Ngành dầu khí Việt Nam trước cơ hội chuyển mình

Diễn biến bất ngờ của giá dầu thô và xu hướng chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ đang đặt ra nhiều bài toán cho ngành dầu khí Việt Nam.
Gỡ vướng cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của ngành dầu khí Dầu khí tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu năng lượng của châu Á

Vậy làm sao để ngành có thể giảm bớt được những áp lực từ "vòng xoay" thế giới? Mới đây, thông qua chuyến thăm Saudi Arabia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - GCC của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngành dầu khí nước ta đã tìm thêm một "lối đi" bằng nhiều cơ hội hợp tác quốc tế.

Hiện giá dầu thô thế giới đang đảo chiều sau hai tuần tăng liên tiếp. Theo số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, kết thúc phiên 25/10, giá dầu thô WTI đang ở mức 85,39 USD/thùng, và giá dầu thô Brent dừng chân ở mức 90,13 USD/thùng.

Ngành dầu khí Việt Nam trước cơ hội chuyển mình
Diễn biến giá dầu WTI và Brent từ đầu năm

Cho tới nay, rủi ro địa chính trị tại khu vực Trung Đông vẫn là chất xúc tác chính lên giá dầu. Những nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng Israel - Hamas đang làm cho giá dầu thô suy yếu so với tuần trước. Tuy nhiên, rủi ro xung đột leo thang còn tiềm ẩn, khiến cho giá dầu tiếp tục ở mức cao hơn so với trung bình nửa đầu năm nay.

Bên cạnh yếu tố địa chính trị, giá dầu cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi sự chuyển động của dòng tiền đầu tư liên thị trường. Trong đó, đà tăng của giá vấp phải lực cản từ đồng USD, khi mà chỉ số Dollar Index tiếp tục neo ở mức cao, trên ngưỡng 106 điểm.

Ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng Hóa Việt Nam - cho biết: "Tôi cho rằng những điều kiện quốc tế trái chiều sẽ khiến xu hướng giá dầu khó đoán định hơn. Trên thị trường hàng thực, giá dầu hiện tại có thể bị ảnh hưởng tiêu cực vì chi phí kinh doanh và giao nhận đi lên theo sức ép tỷ giá. Tuy nhiên, rủi ro tiềm ẩn về nguy cơ gián đoạn nguồn cung, bên cạnh chính sách cắt giảm sản lượng của các nước sản xuất lớn vẫn sẽ khiến nhiều nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng và mua các hợp đồng dầu kỳ hạn tương lai".

Chuyển dịch sang nguồn năng lượng sạch để giảm thiểu rủi ro là tất yếu

Báo cáo tháng 10 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết nhu cầu tiêu thụ dầu trong năm 2023 đạt 102,06 triệu thùng/ngày và sẽ tăng lên mức 104,25 triệu thùng/ngày trong năm 2024. OPEC hiện vẫn giữ quan điểm thận trọng nhất trong các tổ chức khi dự báo thị trường sẽ ở trạng thái thắt chặt giai đoạn quý IV năm nay, bởi sản lượng từ các quốc gia ngoài OPEC yếu đi.

Mức thâm hụt nguồn cung được OPEC dự báo có thể lên tới hơn 3 triệu thùng/ngày trong quý này. Tuy nhiên, con số trên sẽ còn thay đổi vì kịch bản xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn chưa xác định được quy mô trong tương lai. Nhìn chung, nguy cơ thâm hụt vẫn đang được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giá dầu trong ngắn hạn.

Mặc dù vẫn là nguồn năng lượng chính trên thế giới, nhưng giai đoạn qua, việc sử dụng dầu thô cho thấy nhiều rủi ro về giá và ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế thế giới. Điều này đang góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch sang các nguồn năng lượng bền vững trong tương lai.

Về dài hạn, báo cáo Triển vọng Năng lượng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết tiêu thụ liệu hóa thạch thế giới sẽ đạt đỉnh vào năm 2030. Công suất năng lượng tái tạo toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 3.629 GW (Gigawat) lên 11.008 GW theo kịch bản “phát thải ròng bằng không” vào năm 2023.

Ngành dầu khí Việt Nam trước cơ hội chuyển mình
Công suất năng lượng tái tạo toàn cầu 2022 và 2030

Đến năm 2030, IEA dự kiến ​​số lượng ô tô điện trên đường sẽ tăng gần gấp 10 lần. Các nguồn năng lượng tái tạo được ước tính sẽ chiếm 80% công suất điện mới vào năm 2030, trong đó riêng năng lượng mặt trời chiếm hơn một nửa. Xu hướng này cộng với các chính sách hỗ trợ năng lượng sạch ở các thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) sẽ làm giảm mức sử dụng dầu thô trong tương lai.

Việt Nam vẫn đang phụ thuộc nhiều vào nguồn cung xăng dầu thế giới, để giảm bớt, Chính phủ đang có nhiều chính sách để hiện thực hóa mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo trong tương lai. Trong bối cảnh nhiều rủi ro địa chính trị khó đoán, cùng biến động tài chính thế giới, việc tăng cường hợp tác với các quốc gia có thế mạnh về năng lượng, đa dạng hóa nguồn cung, và chuyển dịch cơ cấu tiêu thụ năng lượng xanh sẽ là một giải pháp hữu hiệu đảm bảo ổn định giá cả trong nước.

Hợp tác quốc tế đem đến cơ hội 'tự chủ' nguồn cung cho ngành dầu khí

Sự biến động của thị trường dầu thô thế giới đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam. Cụ thể, nhập khẩu dầu thô và xăng dầu các loại đạt lần lượt 7,81 triệu tấn và 8,03 triệu tấn, tương đương với mức tăng trưởng 8,3% và 23,1%. Trái lại, lũy kế xuất khẩu dầu thô 9 tháng đạt 2,03 triệu tấn, giảm 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế xuất khẩu xăng dầu các loại cũng giảm 9,1%, đạt 1,66 triệu tấn.

Ngành dầu khí Việt Nam trước cơ hội chuyển mình
Tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu trong nước

Hơn nữa, Việt Nam cũng là một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng lớn. Theo ước tính của World Bank, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,4% và 6% trong hai năm 2024 và 2025. Vì thế, nhu cầu tiêu thụ dầu thô nói riêng và năng lượng nói chung sẽ đồng hành cùng sự phát triển của đất nước.

Song song với đảm bảo an ninh năng lượng và cung cấp đủ nhu cầu tiêu thụ theo sự phát triển của đất nước, Chính phủ cũng đặc biệt quan tâm đến việc phát triển kinh tế bền vững và xanh hóa ngành năng lượng. Quá trình này kỳ vọng sẽ được đẩy nhanh qua mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài.

Ngày 20/10 vừa qua, trong khuôn khổ chuyến thăm Saudi Arabia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - GCC, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia Mohammed bin Salman. Thủ tướng đã đề nghị Tập đoàn Saudi Aramco - một trong những công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới, tham gia đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của nước ta.

Chuyến thăm của Thủ tướng cũng tái khẳng định tiềm năng hợp tác song phương giữa Saudi Arabia và Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là dầu khí. Sau buổi làm việc, lãnh đạo Tập đoàn Saudi Aramco cũng bày tỏ mong muốn đầu tư và xây dựng một nhà máy lọc dầu ở Việt Nam.

Nếu kế hoạch xây dựng nhà máy lọc hóa dầu của Tập đoàn Aramco được triển khai sẽ có nhiều dự án đầu tư có giá trị, công nghệ cao có mặt tại Việt Nam. Hơn nữa, tập đoàn này cũng đang hướng tới đầu tư vào công nghệ mới phát thải carbon thấp, giúp hạn chế lượng khí thải gây ô nhiễm. Đây vốn là mục tiêu dài hạn của Chính phủ trong việc phát triển các dự án về năng lượng tái tạo.

Hợp tác này cũng mở ra nhiều triển vọng để cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ cho các doanh nghiệp ngành dầu khí; giúp đảm bảo nguồn cung trong nước, an ninh năng lượng và phát triển nền kinh tế bền vững trong bối cảnh thị trường thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tiên Phạm - Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Thị trường năng lượng đang nhiều biến động, việc hỗ trợ kịp thời, tối đa từ các cơ quan, ban ngành sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm.
Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Eo biển Hormuz là điểm mấu chốt trong dòng chảy dầu quốc tế. Nhiều chuyên gia lo ngại căng thẳng Iran - Israel có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG

Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG

Bộ Công Thương đã hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG để lấy ý kiến rộng rãi.
Liệu giá dầu thế giới có tiếp tục xô đổ kỷ lục trong những ngày tới?

Liệu giá dầu thế giới có tiếp tục xô đổ kỷ lục trong những ngày tới?

Các chuyên gia dự báo OPEC và chính phủ các nước sẽ cố giữ giá dầu ở quanh mức 90 USD/thùng trong năm nay, nếu căng thẳng Iran - Israel hạ nhiệt.
Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ

Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ

Nhằm triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII, trong đó có điện khí, Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ.

Tin cùng chuyên mục

Petrovietnam ước đạt 231 nghìn tỷ đồng doanh thu trong 3 tháng đầu năm

Petrovietnam ước đạt 231 nghìn tỷ đồng doanh thu trong 3 tháng đầu năm

Trong 3 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có sự tăng trưởng tích cực với doanh thu tăng 19%.
BSR phát huy tinh thần chủ động, gắn kết trong bảo dưỡng tổng thể lần 5 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

BSR phát huy tinh thần chủ động, gắn kết trong bảo dưỡng tổng thể lần 5 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Các tổ chức đoàn thể BSR đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng suất lao động, tạo động lực cho người lao động, góp phần hoàn thành công tác BDTT lần 5.
Giá dầu sẽ cao nhất mọi thời đại trong bối cảnh xung đột Iran - Israel?

Giá dầu sẽ cao nhất mọi thời đại trong bối cảnh xung đột Iran - Israel?

Bất chấp nhiều dự đoán giá dầu lên cao sau khi Iran tấn công Israel, chuyên gia tin rằng khối OPEC+ và Mỹ có thể giữ giá dầu xuống dưới 100USD/thùng.
Vì sao chuyên gia dự báo giá dầu thế giới tăng mạnh trong hè năm nay?

Vì sao chuyên gia dự báo giá dầu thế giới tăng mạnh trong hè năm nay?

Theo chuyên gia từ Ngân hàng Morgan Stanley (Anh), các nhà đầu tư có thể mất cảnh giác trước sức tăng mạnh của giá dầu trong mùa hè này.
Vì sao giá dầu thế giới sẽ tiếp tục biến động trong tương lai?

Vì sao giá dầu thế giới sẽ tiếp tục biến động trong tương lai?

Theo các chuyên gia, tình hình địa chính trị phức tạp trong thời gian sắp tới có thể tiếp tục đẩy giá dầu tăng cao.
Dầu thô Mỹ tiến vào thị trường của OPEC+

Dầu thô Mỹ tiến vào thị trường của OPEC+

Hưởng lợi lớn từ các lệnh trừng phạt đối với Nga và Venezuela, dầu thô của Mỹ ngày càng phổ biến trên các thị trường lớn như Ấn Độ và châu Âu.
Chuyên gia dự báo 3 lý do giá dầu thế giới năm 2024 sẽ bình ổn

Chuyên gia dự báo 3 lý do giá dầu thế giới năm 2024 sẽ bình ổn

Bất chấp những căng thẳng địa chính trị và hiệp định thương mại thay đổi, các chuyên gia nhận xét thị trường dầu mỏ thế giới sẽ khó biến động trong năm nay.
Bắc Giang có 267 cửa hàng bán xăng dầu xuất hóa đơn điện tử

Bắc Giang có 267 cửa hàng bán xăng dầu xuất hóa đơn điện tử

Tỉnh Bắc Giang hiện có 267 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện việc lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng, đạt tỷ lệ 91,1%.
Petrovietnam tiếp đà tăng trưởng ấn tượng, ghi nhận nhiều điểm sáng

Petrovietnam tiếp đà tăng trưởng ấn tượng, ghi nhận nhiều điểm sáng

Trong 2 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ghi nhận nhiều điểm sáng với doanh thu tăng trưởng.
Tháng 2/2024, Việt Nam chi gần 144 triệu USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng

Tháng 2/2024, Việt Nam chi gần 144 triệu USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng

Tháng 2/2024, Việt Nam nhập khẩu 214.064 tấn khí đốt hóa lỏng, tương đương hơn 143,9 triệu USD, giảm 25,9% về lượng và giảm 28,1% về trị giá so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương đề xuất quy định về phân cấp và lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí

Bộ Công Thương đề xuất quy định về phân cấp và lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến nhân dân đối với “Dự thảo Thông thư quy định về phân cấp và lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí”.
Petrovietnam sẽ vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt 6 nhiệm vụ trọng tâm

Petrovietnam sẽ vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt 6 nhiệm vụ trọng tâm

Với truyền thống của người lao động dầu khí và những bài học kinh nghiệm rút ra thời gian qua, năm 2024, Petrovietnam sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra.
Nhiệm vụ ngành dầu khí trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Nhiệm vụ ngành dầu khí trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, ngành dầu khí sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì?
Hội thảo chuyên sâu về ứng dụng “Quang phổ khoáng vật viễn thám” sẽ diễn ra vào ngày 29/2

Hội thảo chuyên sâu về ứng dụng “Quang phổ khoáng vật viễn thám” sẽ diễn ra vào ngày 29/2

Hội thảo chuyên sâu về ứng dụng “Quang phổ khoáng vật viễn thám” do Công ty TNHH Trương Đình Petroleum tổ chức sẽ diễn ra vào 29/2/2024 tại TP Hồ Chí Minh.
Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang những thị trường nào?

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang những thị trường nào?

12 tháng năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 2,8 triệu tấn dầu thô trị giá 1,92 tỷ USD, tăng 1,4% về lượng nhưng giảm 15,5% về trị giá so với cùng kỳ 2022.
Lọc dầu Dung Quất chạy công suất cao đáp ứng nhu cầu xăng dầu Tết 2024

Lọc dầu Dung Quất chạy công suất cao đáp ứng nhu cầu xăng dầu Tết 2024

Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn sẽ vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ở 112% công suất thiết kế để đảm bảo xăng dầu, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đi lại
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở rộng thêm quy mô Cụm khí - điện - đạm Cà Mau

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở rộng thêm quy mô Cụm khí - điện - đạm Cà Mau

Thủ tướng Chính phủ vừa có yêu cầu tỉnh Cà Mau tập trung phát triển năng lượng tái tạo, mở rộng Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau với quy mô lớn hơn.
Khai thác dầu khí xuất hiện thách thức mới

Khai thác dầu khí xuất hiện thách thức mới

Khép lại một năm nhiều thắng lợi, khai thác dầu khí đạt nhiều thành tích, nhưng cũng xuất hiện những thách thức trong giai đoạn tới.
Dấu ấn tình hữu nghị Việt Nam - Romania viết nên lịch sử ngành dầu khí

Dấu ấn tình hữu nghị Việt Nam - Romania viết nên lịch sử ngành dầu khí

Đội ngũ chuyên gia dầu khí Việt Nam được đào tạo từ Romania đã đóng góp xứng đáng vào việc xây dựng ngành Dầu khí Việt Nam.
Nhận định ngành Dầu khí 2024: Triển vọng từ các dự án thượng nguồn và điện khí LNG

Nhận định ngành Dầu khí 2024: Triển vọng từ các dự án thượng nguồn và điện khí LNG

Trong năm 2024, ngành Dầu khí có nhiều triển vọng tươi sáng nhờ giá dầu vẫn neo ở mức cao, tiềm năng lớn từ dự án thượng nguồn và sự chuyển dịch điện khí LNG.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động