Ngành lúa gạo cần sớm tính phương án kinh doanh phù hợp

Trong bối cảnh thị trường thế giới nhiều biến động, đòi hỏi ngành lúa gạo Việt Nam cần sớm tính các phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp ngay từ đầu năm 2025.
Thủ tướng chỉ rõ 5 định hướng thổi sức sống cho ngành lúa gạo, tạo cuộc cách mạng cho cây lúa Philippines gia hạn Quỹ tăng cường sức cạnh tranh ngành lúa gạo Xuất khẩu gạo và câu chuyện đường dài

Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam

Theo Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Bộ Tài chính phục vụ họp Ban chỉ đạo điều hành giá quý I/2025 cho hay, khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo năm 2024 đạt 9 triệu tấn và 5,67 tỷ USD, tăng 11,1% về khối lượng và tăng 21,2% về giá trị so với năm 2023. Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2024 đạt 627 USD/tấn, tăng 9,1% so với năm 2023.

năm 2025 diện tích sản xuất lúa là 7,0 triệu ha, giảm 132 nghìn ha so với 2024
Năm 2025, diện tích sản xuất lúa là 7,0 triệu ha, giảm 132 nghìn ha so với 2024. Ảnh minh họa

Trong năm 2024, Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 46,1%. Indonesia và Malaysia là hai thị trường lớn tiếp theo với thị phần tương ứng là 13,2% và 7,5%. So với năm 2023, giá trị xuất khẩu gạo năm 2024 sang thị trường Philippines tăng 48,9%, thị trường Indonesia tăng 16,6%, thị trường Malaysia tăng 2,1 lần.

Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất, giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất ở thị trường Malaysia với mức tăng 2,1 lần; thị trường có giá trị xuất khẩu giảm mạnh nhất là Trung Quốc với mức giảm 8,4%.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, năm 2024, thị trường thóc, gạo trong nước chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tình hình xuất khẩu gạo. Giá các loại thóc, gạo tẻ có xu hướng tăng khoảng 1.000-2.000 đồng/kg (gạo tẻ thường phía Bắc khoảng 17.000-20.000 đồng/kg; phía Nam khoảng 12.500-13.500 đồng/kg). Trước, trong và sau Tết, giá lúa gạo ít biến động.

Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2024 ước đạt 626,5 USD/tấn, tăng 9% so với năm 2023. Trong đó, quý I/2024, giá gạo 5% tấm đầu năm cao, tăng mạnh nhờ nhu cầu lớn từ các thị trường nhập khẩu, trung bình khoảng 623 USD/tấn; quý II giá đạt đỉnh vào tháng 4 khoảng 642,7 USD/tấn nhưng giảm mạnh trong tháng 5,6, đạt trung bình khoảng 572 USD/tấn; quý III giá phục hồi nhẹ nhờ nhu cầu tăng giữa năm khoảng 605 USD/tấn; quý IV giá trung bình khoảng 628 USD/tấn duy trì mức cao ổn định và tăng tích cực so với 2023.

Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2025, diện tích sản xuất lúa là 7,0 triệu ha, giảm 132 nghìn ha so với 2024; năng suất dự kiến 61,6 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; Sản lượng ước đạt khoảng 43,143 triệu tấn, giảm khoảng 357 nghìn tấn so với năm 2024

Cân đối lượng gạo hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu năm 2025 như sau: Sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long; các vùng khác chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa. Ước sản xuất cả năm 2025 vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 3,778 triệu ha, năng suất bình quân ước 63,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt 23,965 triệu tấn.

Trong đó, tiêu thụ nội địa cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh (dự tính tổng số lượng người tiêu thụ gạo từ Đồng bằng sông Cửu Long là 28 triệu người, gồm dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 18 triệu người và TP. Hồ Chí Minh khoảng 10 triệu người) và sử dụng làm giống, thức ăn chăn nuôi..., tổng lượng lúa tiêu thụ trong vùng khoảng 8,90 triệu tấn.

Lúa hàng hóa dùng cho xuất khẩu ước khoảng 15,085 triệu tấn, tương đương 7,54 triệu tấn gạo hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. Trong đó, lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước 4,50 triệu tấn.

Cụ thể, tháng 1 khoảng 450 nghìn tấn; tháng 2 khoảng 570 nghìn tấn; tháng 3 khoảng 1.130 nghìn tấn; tháng 4 khoảng 1.000 nghìn tấn; tháng 5 khoảng 850 nghìn tấn; tháng 6 khoảng 500 nghìn tấn.

Lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu 6 tháng cuối năm ước 3,04 triệu tấn. Cụ thể, tháng 7 khoảng 550 nghìn tấn; tháng 08 khoảng 900 nghìn tấn; tháng 9 khoảng 900 nghìn tấn; tháng 10 khoảng 300 nghìn tấn; tháng 11 khoảng 250 nghìn tấn; tháng 12 khoảng 140 nghìn tấn.

Năm 2025, khi Ấn Độ đã gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, Indonesia - thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam - tự chủ lương thực chỉ nhập khẩu lượng nhỏ gạo tùy thuộc vào nguồn cung sẽ tác động đến lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, ngành lúa gạo Việt Nam cần sớm tính các phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp ngay từ đầu năm 2025.

Về thị trường xuất khẩu, một mặt vẫn chú trọng xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như Philippines, Indonesia… cần chủ động đa dạng hóa thị trường, chủng loại gạo xuất khẩu, không chỉ tập trung vào các thị trường châu Á như Philippines, Indonesia, Trung Quốc... mà cần mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác, như châu Âu, Mỹ, Trung Đông, Tây Á và châu Phi. Các địa phương cần tập trung sản xuất các loại gạo chất lượng, giá bán cao được thị trường ưa chuộng như các loại gạo thơm, gạo đặc sản…

Trong đó, quan tâm tập trung nguồn lực cho việc triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, để đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tiên phong trong sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải phù hợp xu thế tiêu dùng thế giới, vừa tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn nữa cho hạt gạo Việt Nam.

Ước khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo tháng 1/2025 đạt 500 nghìn tấn và 308 triệu USD, tăng 1% về khối lượng nhưng giảm 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ấn Độ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

So với cùng kỳ, hiện giá dừa tươi tăng 110-120%, trong khi dừa khô tăng 150%. Biến động mạnh của giá dừa tác động như thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Xuất khẩu rau quả liên tục sụt giảm từ đầu năm đến nay đặt ra bài toán cấp bách trong việc tái cấu trúc ngành hàng này.
Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Dù nông sản Gia Lai từng bước đã tiếp cận được với thị trường “khó tính” Nhật Bản, song dư địa cho các sản phẩm này vẫn còn rất lớn.
Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với Long An chiều 21/3, Bộ Công Thương đề nghị Long An tiếp tục phối hợp với Bộ để đẩy mạnh xuất khẩu.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương hoàn thiện Thông tư về hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu 2025, đảm bảo minh bạch, tuân thủ cam kết WTO và phù hợp chính sách ngoại thương.

Tin cùng chuyên mục

Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Trung Quốc quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn trong tháng 3/2025, tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam ở nhiều lĩnh vực.
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng kiến nghị loạt giải pháp với An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Trung Quốc siết kiểm tra vàng O và Cadimi khiến xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam chậm lại. Đây cũng là thời điểm sốc lại ngành hàng này sau thời gian tăng nóng.
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD

2 tháng đầu năm, Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 7 của Singapore với kim ngạch gần 5,06 tỷ SGD (tăng 28,38%).
Mật ong, thủy sản Việt Nam tuân thủ quy định kiểm soát dư lượng của EU

Mật ong, thủy sản Việt Nam tuân thủ quy định kiểm soát dư lượng của EU

Việt Nam tuân thủ đúng các quy định của châu Âu về kiểm soát dư lượng trong hai lĩnh vực mật ong, thủy sản của EU.
Giá gạo Nhật Bản tăng

Giá gạo Nhật Bản tăng 'sốc', gạo Việt liệu có cơ hội?

Tại Nhật Bản, thiếu hụt nguồn cung đẩy giá gạo trong nước tăng cao. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, liệu đây có là cơ hội cho gạo Việt?
Nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang Na Uy

Nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang Na Uy

Na Uy là thị trường rất lớn cho sản phẩm tôm Việt Nam. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại sẽ gia tăng kim ngạch thương mại thủy sản Việt Nam - Na Uy.
Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh 68%

Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh 68%

Hai tháng đầu năm 2025, giá trung bình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 6.763 USD/tấn, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2024.
Brazil tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam

Brazil tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam

Brazil cũng tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam với mức tăng 53,8% về lượng và 38,6% về trị giá so với năm 2023, đạt 50,5 nghìn tấn, trị giá 136,6 triệu USD.
Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 2 tháng gặp nhiều thuận lợi

Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 2 tháng gặp nhiều thuận lợi

Hai tháng đầu năm 2025, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,45 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ.
Ngày đầu Hải quan triển khai mô hình tổ chức mới, xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD

Ngày đầu Hải quan triển khai mô hình tổ chức mới, xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD

Thông tin vào sáng 16/3, Cục Hải quan cho biết, ngày đầu Cục Hải quan triển khai theo mô hình tổ chức bộ máy mới, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD.
Việt Nam là thị trường cung cấp chè thứ 14 cho Anh

Việt Nam là thị trường cung cấp chè thứ 14 cho Anh

Năm 2024, Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ 14 cho Anh, đạt 994 tấn, trị giá 2,01 triệu USD, tăng 356% về lượng và 143,2% về trị giá so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thủ tục xuất nhập khẩu mới của Singapore?

Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thủ tục xuất nhập khẩu mới của Singapore?

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, nước này đã áp dụng một số quy định mới trong thủ tục xuất nhập khẩu, đồng thời đang tham vấn về một số vấn đề liên quan.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Lào Cai về xây dựng khu hợp tác kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Lào Cai về xây dựng khu hợp tác kinh tế

Chiều 13/3, tại Lào Cai, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam-Trung Quốc.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CEPA

Bộ Công Thương lấy ý kiến về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CEPA

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CEPA giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất-UAE.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp tăng xuất khẩu trái cây

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp tăng xuất khẩu trái cây

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu nội dung báo chí phản ánh về việc mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu rau quả.
Đa dạng thị trường, mở rộng không gian cho xuất khẩu gỗ

Đa dạng thị trường, mở rộng không gian cho xuất khẩu gỗ

Để ngành gỗ phát triển bền vững, bên cạnh việc đáp ứng quy định về xuất xứ, doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới.
Giá cà phê Robusta giảm về mức 5.508 USD/tấn

Giá cà phê Robusta giảm về mức 5.508 USD/tấn

Khép phiên giao dịch ngày hôm qua, giá cà phê Arabica giảm 1,78% xuống 8.526 USD/tấn, giá cà phê Robusta cũng mất 0,79%, lùi về mức 5.508 USD/tấn.
Tháo gỡ ‘điểm nghẽn’ cho logistics đường sắt Việt - Trung

Tháo gỡ ‘điểm nghẽn’ cho logistics đường sắt Việt - Trung

Logistics đường sắt Việt - Trung có tiềm năng lớn nhờ vận chuyển lượng hàng lớn, nhưng vẫn vướng nhiều rào cản từ hạ tầng, thủ tục đến chính sách.
Mở trang mới hợp tác logistics đường sắt Việt Nam - Quảng Tây

Mở trang mới hợp tác logistics đường sắt Việt Nam - Quảng Tây

Chiều 12/3, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phối hợp Sở Thương mại Quảng Tây tổ chức Hội nghị Hợp tác logistics đường sắt Việt Nam – Trung Quốc.
Mobile VerionPhiên bản di động