Nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số

PC Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số.
Tiết kiệm điện là nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp

Tỉnh Gia Lai là địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao (chiếm gần 50%), chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt, nhận thức còn hạn chế nên ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm của đồng bào chưa cao. Vì vậy, Công ty Điện lực Gia Lai (PC Gia Lai) đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số.

Nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số
PC Gia Lai tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả

Toàn tỉnh có 220/220 xã, phường, thị trấn với 99,6% hộ dân sử dụng điện. Đồng nghĩa với tất cả các hộ dân được sử dụng điện để phục vụ đời sống sinh hoạt. Xác định đảm bảo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, PC Gia Lai tập trung nhân lực xuống tận các thôn, làng hướng dẫn trực tiếp và tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao ý thức cho đồng bào trong việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, nhất là vận động từ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để về tuyên truyền lại cho bà con trong làng và người thân trong gia đình.

Có mặt tại làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) trong buổi sinh hoạt thôn, ông Đinh Gớp – Trưởng thôn cho biết, năm 2004, lần đầu tiên bà con trong làng mới biết cái điện khi được Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh tặng máy phát điện chạy bằng sức gió. Chiếc máy lúc đầu thiết kế để 6 nhà có thể được dùng chung, nhưng cuối cùng chỉ có 2 nhà có điện, mà cũng chỉ có khoảng 2 giờ mỗi ngày, ánh sáng rất yếu. Tiếng ồn của nó cũng làm nhiều người già trong làng khó ngủ. "Giờ Nhà nước quan tâm đã kéo điện lưới quốc gia về tận làng để phục vụ bà con, chúng ta phải biết sử dụng điện thật tiết kiệm, không lãng phí nguồn điện nhà nước”, Trưởng thôn Đinh Gớp nhắc nhớ những người dân có mặt, đồng thời cầm những tờ rơi tuyên truyền tiết kiệm điện do PC Gia Lai cấp phát và chỉ vào từng hình ảnh để hướng dẫn bà con cách tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn, như: thay bóng đèn chiếu sáng thành bóng đèn sợi đốt huỳnh quang; vệ sinh các thiết bị điện thường xuyên; tắt các thiết bị điện khi ra ngoài; tắt tivi khi không sử dụng…

Nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số

Tuyên truyền tiết kiệm điện cho người dân trong thôn, làng

Theo trưởng thôn Đinh Gớp, tiết kiệm điện không phải là không sử dụng điện mà là sử dụng hợp lý, vì điện rất quan trọng trong đời sống của bà con. Theo thống kê, làng có tổng cộng 80 hộ, và 100% đều được dùng điện. Có điện, nhiều hộ mua ti vi, nồi cơm điện, có hộ mua máy xay xát để phục vụ cả làng. Có điện, việc dạy và học ở làng cũng thuận lợi hơn. Điện về không chỉ thắp sáng buôn làng mà còn mang theo ánh sáng văn hóa, ánh sáng tri thức đến với đồng bào nghèo. Bà con trong làng giờ đã có điều kiện được tiếp cận nhiều hơn với thông tin, với khoa học kỹ thuật thông qua ti vi, máy tính để học hỏi áp dụng vào sản xuất, qua đó thay đổi cuộc sống của gia đình.

Khi được hỏi về cách sử dụng điện tiết kiệm, an toàn, ông Gep – người dân làng Pờ Yầu chia sẻ: “Trước đây khi mới có điện, nhà mình để nó chạy cả ngày, ti vi con mình mở cho nó nói cả ngày cho vui, khi nào đi ngủ mình mới tắt thôi. Có lần đến tháng tiền điện nhiều quá, gia đình mình không có đủ tiền trả, bị cắt điện. Sau khi được cán bộ ngành điện và trưởng thôn hướng dẫn những việc làm tiết kiệm điện đơn giản như: tắt đèn khi không sử dụng, tắt mọi chế độ ở ti vi và đầu thu vệ tinh, hiện giờ, gia đình tôi chỉ sử dụng hết 60 nghìn đồng tiền điện/tháng”.

Để tìm hiểu thêm về việc tuyên truyền nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số, chúng tôi theo chân công nhân Điện lực Chư Păh (PC Gia Lai) tìm hiểu cách sử điện an toàn, tiết kiệm của các hộ dân ở làng Mrông Ngó 3, xã Ia Ka. Điểm chúng tôi đến là gia đình ông Rơ Chăm Jú - già làng làng Mrông Ngó 3. Trước mắt chúng tôi là hệ thống điện trong nhà được lắp đặt đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn, các thiết bị điện được lắp đặt và bố trí một cách hợp lý. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên hơn là khi một thành viên đi trong đoàn vào nhà bật công tắt điện thì được chủ nhà tắt và nói ngay: “Mình chỉ cần mở của sổ là đã đủ ánh sáng rồi, không cần phải bật điện”. Theo ông Rơ Chăm Jú, gia đình ông ngoài việc sử dụng điện để thắp sáng thì ông còn sử dụng điện để bơm tưới cây cà phê, sử dụng điện để buôn bán quán. Đối với gia đình ông, điện không thể thiếu, do đó ông rất ý thức về việc sự dụng điện như thế nào vừa tiết kiệm, vừa an toàn đêm lại hiệu quả cao nhất.

Nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số
PC Gia Lai "đi từng ngõ, ngõ cửa từng nhà" để tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cho bà con các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh

Già làng Rơ Chăm Jú được xem là “cánh tay nối dài” của ngành điện tại làng Mrông Ngó 3, là cầu nối giúp cán bộ nhân viên ngành điện hướng dẫn, tuyền truyền người dân nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số. Giờ người dân làng Mrông Ngó 3, xã Ia Ka ai cũng làm theo già làng Rơ Chăm Jú biết cách sử dụng điện tiết kiệm và an toàn.

Theo ông Trương Quang Long – Giám đốc Điện lực Chư Păh, để nâng cao nhận thức của khách hàng về sử dụng điện một cách hợp lý, an toàn và tiết kiệm, thời gian qua, PC Gia Lai đã làm tốt công tác tuyên truyền công tác tiết kiệm điện trên các phương tiện thông tin đại chúng; tại trụ sở đơn vị, các quầy thu ngân; tuyên truyền thông qua già làng, trưởng thôn; phát hành tờ rơi tuyên truyền tiết kiệm điện, tạo sự đồng thuận trong thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện. Đặc biệt, PC Gia Lai còn kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên trong đơn vị gương mẫu thực hiện tiết kiệm điện, xây dựng thói quen của người sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong sinh hoạt gia đình cũng như trực tiếp xuống các tổ dân phố, cụm dân cư phát cẩm nang tuyên truyền tiết kiệm điện. Với đa dạng hình thức tuyên truyền theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”, người dân đã ý thức được việc tiết kiệm điện, qua đó góp phần giảm chi phí của người dân và doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm an ninh năng lượng, nhất là trong điều kiện ngành điện vẫn còn khó khăn về vốn đầu tư.

Tuấn Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử”
Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Nhờ nguồn vốn Chương trình 1719, 100% xã của huyện Bắc Yên (Sơn La) có đường đến trung tâm được trải nhựa, đổ bê tông; 73,1% số xã có trường, lớp học kiên cố.
Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã thực hiện phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia cho các địa phương đảm bảo theo quy định.
Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Dự án "Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La thông qua nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng" được triển khai đã và đang mang lại hiệu quả lớn.
Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Với nhiều cách làm sáng tạo, việc đưa con chữ đến từng bản làng đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chuỗi hoạt động hấp dẫn diễn ra từ nay đến 1/1/2025.
Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Ngày 29/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mai Sơn (Sơn La) đã bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn của xã Chiềng Kheo.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Đây là đề xuất tại Hội thảo Dân tộc học năm 2024 nhằm làm rõ lý luận về quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia - dân tộc trong phát triển kinh tế.
Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Các không gian đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng mang đến trải nghiệm ấn tượng về miền đất, con người và du lịch tỉnh Lai Châu.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động