Công đoàn Dầu khí Việt Nam: Nhiều hoạt động hướng về người lao động Cơ hội hợp tác mới trong lĩnh vực dầu khí giữa Việt Nam và Ấn Độ |
Ngày 26/6, tại Hội nghị Năng lượng châu Á được tổ chức ở Malaysia, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, dầu khí sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu năng lượng của châu Á khi các nền kinh tế đang phát triển hướng tới an ninh năng lượng và khả năng chi trả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Malaysia, một trong những nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, cũng là nước xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn. Các nền kinh tế châu Á vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch mặc dù có sự gia tăng trong việc lắp đặt năng lượng tái tạo ở các quốc gia đông dân nhất và phát thải carbon lớn, Trung Quốc và Ấn Độ.
Bộ trưởng than đá của Ấn Độ cho biết vào cuối năm 2022 rằng nước này không có ý định sớm loại bỏ than khỏi cơ cấu năng lượng của mình. Phát biểu trước Ủy ban Quốc hội, Bộ trưởng Than đá Pralhad Joshi nói rằng, than đá sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng ở Ấn Độ cho đến ít nhất là năm 2040, coi nhiên liệu này là nguồn năng lượng giá cả phải chăng mà nhu cầu vẫn chưa đạt đỉnh ở Ấn Độ.
Về phần mình, Trung Quốc đang xây dựng hoặc lên kế hoạch xây dựng khoảng 366 GW công suất phát điện than mới, chiếm khoảng 68% công suất than mới theo kế hoạch toàn cầu tính đến năm 2022.
Một báo cáo của Tổ chức Cố vấn khí hậu Global Energy Monitor cũng cho thấy, Trung Quốc chiếm hơn một nửa công suất phát điện than toàn cầu mới được đưa vào hoạt động vào năm ngoái. Điều này xảy ra bất chấp thực tế là Trung Quốc vừa đạt được mục tiêu có nhiều công suất điện lắp đặt từ nhiên liệu phi hóa thạch hơn so với nhiên liệu hóa thạch sớm hơn kế hoạch, với 50,9% công suất điện hiện nay đến từ các nguồn nhiên liệu phi hóa thạch.
Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu về chi tiêu cho năng lượng tái tạo trên toàn cầu, đầu tư vào việc nâng cao công suất năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
Trên thế giới, khối lượng dầu thô chứa trong các tàu chở dầu đứng yên đã tăng lên mức cao nhất trong hơn hai năm rưỡi vào ngày 23/6, do một cụm tàu chở dầu bất thường của Ả Rập Xê Út không hoạt động ngoài khơi bờ biển Biển Đỏ của Ai Cập. Dầu thô trên các tàu chở dầu cố định đã đạt khoảng 129 triệu thùng tính đến cuối tuần trước, khối lượng dầu thô trôi nổi cao nhất kể từ tháng 10/2020, dữ liệu của Vortexa do Bloomberg trích dẫn hôm 26/6 cho thấy.
Các điểm dữ liệu gần đây đã chỉ ra rằng, trong khi dầu thô trên các kho chứa nổi tăng lên, thì dầu thô trong quá trình vận chuyển và tổng khối lượng dầu thô trên biển lại giảm.
Một số nhà sản xuất OPEC+ đã bắt đầu cắt giảm sản lượng vào tháng 5, hiện sẽ kéo dài đến năm 2024, trong khi Ả Rập Xê út, nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới và là nhà sản xuất lớn nhất của OPEC, sẽ đơn phương giảm sản lượng 1 triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào tháng 7, xuống khoảng 9 triệu thùng/ngày.
Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, cho biết việc cắt giảm có thể được gia hạn sau tháng tới.