Gỡ vướng cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của ngành dầu khí

Qua thống kê, ngành dầu khí có 32 dự án đầu tư ra nước ngoài đã ký kết, gồm 5 dự án tìm kiếm dầu khí, 21 dự án thăm dò dầu khí, 6 dự án mua mỏ và mua trữ lượng.
Chứng khoán SSI: Những kỳ vọng cổ phiếu ngành dầu khí trong năm 2023 Công đoàn ngành Dầu khí tiếp tục đồng hành cùng giáo dục

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 124/2017/NĐ-CP ngày 15/11/2017 về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí đang được đưa ra lấy ý kiến đóng góp rộng rãi với kỳ vọng tháo gỡ vướng mắc cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của ngành dầu khí.

Vậy đâu là điểm mới và những điểm cần bổ sung để Nghị định mới có thể tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhất là trong bối cảnh sản lượng khai thác dầu khí ở trong nước đang bị sụt giảm mạnh.

Gỡ vướng cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của ngành dầu khí
Một giàn khoan của Vietsovpetro tại mỏ Bạch Hổ. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam.

- Thưa ông hoạt động đầu tư ra nước ngoài của ngành dầu khí đang gặp những khó khăn gì?

Chủ tịch Nguyễn Quốc Thập: Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gặp nhiều khó khăn khách quan và chủ quan khác nhau. Ở đây tôi chỉ muốn đề cập tới những khó khăn thuộc về chủ quan. Đó là, dự án đầu tư cần được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm tình hình của dự án chậm được phê duyệt do quá trình thẩm định kéo dài; các dự án cần được hoàn thành các thủ tục để kết thúc dự án thì không hoàn thành được và nhóm khó khăn thứ ba là dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng cũng chưa được phê duyệt do quá trình thẩm định kéo dài.

Cụ thể, dự án đầu tư hiệu chỉnh Nhenhetski là dự án rất hiệu quả, có dòng tiền dương từ năm 2016 nhưng cũng phải mất hơn 3 năm mới được phê duyệt đầu tư điều chỉnh sau khi có rất nhiều kiến nghị. Với dự án đầu tư hiệu chỉnh của dự án Algeria, hiện chủ đầu tư là Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP) - đơn vị thành viên của PVN đã trình gần 4 năm rồi nhưng đến nay cũng chưa hoàn thành thẩm định và phê duyệt. Tương tự như vậy, dự án đầu tư mới tận dụng cơ sở hạ tầng của dự án Nhenhetski ở Liên bang Nga được PVN trình đã 4 năm nhưng vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.

Thậm chí, Dự án thăm dò khai thác dầu khí SK305 ở Malaysia đã kết thúc từ nhiều năm trước nhưng đến giờ vẫn chưa hoàn thành các thủ tục kết thúc dự án từ Việt Nam dẫn tới các nghĩa vụ của nhà đầu tư (PVEP) chưa thể thực hiện được. Dự án đang đối mặt với nguy cơ bị phạt do các bên đối tác và các công ty dịch vụ liên quan khởi kiện ra Tòa trọng tài.

Qua thống kê, đến thời điểm này, ngành dầu khí có 32 dự án đầu tư ra nước ngoài đã ký kết, gồm 5 dự án tìm kiếm dầu khí, 21 dự án thăm dò dầu khí, 6 dự án mua mỏ và mua trữ lượng. Tổng trữ lượng dầu đã phát hiện và mua quyền sở hữu khoảng 145 triệu tấn dầu thô. Tổng số tiền đã đầu tư ra nước ngoài khoảng 3,6 tỷ USD tính đến 31/12/2022. Tổng số tiền đã chuyển về nước khoảng 2,5 tỷ USD tính đến 31/12/2022.

Trong số 32 dự án này, chỉ với dự án dầu khí Nhenhetski tại Nga và dự án lô 433a & 416b tại Algeria, phần thu của phía Việt Nam sẽ vượt phần vốn chuyển ra nước ngoài của tất cả các dự án cộng lại.

Tuy nhiên, hiện có ba dự án đang phải dừng, giãn do các yếu tố địa chính trị là dự án lớn ở Venezuela và hai dự án ở Peru. Với các dự án đã triển khai còn lại, hiện PVN và các đơn vị thành viên đang phải hoàn thành các thủ tục và các nghĩa vụ cam kết của nhà đầu tư với nước sở tại cũng như với các đối tác tham gia dự án.

- Theo ông đâu là những lý do chủ yếu khiến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của ngành dầu khí đang gặp những khó khăn như vậy?

Chủ tịch Nguyễn Quốc Thập: Chúng ta đã có Nghị định 124/2017/NĐ-CP ngày 15/11/2017 về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí. Đây là nghị định được soạn thảo công phu trên cơ sở cập nhật, sửa đổi Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí và Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16/2/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007.

Tuy nhiên, Nghị định 124/2017/NĐ-CP đang bộc lộ những hạn chế do những ràng buộc liên quan đến tổng mức đầu tư, hạn mức chuyển tiền ra nước ngoài và giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh. Bên cạnh đó, việc có ý kiến khác nhau của các cơ quan quản lý Nhà nước về các vấn đề đã nêu ở trên nên quá trình thẩm định kéo dài không hạn định. Cùng với đó, tâm lý đùn đẩy sợ trách nhiệm cũng đã ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình thẩm định dự án.

Đây chính là những bất cập khiến các dự án đầu tư ra nước ngoài của ngành dầu khí gặp khó khăn, nhất là với các dự án khoan thăm dò khi kết thúc không phát hiện dầu khí (dự án không thành công) nhưng lại có tổng vốn đầu tư bị vượt con số được phê duyệt ban đầu. Khi đó, chủ đầu tư phải xin phép và việc xin phép này liên quan rất nhiều thủ tục như xin điều chỉnh báo cáo đầu tư, xin hạn mức đầu tư điều chỉnh…

Thực tế là nhiều dự án dầu khí như vậy của PVEP vẫn "nằm chờ" vì không có cơ quan nào phê duyệt để kết thúc đầu tư, dẫn tới không thực hiện được cam kết với các bên và nguy cơ làm phát sinh chi phí như phạt hợp đồng, phí trọng tài…

- Thưa ông, Hội Dầu khí Việt Nam đang góp ý dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 124/2017/NĐ-CP về đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực Dầu khí. Vậy đâu là điểm mới và đâu là những điểm còn cần bổ sung trong Dự thảo này?

Chủ tịch Nguyễn Quốc Thập: Về điểm mới, Dự thảo Nghị định lần này đã quy định rõ hơn về quy trình xây dựng dự án đầu tư ra nước ngoài mới về dầu khí theo tinh thần của Luật Đầu tư 61/2020/QH14 của Quốc hội ngày 17/6/2020. Trong đó, quy định rõ thủ tục hồ sơ từ xây dựng dự án, thẩm định và phê duyệt chủ trương, tới phê duyệt và cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư mới.

Tuy nhiên, có thể do thời gian chuẩn bị quá gấp rút nên các nội dung trong dự thảo dường như chưa thể tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của các dự án hiện hữu nên các dự án trong tương lai nếu có cũng sẽ lặp lại các vướng mắc tương tự. Có quá nhiều nội dung áp dụng theo thông lệ tại Việt Nam được đưa vào dự thảo, chưa có các quy định mang tính đặc thù của đầu tư trong hoạt động dầu khí ra nước ngoài.

Vì vậy, Hội Dầu khí Việt Nam mong muốn Nghị định mới phải đảm bảo được bốn mục tiêu. Thứ nhất là với những dự án đang triển khai tốt phải tạo được hành lang pháp lý cho dự án hoạt động tốt hơn và hiệu quả hơn.

Thứ hai là với những dự án đầu tư buộc phải kết thúc thì cần có quy định rõ ràng để kết thúc nhanh nhất, tránh kiện tụng phát sinh chi phí.

Go vuong cho hoat dong dau tu ra nuoc ngoai cua nganh dau khi hinh anh 2
(Nguồn: PVEP)

Thứ ba là những dự án lớn, những dự án khó bị tác động bởi các yếu tố địa chính trị như các dự án dầu khí ở Venezuela hay Peru cần có cơ chế để duy trì dự án này hoặc cơ chế bán cắt lỗ để giảm thiểu những rủi ro cho chủ đầu tư. Và thứ tư là nghị định mới cần đảm bảo đơn giản hóa các quy trình, thủ tục phê duyệt các dự án dầu khí mới, tránh kéo dài gây lãng phí trong quá trình chuẩn bị.

- Vậy Hội Dầu khí Việt Nam có những kiến nghị, đóng góp cụ thể gì cho dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 124/2017/NĐ-CP về đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí?

Chủ tịch Nguyễn Quốc Thập: Hội Dầu khí Việt Nam có 4 kiến nghị. Thứ nhất, căn cứ theo Điều 3 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 của Quốc hội ngày 17/6/2020, Dự thảo Nghị định lần này cần bổ sung định nghĩa về dự án đầu tư dầu khí mở rộng (dự án đầu tư điều chỉnh). Đây là vấn đề vướng mắc lớn nhất khi thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tư hiệu chỉnh Nhenhetski và Lô 433a & 416b ở Algeria.

Thứ hai, Dự thảo Nghị định cần bổ sung về phân cấp quyết định đầu tư hiệu chỉnh và giấy chứng nhận đầu tư hiệu chỉnh cũng như hạn mức cụ thể về dự án đầu tư hiệu chỉnh. Với Luật Đầu tư ở trong nước, chỉ trong trường hợp tổng mức đầu tư thay đổi trên 20% thì chủ đầu tư mới phải thực hiện xin chứng nhận đầu tư hiệu chỉnh-tức là có quy định rõ về hạn mức phải hiệu chỉnh.

Tuy nhiên, các dự án đầu tư ra nước ngoài lại không có quy định đề cập đến hạn mức phải hiệu chỉnh này nên dù "thay đổi một xu" thì chủ đầu tư cũng phải xin giấy chứng nhận đầu tư hiệu chỉnh và quá trình này thường mất nhiều thời gian do liên quan tới rất nhiều cơ quan quản lý như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính. Đây chính là trở ngại, khó khăn rất lớn với các dự án đầu tư dầu khí ở nước ngoài của PVN và các đơn vị thành viên hiện nay.

Thứ ba, Dự thảo Nghị định cần bổ sung quy định về trường hợp điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài để hoàn thành các nghĩa vụ và xử lý các tồn đọng trước khi chấm dứt các dự án đầu tư ra nước ngoài. Đây là vấn đề đang rất vướng mắc nhưng trong Dự thảo Nghị định mới cho rằng chỉ cần đăng ký với Ngân hàng Nhà nước rồi chuyển tiền. Tuy nhiên, theo quy định về quản lý ngoại hối, lập luận như Dự thảo Nghị định sẽ chưa đủ điều kiện để thực hiện.

Thứ tư, Dự thảo Nghị định cần làm rõ các điều khoản về chuyển tiếp dự án đã và đang có hiệu lực khi Nghị định 124/2017/NĐ-CP không còn hiệu lực.

Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng nếu các kiến nghị này không được kịp thời cập nhật bổ sung vào Dự thảo Nghị định mới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của ngành dầu khí sẽ tiếp tục khó khăn như thời gian qua.

- Xin cảm ơn ông./.

Theo VietnamPlus
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thăm dò khai thác Dầu khí

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vừa ký thỏa thuận khung hợp tác trong lĩnh vực thương mại dầu khí với Tập đoàn dầu khí Saudi Arabia (Saudi Aramco).
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thiết lập loạt kỷ lục mới, đóng góp 9,2% GDP cả nước

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thiết lập loạt kỷ lục mới, đóng góp 9,2% GDP cả nước

Từ năm 2020 trở lại đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã liên tục thiết lập nhiều kỷ lục về sản xuất kinh doanh, trong đó có nộp ngân sách 9,2% GDP.
Cuộc chiến năng lượng của Nga sau 3 năm chiến sự

Cuộc chiến năng lượng của Nga sau 3 năm chiến sự

Năng lượng là nguồn thu quan trọng của Nga giúp nước này vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Petrovietnam về đích nộp ngân sách cả năm 2024 trước 3 tháng

Petrovietnam về đích nộp ngân sách cả năm 2024 trước 3 tháng

9 tháng đầu năm 2024, Petrovietnam đã đạt 736,5 nghìn tỷ đồng tổng doanh thu và hoàn thành nộp 115,2 nghìn tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.
Arab Saudi ‘tung đòn chí mạng’ vào thị trường dầu Nga

Arab Saudi ‘tung đòn chí mạng’ vào thị trường dầu Nga

Arab Saudi được cho chuẩn bị từ bỏ mục tiêu giá dầu thô 100 USD/thùng khi nước này chuyển sang tăng sản lượng, cho thấy họ chấp nhận mức giá thấp hơn.

Tin cùng chuyên mục

Tổ hợp hóa dầu lớn nhất Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu vận hành thương mại

Tổ hợp hóa dầu lớn nhất Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu vận hành thương mại

Tổ hợp hóa dầu tích hợp lớn nhất Việt Nam có nhà máy đặt ở Bà Rịa - Vũng Tàu với mức đầu tư lên đến 5 tỷ USD đã chính thức đưa vào sản xuất thương mại.
Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương xác định đối tượng điều chỉnh mặt hàng dầu HFO

Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương xác định đối tượng điều chỉnh mặt hàng dầu HFO

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị có ý kiến xác định đối tượng điều chỉnh mặt hàng dầu HFO.
Vietsovpetro đoạt giải nhất Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Vietsovpetro đoạt giải nhất Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Sau 5 ngày tranh tài, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro đã đoạt giải Nhất toàn đoàn tại Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII năm 2024.
Trung Đông ‘bùng cháy’, giá dầu lên đỉnh

Trung Đông ‘bùng cháy’, giá dầu lên đỉnh

Theo giới chuyên gia, xung đột leo thang tại Trung Đông đang khiến thị trường lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu trong khu vực.
Dầu Nga bất ngờ

Dầu Nga bất ngờ 'gặp khó' tại Ấn Độ

Tháng 8 vừa qua Ấn Độ nhập khẩu 1,7 triệu thùng dầu Nga/ngày, giảm 18,3% so với tháng trước.
AI đang thay đổi ngành khai thác dầu khí như thế nào?

AI đang thay đổi ngành khai thác dầu khí như thế nào?

Ứng dụng AI và các công nghệ kỹ thuật khác trong ngành dầu khí đã gia tăng trong những năm gần đây và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển trong những thập niên tới.
Hơn 280 thí sinh tham dự Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Hơn 280 thí sinh tham dự Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Sáng ngày 23/9, tại Trường Cao đẳng Dầu khí (Bà Rịa - Vũng Tàu), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII năm 2024.
Bộ Công Thương ban hành quy định mới về bảo quản và huỷ bỏ giếng khoan dầu khí

Bộ Công Thương ban hành quy định mới về bảo quản và huỷ bỏ giếng khoan dầu khí

Bộ Công Thương vừa có Thông tư số 16/2024/TT-BCT (ngày 16/9/2024) quy định về bảo quản và huỷ bỏ giếng khoa dầu khí, thu dọn công trình dầu khí.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Chiều 19/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).
Thanh Hóa sẽ trình Bộ Công Thương quy hoạch xây dựng Kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô

Thanh Hóa sẽ trình Bộ Công Thương quy hoạch xây dựng Kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô

Tỉnh Thanh Hóa thống nhất vị trí khu N, có tổng diện tích khoảng 140 ha để trình Bộ Công Thương quy hoạch xây dựng Kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô.
8 tháng đầu năm, Petrovietnam nộp ngân sách ước đạt 96,5 nghìn tỷ đồng

8 tháng đầu năm, Petrovietnam nộp ngân sách ước đạt 96,5 nghìn tỷ đồng

8 tháng đầu năm, dù gặp nhiều khó khăn, song Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã nỗ lực hoàn thành và vượt các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh đã đặt ra.
Đồng Nai: Đồng loạt kiểm tra tại 24 cửa hàng xăng dầu

Đồng Nai: Đồng loạt kiểm tra tại 24 cửa hàng xăng dầu

Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai vừa xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh tại 24 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

Việc PV GAS vận chuyển thành công khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nam ra Bắc bằng đường sắt đã góp phần giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3 Yagi
Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy nhu cầu khí đốt tại Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần vào giai đoạn giữa những năm 2030.
Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giảm 70.000 thùng/ngày trong tháng 8, xuống còn 27,06 triệu thùng/ngày.
Chặng đường ngành Dầu khí hiện thực hóa mong ước của Người

Chặng đường ngành Dầu khí hiện thực hóa mong ước của Người

Qua 65 năm, ngành Dầu khí Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức vẻ vang, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hiện thực hóa mong ước của Người.
Petrovietnam phát huy

Petrovietnam phát huy ''bộ mã gen'', nỗ lực bảo đảm ''4 chữ An''

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đang đứng trước thời cơ mới, vận hội mới để thay đổi chính mình – trở thành Tập đoàn công nghiệp - năng lượng quốc gia.
Giá dầu thế giới ‘bay cao’, ai là ‘thủ phạm’?

Giá dầu thế giới ‘bay cao’, ai là ‘thủ phạm’?

Giá dầu trên thế giới giữ ở mức gần 80 USD/thùng không phải do hành động của OPEC+ mà là do thiếu đầu tư vào ngành.
Nỗi lo thiếu khí đốt: Ukraine nắm giữ ‘chìa khóa’ năng lượng châu Âu

Nỗi lo thiếu khí đốt: Ukraine nắm giữ ‘chìa khóa’ năng lượng châu Âu

Việc chấm dứt vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng Liên minh châu Âu (EU).
Sự thật phũ phàng về tương lai ngành lọc dầu

Sự thật phũ phàng về tương lai ngành lọc dầu

Làn sóng năng lượng xanh đang thay đổi cảnh quan năng lượng toàn cầu, đặt ra câu hỏi lớn cho ngành lọc dầu, liệu “ngai vàng” có bị lung lay?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động