấp nhận những điều kiện của Việt Minh đưa ra và sẽ từ bỏ ngai vàng bằng hình thức thoái vị.

Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam đã gửi Bảo Đại bức điện với nội dung “Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Đại hội quốc dân bầu ra có nhiệm vụ như một chính phủ lâm thời để điều khiển nội vụ và ngoại giao, yêu cầu nhà vua chính thức tuyên bố thoái vị trước quốc dân và quốc tế, trước uỷ ban dân tộc giải phóng và chính phủ lâm thời”.

Phái đoàn Trung ương do ông Trần Huy Liệu làm trưởng đoàn, ông Nguyễn Lương Bằng và ông Cù Huy Cận được cử vào Huế tiếp nhận sự thoái vị của Bảo Đại.

Ngày 28/8/1945, nhân dân Thừa Thiên Huế mít tinh tại sân vận động Huế để chào mừng phái đoàn của Trung ương. Từng tràng vỗ tay kéo dài khi nghe Trưởng đoàn thông báo cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi rực rỡ trên phạm vi toàn quốc và giới thiệu Ủy ban dân tộc giải phóng là chính phủ cách mạng lâm thời do cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Điện Kiến Trung – Nơi vua Bảo Đại gặp Phái đoàn Chính phủ lâm thời bàn việc thoái vị
Điện Kiến Trung ngày nay (Ảnh: NT)

Chiều 29/8, tại điện Kiến Trung, phái đoàn Trung ương tuyên bố với Bảo Đại những điều khoản cần thiết và bàn thủ tục thoái vị. Theo đúng chương trình, chiều 30/8, lễ thoái vị của Bảo Đại - triều đại phong kiến cuối cùng đã được tổ chức tại lầu Ngọ Môn trong kinh thành Huế.

Đúng 13 giờ, Bảo Đại bịt khăn vàng, mặt áo vàng cùng một số bộ trưởng trong chính phủ Trần Trọng Kim và đại diện hoàng gia đứng phía trái lầu Ngọ Môn. Đoàn đại biểu của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng bên phải. Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và trao lại cho đại diện chính phủ Quốc ấn bằng vàng và một thanh gươm vàng nạm ngọc tượng trưng cho quyền lực của chế độ phong kiến.

Trên kỳ đài Huế, cùng với bản nhạc hùng tráng “Tiến quân ca” lá cờ đỏ sao vàng từ từ kéo lên phần phật bay giữa trời Huế tự do, độc lập. Sự kiện vua Bảo Đại thoái vị mang ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, đặt dấu chấm hết cho chế độ phong kiến tồn tại hơn 10 thế kỷ, đồng thời cũng công nhận tính hợp pháp của chính quyền dân chủ nhân dân.

Điện Kiến Trung (Đại nội Huế) tiền thân là một công trình mang tên là lầu Minh Viễn, xây dựng năm 1827, được bình chọn là “Thần Kinh đệ nhất cảnh”. Năm 1876, do bị xuống cấp nặng nề, vua Tự Đức cho triệt giải công trình. Năm 1913, vua Duy Tân cho dựng một công trình theo phong cách mới, gọi là lầu Du Cửu. Sau khi vua Khải Định lên ngôi đổi tên thành điện Kiến Trung.

Giai đoạn 1921-1923, điện Kiến Trung được vua Khải Định cho xây dựng lại hoàn toàn có quy mô lớn và mang phong cách đặc trưng thời Khải Định với kiểu trang trí hết sức cầu kì, tỉ mỉ. Sang triều vua kế vị là Bảo Đại thì triều đình cho tu sửa lại tòa điện, tân trang các tiện nghi theo thể cách Tây phương.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa báo cáo đến Chính phủ về tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.
Người Hà Nội tháng năm ấy

Người Hà Nội tháng năm ấy

Nước mắt ông Trúc Dương long lanh nhìn từng đoàn xe, từng đoàn bộ đội nối tiếp nhau, ông lẩm nhẩm: “Xin chào những chiến sĩ của Hà Nội".
Những hình ảnh đặc sắc tái hiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Những hình ảnh đặc sắc tái hiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, nhiều hoạt động với quy mô lớn được tổ chức tại khu vực phố đi bộ thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
Ngày mai (7/10): Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ

Ngày mai (7/10): Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ 'Hà Nội và những Cửa ô'

Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng mai (7/10) sẽ diễn ra lễ khai mạc Trưng bày tài liệu lưu trữ “Hà Nội và những Cửa ô".
Hé lộ nhiều bí mật về Cụm tình báo H.63 anh hùng

Hé lộ nhiều bí mật về Cụm tình báo H.63 anh hùng

Tác giả Nguyễn Quang Chánh vừa tái bản lần thứ 2 cuốn sách “Kể chuyện cụm tình báo H.63 anh hùng” và hé lộ thêm nhiều bí mật về cụm tình báo này.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Những hiện vật triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

Thừa Thiên Huế: Những hiện vật triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

Hội đồng thẩm định tỉnh Thừa Thiên Huế họp, đánh giá và thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia năm 2024 đối với các hiện vật triều Nguyễn.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường - tác giả tiểu thuyết ‘Mảnh đất lắm người nhiều ma’ qua đời

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường - tác giả tiểu thuyết ‘Mảnh đất lắm người nhiều ma’ qua đời

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường – tác giả tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” nổi tiếng đã qua đời ngày 2/10/2024.
Hòa Bình: Huyện Kim Bôi khuyến khích người dân bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa

Hòa Bình: Huyện Kim Bôi khuyến khích người dân bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa

Những năm qua, hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình trở thành "món ăn" tinh thần bổ ích, lành mạnh.
Gia Lai: Chàng Thượng uý Công an đạt giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ

Gia Lai: Chàng Thượng uý Công an đạt giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ

Thượng úy Phạm Thanh Tú - Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai xuất sắc giành giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc.
Đồng Nai: Quyết định giữ lại ngôi biệt thự 100 năm tuổi để bảo tồn

Đồng Nai: Quyết định giữ lại ngôi biệt thự 100 năm tuổi để bảo tồn

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định giữ lại ngôi biệt thự 100 năm tuổi để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc vốn có của nó.
Việt Nam làm gì để trở thành phim trường của thế giới?

Việt Nam làm gì để trở thành phim trường của thế giới?

Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành phim trường của thế giới, tuy nhiên, cần có chính sách thuận lợi tạo điều kiện cho việc thực hiện các dự án điện ảnh.
Phim

Phim 'Đào, Phở và Piano' tham dự vòng sơ tuyển giải Oscar

Phim 'Đào, Phở và Piano' được lựa chọn làm đại diện Việt Nam tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024 – 2025).
Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu

Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu

Ngày 27 - 28/9 tại thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ (Lai Châu) sẽ diễn ra Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu năm 2024.
Ngôi biệt thự 100 tuổi đẹp nhất Đồng Nai được đề nghị bảo tồn

Ngôi biệt thự 100 tuổi đẹp nhất Đồng Nai được đề nghị bảo tồn

HĐND tỉnh Đồng Nai cho biết, các chuyên gia, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu lịch sử và người dân kiến nghị chính quyền cần bảo tồn ngôi biệt thự 100 tuổi.
Giới thiệu tài liệu, hình ảnh lưu trữ quốc gia về tiếp quản Thủ đô

Giới thiệu tài liệu, hình ảnh lưu trữ quốc gia về tiếp quản Thủ đô

Lần đầu tiên nhiều tài liệu lưu trữ liên quan đến tiếp quản Thủ đô được Trung tâm Lưu trữ quốc gia III giới thiệu cho đông đảo công chúng tại Hà Nội ngày 24/9.
Đám cưới với trang phục độc lạ: Ấn tượng hay lai căng văn hóa phản cảm?

Đám cưới với trang phục độc lạ: Ấn tượng hay lai căng văn hóa phản cảm?

Cư dân mạng đang xôn xao, tranh cãi về hình ảnh cặp đôi tổ chức đám cưới nhưng có trang phục, hoạt động và đạo cụ bắt nguồn từ nước ngoài.

'Đau đầu' giải quyết ngôi biệt thự 100 tuổi đẹp nhất Đồng Nai

Ngôi biệt thự 100 tuổi nằm trong phạm vi dự án 2.000 tỷ đồng đang được nhà chức trách tỉnh Đồng Nai xem xét phương án bảo tồn hay phá bỏ.
Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024: Kịch tính 7 phút “ông trâu

Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024: Kịch tính 7 phút “ông trâu' số 04 giành chức vô địch

Ngày 21/9 (tức ngày mùng 19 tháng 8 âm lịch), UBND quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024.
Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên gốm được đưa vào bộ sưu tập

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên gốm được đưa vào bộ sưu tập 'Người gốm kể chuyện'

Sự kiện thời trang đầu tiên đưa làng gốm truyền thống Hương Canh (Vĩnh Phúc) vào nghệ thuật với chủ đề "Người gốm kể chuyện" được tổ chức vào ngày 28/9.
Trực tiếp Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2024

Trực tiếp Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2024

Sáng nay ngày 21/9, Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2024 chính thức được tổ chức với sự tham dự của 16 ''ông trâu'' đến từ các phường thuộc quận Đồ Sơn, Hải Phòng.
Triển lãm 3D trực tuyến ‘Hỡi đồng bào Thủ đô’: Sống lại những khoảnh khắc lịch sử thiêng liêng

Triển lãm 3D trực tuyến ‘Hỡi đồng bào Thủ đô’: Sống lại những khoảnh khắc lịch sử thiêng liêng

Chiều ngày 20/9, Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô” khai mạc, đây là hoạt động mở màn cho chuỗi các sự kiện chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Thêm nhiều sự kiện văn hoá, nghệ thuật lùi thời gian tổ chức

Thêm nhiều sự kiện văn hoá, nghệ thuật lùi thời gian tổ chức

Do tình hình mưa, lũ còn diễn biến rất phức tạp, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã thống nhất lùi thời gian tổ chức một số sự kiện văn hoá, nghệ thuật.
Hải Phòng: Những hình ảnh mới nhất về Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2024

Hải Phòng: Những hình ảnh mới nhất về Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2024

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2024 sẽ diễn ra vào sáng ngày 21/9 tại Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn.
Ninh Thuận tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024

Ninh Thuận tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024 sẽ diễn ra 03 ngày, từ ngày 27/9/2024 đến 29/9/2024 tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Hoạt động từ thiện cần xuất phát từ sự chân thành

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Hoạt động từ thiện cần xuất phát từ sự chân thành

Hoạt động từ thiện theo chuyên gia văn hoá cần xuất phát từ tấm lòng chân thành, tránh thành công cụ để xây dựng hình ảnh hay đạt được lợi ích cá nhân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động