Xuất khẩu gạo và câu chuyện đường dài

Dù đạt những mốc kỷ lục mới về xuất khẩu nhưng việc thiếu một thương hiệu gạo mạnh đã trở thành rào cản lớn đối với ngành lúa gạo Việt Nam.
Giá gạo giảm sâu, Bộ Công Thương đề xuất hàng loạt giải pháp Giá giảm sâu, xuất khẩu gạo năm 2025 dự báo gặp khó Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore tăng mạnh

Khó duy trì kỷ lục xuất khẩu

Vượt qua những con số ấn tượng năm 2023, xuất khẩu gạo năm 2024 lần đầu đạt khoảng 9 triệu tấn, thu về gần 5,8 tỷ USD, tăng 10,6% về lượng nhưng tăng tới 23% về giá trị. Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2024 cũng tăng 16,7% so với năm 2023. Đây là bước bứt phá vô cùng ấn tượng sau 35 năm kể từ khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo. Nhờ đó, nông dân trồng lúa có thu nhập, lợi nhuận tốt.

Năm 2024, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo
Năm 2024, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo

Về thị trường, gạo Việt Nam đã đi khắp thế giới với khoảng 150 quốc gia, vùng lãnh thổ. Theo đó, các thị trường nhập khẩu lớn nhất là Philippines, Indonesia, Malaysia, Bờ Biển Ngà, Ghana; trong đó, Philippines tiếp tục duy trì là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam cũng là nhà cung ứng gạo hàng đầu của quốc gia này.

Tuy nhiên, tin vui đối với ngành lúa gạo không dài khi đầu năm 2025 giá lúa giảm liên tiếp khiến nông dân lo lắng, bất an. Thực trạng này một lần nữa đặt vấn đề, rất cần có những giải pháp lâu dài để phát triển bền vững ngành lúa gạo…

Cập nhật thông tin mới nhất từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện giá gạo 5% tấm của Việt Nam tiếp tục giảm thêm 4 USD/tấn, xuống còn 413 USD/tấn. Giá gạo 25% tấm cũng giảm 3 USD/tấn về mức 387 USD/tấn. Tuy nhiên, giá gạo 100% tăng 8 USD/tấn, lên 330 USD/tấn. Theo VFA, từ tháng cuối của năm 2024 đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục giảm.

Còn theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện Nàng Hoa 9 ở mức 9.200 đồng/kg; giá lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 5.500 - 5.700 đồng/kg; lúa OM 5451 dao động ở mốc 5.800 - 6.000 đồng/kg; lúa OM 18 (tươi) dao động ở mốc 7.600 - 7.800 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 (tươi) dao động ở mốc 7.600 – 7.800 đồng/kg; lúa OM 380 ở mức 6.600 - 6.700 đồng/kg; lúa Nhật ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg;...

Hiện nay, giá lúa ngoài thị trường khoảng 7.000 đồng/kg đối với giống Đài Thơm 8 hay Jasmine, trong khi cùng thời điểm năm ngoái là 9.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn. Các giống lúa phân khúc thấp hơn có giá từ hơn 5.000 đến dưới 7.000 đồng/kg (tùy loại), giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ.

Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh do tác động từ nhiều yếu tố, trong đó có việc các quốc gia nhập khẩu gạo lớn đang nghiên cứu chính sách tiết kiệm, tránh nhập khẩu gạo giá cao, thậm chí tuyên bố không mua gạo năm 2025. Theo dự báo của các doanh nghiệp, giá bán và kỷ lục về xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2024 khó duy trì trong năm 2025.

Câu chuyện đường dài của gạo Việt

Đông Xuân là vụ lúa lớn nhất trong năm. Từ trước Tết đến sau Tết Nguyên đán 2025 là thời điểm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch lúa vụ Đông Xuân, điều này đồng nghĩa với việc sẽ có một lượng lúa tươi được thu hoạch, và nguồn cung gạo ra thị trường theo đó cũng dồi dào hơn.

Các chuyên gia trong ngành cho rằng giá lúa giảm vào thời điểm giáp Tết vừa qua là hồi chuông cảnh tỉnh về tính bền vững trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Trong bối cảnh Việt Nam đã đạt kỷ lục về xuất khẩu gạo thì cần có những chính sách đồng bộ để bảo vệ người trồng lúa. Giải quyết bài toán giá cả không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là trách nhiệm xã hội, bảo đảm đời sống ổn định cho hàng triệu nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy nhận định, mặc dù sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn luôn đạt con số ấn tượng, trung bình từ 7-8 triệu tấn mỗi năm, tuy nhiên, giá trị gia tăng của gạo Việt còn rất hạn chế. Gạo Việt vẫn chủ yếu là xuất thô. Việc thiếu một thương hiệu gạo mạnh đã trở thành rào cản lớn trong hoạt động xuất khẩu.

Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần tập trung vào việc tổ chức lại sản xuất, đặc biệt là theo Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. Chỉ bằng cách sản xuất theo vùng, thống nhất giống và áp dụng quy trình quản lý chặt chẽ, chúng ta mới có thể tạo ra những sản phẩm gạo chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.

Đồng quan điểm về vấn đề này, ở góc độ địa phương, ông Trần Thái Nghiêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ - cho rằng: Nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp cần liên kết để đi đường dài. Trong đó, Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” chính là hướng đi bền vững.

Theo ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chạy gạo từng bữa từng là nỗi lo thường trực, nhưng giờ đây Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu về sản lượng, và cả chất lượng. Gạo Việt Nam được vinh danh trong nhóm gạo ngon nhất thế giới. Đó là niềm tự hào và hãnh diện mang tầm quốc gia. Hạt gạo đã nâng cao hình ảnh, vị thế dân tộc, góp phần định vị nước ta trên bản đồ nông nghiệp thế giới.

Năm 2025 được nhận định nhiều khó khăn đối với ngành lúa gạo. Dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra khá lạc quan bởi hiện nay thị trường đã được đa dạng hóa, mở rộng thị phần phân khúc cao cấp không chỉ ở EU mà cả với Nhật Bản, Trung Quốc và Trung Đông.

Cùng với đó, việc tập trung xuất khẩu gạo chất lượng cao không chỉ giúp khẳng định vị thế gạo Việt Nam mà còn là cơ sở để doanh nghiệp chủ động đàm phán về giá bán tương xứng với giá trị, giảm áp lực giá từ thị trường lương thực dự trữ.

Tuy nhiên, để gạo Việt không chỉ tăng giá trị mà còn nâng giá trị gấp đôi, gấp ba lần, các chuyên gia trong ngành cho rằng, việc xây dựng thương hiệu gạo là ưu tiên hàng đầu, bên cạnh đó, cần phát triển chuỗi giá trị, từ sản xuất đến tiêu thụ và tập trung vào những thị trường cao cấp.

Bài học thành công từ chính các quốc gia láng giềng như Thái Lan và Campuchia, cùng việc chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp và phát triển những sản phẩm đặc trưng, có chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế sẽ là cách để người trồng lúa thoát khỏi lời nguyền ‘làm lúa mãi nghèo’, ‘được mùa mất giá’, đồng thời, góp phần nâng cao hình ảnh gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Trong phát biểu chia sẻ với báo chí tại buổi gặp mặt trước thềm năm mới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan mở đầu bài chia sẻ của mình bằng một video ngắn bài hát “Rock Hạt gạo” của ca sỹ Phương Mỹ Chi.

Việc kết hợp một thể loại nhạc rock vốn là âm nhạc đặc trưng phương Tây với chất liệu truyền thống Việt Nam là hạt gạo, đã mở ra cho ta một nhận diện tươi trẻ về hình ảnh công dân toàn cầu.

Từ ghép tiếng Anh “glocal” được kết hợp từ toàn cầu (global) và bản địa (local) là một gợi mở rất hay: kết nối toàn cầu, gắn với sự am hiểu địa phương, trân trọng tài nguyên bản địa. Chúng ta hòa nhập toàn cầu, chắt lọc những điều tốt đẹp của thế giới, để làm mới những giá trị truyền thống. Và tự tin, tự hào giới thiệu, quảng bá giá trị truyền thống đến thế giới, để chủ động tạo dựng hình ảnh, định vị thương hiệu Việt Nam.

Phải chăng đó cũng là câu chuyện khi xây dựng thương hiệu nông sản? Chúng ta cần nhanh nhạy để hội nhập, nhưng để hội nhập và nhập hội tốt, thì trước hết, cần xây dựng nền tảng bền chắt, chắt lọc những giá trị riêng biệt, nâng niu những điều bình dị, gần gũi, bén rễ muôn đời.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

So với cùng kỳ, hiện giá dừa tươi tăng 110-120%, trong khi dừa khô tăng 150%. Biến động mạnh của giá dừa tác động như thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài cuối: Nâng sản phẩm từ lượng và chất.

Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài cuối: Nâng sản phẩm từ lượng và chất.

Để nông sản Điện Biên có chỗ đứng trên thị trường, cần một giải pháp tổng thể, giải quyết các điểm nghẽn và hướng tới phát triển bền vững.
Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Xuất khẩu rau quả liên tục sụt giảm từ đầu năm đến nay đặt ra bài toán cấp bách trong việc tái cấu trúc ngành hàng này.
Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Dù nông sản Gia Lai từng bước đã tiếp cận được với thị trường “khó tính” Nhật Bản, song dư địa cho các sản phẩm này vẫn còn rất lớn.
Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với Long An chiều 21/3, Bộ Công Thương đề nghị Long An tiếp tục phối hợp với Bộ để đẩy mạnh xuất khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 2: Định vị từ thương hiệu

Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 2: Định vị từ thương hiệu

Việc yếu và thiếu những sản phẩm chất lượng, chưa có các thương hiệu mạnh chiếm lĩnh thị trường đang là rào cản của nông sản Điện Biên.
Niêm yết các sản phẩm mới trên Sở Giao dịch Hàng hoá: Hoạt động cụ thể trong xây dựng Trung tâm tài chính

Niêm yết các sản phẩm mới trên Sở Giao dịch Hàng hoá: Hoạt động cụ thể trong xây dựng Trung tâm tài chính

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tiếp tục tổ chức buổi tập huấn cho thành viên tại TP. Hồ Chí Minh qua đó nhằm nâng cao gia tăng giao thương hàng hóa.
Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

Gần đây, các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee và TikTok Shop đã công bố kế hoạch điều chỉnh chính sách thu phí sàn, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4.
Doanh nghiệp, người dùng hưởng lợi từ công nghệ truy xuất nguồn gốc

Doanh nghiệp, người dùng hưởng lợi từ công nghệ truy xuất nguồn gốc

Việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đem lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Bình Phước: Thúc đẩy xúc tiến thương mại sản phẩm chủ lực

Bình Phước: Thúc đẩy xúc tiến thương mại sản phẩm chủ lực

Sở Công Thương tỉnh Bình Phước có nhiều giải pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, chủ lực của địa phương.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương hoàn thiện Thông tư về hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu 2025, đảm bảo minh bạch, tuân thủ cam kết WTO và phù hợp chính sách ngoại thương.
Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 1: Khó chồng khó

Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 1: Khó chồng khó

Với nhiều nỗ lực của các cấp chính quyền, ngành nông nghiệp tỉnh đã có nhiều khởi sắc, song, số lượng và chất lượng sản phẩm nông sản còn bỏ ngỏ.
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Nới quy định, tạo đòn bẩy cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ'

Sáng 21/3, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm "Nới quy định, tạo đòn bẩy cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ" và phát trực tiếp trên các nền tảng số của báo.
HCM CITY EXPORT 2025 được số hóa trên thương mại điện tử

HCM CITY EXPORT 2025 được số hóa trên thương mại điện tử

Lần đầu tiên HCM CITY EXPORT 2025 tổ chức song song triển lãm số trên nền tảng thương mại điện tử Arobid, tạo thêm không gian, cơ hội giao thương quốc tế.
Gạo Séng Cù Điện Biên: “Viên ngọc quý” của Tây Bắc

Gạo Séng Cù Điện Biên: “Viên ngọc quý” của Tây Bắc

Để gạo Séng Cù tỉnh Điện Biên vững mạnh trên trường quốc tế, cần một chiến lược định vị thương hiệu bài bản, kết hợp cùng các giải pháp nâng cao chất lượng.
Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Trung Quốc siết kiểm tra vàng O và Cadimi khiến xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam chậm lại. Đây cũng là thời điểm sốc lại ngành hàng này sau thời gian tăng nóng.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến, mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến, mở rộng thị trường xuất khẩu

Để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, Bình Dương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó chú trọng đẩy mạnh xúc tiến thương mại.
Doanh nghiệp nữ cần làm gì để tăng doanh thu nhờ kinh doanh trên thương mại điện tử?

Doanh nghiệp nữ cần làm gì để tăng doanh thu nhờ kinh doanh trên thương mại điện tử?

Thương mại điện tử phát triển, việc mở rộng thị trường thông qua các nền tảng trực tuyến đang trở thành xu hướng tất yếu, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sở Công Thương Gia Lai gặp gỡ doanh nghiệp Nhật Bản

Sở Công Thương Gia Lai gặp gỡ doanh nghiệp Nhật Bản

Sở Công Thương Gia Lai gặp gỡ doanh nghiệp Nhật Bản để bàn về các vấn đề liên quan đến xúc tiến thương mại cho các sản phẩm của tỉnh vào thị trường Nhật Bản.
Mật ong, thủy sản Việt Nam tuân thủ quy định kiểm soát dư lượng của EU

Mật ong, thủy sản Việt Nam tuân thủ quy định kiểm soát dư lượng của EU

Việt Nam tuân thủ đúng các quy định của châu Âu về kiểm soát dư lượng trong hai lĩnh vực mật ong, thủy sản của EU.
Vì sao Việt Nam lọt top 30 tăng trưởng thương mại cao nhất toàn cầu?

Vì sao Việt Nam lọt top 30 tăng trưởng thương mại cao nhất toàn cầu?

Việt Nam đã ghi dấu ấn khi góp mặt trong top 30 quốc gia có tăng trưởng thương mại cao nhất thế giới, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Thương mại thế giới.
Điện Biên: Ứng dụng công nghệ cao, gỡ đầu ra cho sản phẩm chủ lực

Điện Biên: Ứng dụng công nghệ cao, gỡ đầu ra cho sản phẩm chủ lực

Với sự quyết tâm của tỉnh Điện Biên, từ việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là yếu tố then chốt gỡ khó đầu ra cho sản phẩm địa phương.
Tiền Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP

Tiền Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP

Nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các sản phẩm OCOP, công tác xúc tiến thương mại và thương mại hóa sản phẩm đã được tỉnh Tiền Giang triển khai tích cực, hiệu quả.
HCMC FOODEX 2025: Thúc đẩy giao thương quốc tế ngành thực phẩm

HCMC FOODEX 2025: Thúc đẩy giao thương quốc tế ngành thực phẩm

Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh - HCMC FOODEX 2025 mang đến cơ hội cho doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, thúc đẩy giao thương quốc tế.
Giá gạo Nhật Bản tăng

Giá gạo Nhật Bản tăng 'sốc', gạo Việt liệu có cơ hội?

Tại Nhật Bản, thiếu hụt nguồn cung đẩy giá gạo trong nước tăng cao. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, liệu đây có là cơ hội cho gạo Việt?
Mobile VerionPhiên bản di động