Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sản xuất và tiêu dùng bền vững

Ngày 21/9 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức khóa đào tạo cơ bản về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho cán bộ Sở Công Thương các tỉnh, thành phố phía Bắc.
Triển khai chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững: Từng bước thay đổi thói quen Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững qua thiết kế sinh thái

Chương trình do Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương phối hợp với Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) tổ chức khóa đào tạo cơ bản về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho cán bộ thuộc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cá nhân, đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Khoá tập huấn có sự tham gia của hơn 40 đại biểu đại diện cho các Sở Công thương, Trung tâm khuyến công, các đơn vị tư vấn và đơn vị liên quan, đến từ hơn 20 tỉnh thành phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Nội dung của chương trình được gói gọn trong 02 ngày với mục tiêu trọng tâm là giới thiệu, phổ biến cũng như trao đổi các thông tin liên quan đến các chủ đề xuyên suốt thuộc lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sản xuất và tiêu dùng bền vững
Ông Cù Huy Quang chia sẻ thông tin tại buổi đào tạo. Ảnh: Thanh Mai

Theo ông Cù Huy Quang, Phó Chánh văn phòng Sản xuất tiêu dùng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương, ngoài truyền tải những kiến thức cơ bản, những kỹ năng, những giải pháp để sản xuất và tiêu dùng bền vững, khoá đào tạo còn góp phần tạo ra mạng lưới về sản xuất và tiêu dùng bền vững khu vực phía Bắc, để cùng nhau thúc đẩy lĩnh vực này phát triển mạnh mẽ hơn, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi nhanh hơn.

Khoá đào tạo được chia thành 5 phần với các nội dung cụ thể, chi tiết: Tại phần 1, các đại biểu tham dự sẽ có cơ hội tiếp cận những thông tin tổng quan về Hiệu quả tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECP), từ đó quản lý tài nguyên bền vững hơn. Tại phần 2, nhiều chia sẻ hữu ích về giải pháp sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc phân tích hệ thống nước, cũng như phân tích cân bằng dòng nước đã được ban tổ chức chia sẻ công khai, đây là những kiến thức rất hữu ích hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp trong việc tiết kiệm tài nguyên nước.

Tại phần 3, VNCPC đã mang đến cho đại biểu những giải pháp để sử dụng nguyên vật liệu, hoá chất tiết kiệm và hiệu quả; các biện pháp kiểm soát mối nguy hiểm có thể xảy ra. Đồng thời, tổ chức minigame kết nối sử dụng nguyên vật liệu, hoá chất tiết kiệm, hiệu quả và an toàn lao động nghề nghiệp. Tại phần 4, đại biểu được hướng dẫn đánh giá chuyên sâu các cơ hội sản xuất bền vững thông qua kỹ năng kiểm toán, kỹ năng đánh giá nhanh tại hiện trường, kỹ năng quan trắc. Tại phần 5, nhiều thông tin hữu ích về sản xuất bền vững trong lĩnh vực điện năng và nhiệt năng đã được khái quát một cách cụ thể.

Bên cạnh 05 nội dung chính, ban tổ chức cũng dành nhiều thời gian để hướng dẫn các đại biểu sử dụng các công cụ tính toán trong kiểm toán năng lượng. Đồng thời, trao đổi các chủ đề về mục tiêu, mô hình, tầm quan trọng của phân phối bền vững, cũng như tiêu dùng bền vững. Trên cơ sở đó, giúp đại biểu xác định nguyên tắc và tiêu chí để xây dựng doanh nghiệp xanh, tư duy ứng dụng marketing xanh trong doanh nghiệp,....

Chương trình đào tạo 2 ngày tại miền Bắc là khoá đào tạo được tổ chức đầu tiên trong năm 2023 ở Việt Nam. Tiếp nối chương trình này, đơn vị thực hiện cũng sẽ tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo tương tự tại các tỉnh miền Trung và khu vực phía Nam.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sản xuất và tiêu dùng bền vững

Ông Lê Xuân Thịnh, Giám đốc Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam cung cấp thông tin cho các học viên. Ảnh: Thanh Mai

Sau khi tham gia khoá đào tạo, các đại biểu sẽ được cấp chứng chỉ từ Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương. Đây cũng là tiền đề để Bộ Công Thương liên hệ, xây dựng và mở rộng mạng lưới về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên khắp cả nước.

Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam tên viết tắt là VNCPC là đơn vị tư vấn thuộc BK Holdings (Đại học Bách khoa Hà Nội), và là thành viên chính thức của mạng lưới toàn cầu về Sử dụng Hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất Sạch hơn (RECP-net) của UNIDO-UNEP.

Trong năm 2023, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương đã giao cho VNCPC thực hiện nhiệm vụ “Tổ chức khóa đào tạo cơ bản nâng cao nhận thức cho các đơn vị quản lý và đơn vị tư vấn về sản xuất và tiêu dùng bền vững” thuộc Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030.

Mục tiêu của Nhiệm vụ là đào tạo cho cán bộ thuộc Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công các tỉnh, thành phố cũng như các đơn vị liên quan trong việc nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững, qua đó xây dựng và phát triển mạng lưới về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên khắp cả nước.

Chương trình đào tạo về sản xuất và tiêu dùng bền vững bao gồm 03 khóa tập huấn tại 3 miền Bắc - Trung - Nam, được triển khai theo hình thức trực tiếp với thời lượng 02 ngày/khóa.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

Theo kế hoạch COP28 dự kiến công bố bản Đánh giá Toàn cầu đầu tiên về tiến trình thực hiện Thoả thuận Paris của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ứng phó với BĐKH.
Xây dựng chuỗi giá trị xanh trong quy trình sản xuất

Xây dựng chuỗi giá trị xanh trong quy trình sản xuất

Thực hiện Chương trình Sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2023 đã tạo những chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường.
Thực hiện COP 26: Doanh nghiệp nhà nước lên kế hoạch hành động

Thực hiện COP 26: Doanh nghiệp nhà nước lên kế hoạch hành động

Doanh nghiệp đang tích cực, chủ động triển khai các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết kể từ Hội nghị COP26 nhằm thực hiện giảm phát thải khí nhà kính.
Đà Nẵng: Hơn 4,6 tỷ đồng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường

Đà Nẵng: Hơn 4,6 tỷ đồng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường

Dự án bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học tại Đà Nẵng đã huy động hơn 4,6 tỷ đồng, trồng gần 14.000 cây xanh, góp phần phát triển bền vững thành phố.
Thừa Thiên Huế: Hồ đập thuỷ điện, thuỷ lợi góp phần cắt lũ cho hạ du

Thừa Thiên Huế: Hồ đập thuỷ điện, thuỷ lợi góp phần cắt lũ cho hạ du

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, chủ động điều tiết theo quy trình vận hành liên hồ, các hồ đập đã góp phần cắt lũ, giảm lũ cho hạ du

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất và tiêu dùng bền vững

Hà Nội tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất và tiêu dùng bền vững

Theo Sở Công Thương Hà Nội, các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 đã tạo chuyển biến tích cực.
Tập đoàn SCG thúc đẩy hợp tác tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2023

Tập đoàn SCG thúc đẩy hợp tác tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2023

Tập đoàn SCG và Mạng lưới đối tác doanh nghiệp Thái Lan đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp hiện thực hoá chính sách bằng hành động cụ thể

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp hiện thực hoá chính sách bằng hành động cụ thể

Nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, cộng đồng doanh nghiệp đang hiện thực hoá chính sách của nhà nước bằng những hành động cụ thể.
Nâng cao kiến thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho cán bộ ngành Công Thương phía Nam

Nâng cao kiến thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho cán bộ ngành Công Thương phía Nam

Sáng ngày 15/11/2023, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra chương trình đào tạo về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 khu vực phía Nam.
Coca-Cola triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối"

Coca-Cola triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối"

Coca-Cola cho biết đã triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" đến người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy quá trình tái chế tại Việt Nam.
Khám phá không gian xanh ở "đại bản doanh" VNPT VinaPhone

Khám phá không gian xanh ở "đại bản doanh" VNPT VinaPhone

Tòa nhà VNPT Vinaphone được vinh danh là “Công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh - năm 2020” cùng nhiều không gian xanh về thiết kế.
Không hiểu rõ lợi thế khiến doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng “ngó lơ” ESG

Không hiểu rõ lợi thế khiến doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng “ngó lơ” ESG

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng chưa thực sự hiểu rõ về ESG cùng những lợi thế có được khi thực hành ESG.
Việt Nam đóng siêu du thuyền đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới trong du lịch

Việt Nam đóng siêu du thuyền đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới trong du lịch

Xu hướng tiêu dùng xanh đã góp phần thúc đẩy các nhà sản xuất, cung ứng chuyển hướng trong sản xuất và cung cấp dịch vụ, và ngành du lịch cũng không ngoại lệ.
Ngày 18 và 19/11, sẽ diễn ra Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”

Ngày 18 và 19/11, sẽ diễn ra Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”

Ngày 18 và 19/11, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, phố đi bộ Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ diễn ra Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”.
Bầu các chức danh chủ chốt Quỹ Việt Nam xanh

Bầu các chức danh chủ chốt Quỹ Việt Nam xanh

Sau khi công bố thành lập Quỹ Việt Nam xanh, mới đây, Ban sáng lập Quỹ Việt Nam xanh đã tiến hành bầu các chức danh chủ chốt của quỹ.
Lấy ý kiến dự thảo Quyết định Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030

Lấy ý kiến dự thảo Quyết định Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030

Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến 2030.
Doanh nghiệp ngành Công Thương tìm giải pháp phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu

Doanh nghiệp ngành Công Thương tìm giải pháp phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu

Cam kết của Việt Nam với quốc tế về phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 tại COP26 đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết về mục tiêu phát triển bền vững.
Đà Nẵng: Ký kết thúc đẩy các hoạt động liên quan đến tín chỉ carbon

Đà Nẵng: Ký kết thúc đẩy các hoạt động liên quan đến tín chỉ carbon

Các doanh nghiệp tại Đà Nẵng cùng ký kết hợp tác nhằm thúc đẩy, phát triển các hoạt động liên quan đến tín chỉ carbon và giao dịch tín chỉ carbon.
Nâng cao trình độ cho cán bộ tư vấn về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Nâng cao trình độ cho cán bộ tư vấn về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, giai đoạn 2021-2030.
Hà Nội: Gia tăng tiêu dùng và phân phối xanh

Hà Nội: Gia tăng tiêu dùng và phân phối xanh

Với sự vào cuộc của ngành Công Thương, xu hướng tiêu dùng và phân phối xanh tại Hà Nội đã lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.
Cần thúc đẩy mua sắm đa dạng và mua sắm có trách nhiệm giới

Cần thúc đẩy mua sắm đa dạng và mua sắm có trách nhiệm giới

Khoảng 30% doanh nghiệp trên toàn cầu do phụ nữ làm chủ. Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng 1% khoản chi tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
Thay đổi bắt đầu từ những hành động nhỏ

Thay đổi bắt đầu từ những hành động nhỏ

Mỗi sự thay đổi đều bắt đầu bằng những hành động nhỏ, thay vì “tái chế, tái sử dụng” giảm thiểu chất thải trong tiêu dùng cũng là thực hiện kinh tế tuần hoàn.
Vì sao sinh viên kinh tế thích các buổi học thực tế tại doanh nghiệp?

Vì sao sinh viên kinh tế thích các buổi học thực tế tại doanh nghiệp?

Sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp là thực trạng mà các trường đại học đang phải đối mặt trong nhiều năm qua.
Nâng cao năng lực cán bộ quản lý

Nâng cao năng lực cán bộ quản lý

Đây là mục tiêu quan trọng trong chiến lược chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn.
3 trụ cột của kinh tế tuần hoàn

3 trụ cột của kinh tế tuần hoàn

Ngành công nghiệp tái chế ra đời được xem là giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu tình trạng thải rác ra môi trường.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động