Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững qua thiết kế sinh thái

Vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp với UNDP và CCS tổ chức hội thảo thiết kế sinh thái góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững.
Sản xuất và tiêu dùng bền vững: Cần những giải pháp đột phá Bảo vệ môi trường ngành Công Thương thông qua sản xuất và tiêu dùng bền vững Triển khai chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững: Từng bước thay đổi thói quen

Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030.

Theo đó, Văn phòng Sản xuất và Tiêu dùng bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn sáng tạo và Phát triển bền vững (CCS) tổ chức hội thảo “Thiết kế sinh thái góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững và kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam” tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 14/9 vừa qua.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững qua thiết kế sinh thái
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Bùi Hiền

Trên thế giới, thiết kế sinh thái đang ngày càng được chú trọng đẩy mạnh, đem lại các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường. Theo báo cáo của Chương trình hành động về nguồn lực và rác thải của Anh WRAP, thiết kế sinh thái góp phần giảm 6,6 triệu tấn khí nhà kính và do đó tránh được việc sản xuất 12,6 triệu tấn vật liệu tồn dư. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc xây dựng và ban hành các công cụ chính sách, hỗ trợ nâng cao năng lực và áp dụng thiết kế sinh thái trong các lĩnh vực có tiềm năng là cần thiết và có ý nghĩa.

Tại Việt Nam, các sáng kiến và nhu cầu nâng cao năng lực, thực hành về thiết kế sinh thái trong các lĩnh vực sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu như đồ uống thực phẩm, dệt may…có xu hướng gia tăng, góp phần thúc đẩy sử dụng hiệu quả nguyên nhiên vật liệu, tuần hoàn chất thải, giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời đáp ứng các yêu cầu, quy định, tiêu chuẩn, cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Trịnh Quốc Vũ - Chánh Văn phòng Sản xuất và tiêu dùng bền vững, Phó Vụ trưởng, Vụ Tiết Kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương nhấn mạnh: "Thiết kế sinh thái là hợp phần quan trọng trong Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (Quyết định 889/QĐ-TTg), với các nhiệm vụ chính bao gồm xây dựng chính sách, áp dụng mô hình bền vững và thúc đẩy hợp tác liên kết, đổi mới công nghệ và đào tạo truyền thông nhằm thúc đẩy thiết kế sinh thái. Các lĩnh vực sản phẩm như bao bì, may mặc, điện tử, đồ uống và thực phẩm được ưu tiên trong việc áp dụng mô hình này."

Thực tiễn đến nay, tại Việt Nam, mặc dù thiết kế sinh thái có tiềm năng song việc áp dụng nhân rộng các mô hình về thiết kế sinh thái tại Việt Nam chưa được đẩy mạnh. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ các yếu tố khách quan và chủ quan, cụ thể hơn đó là thiếu các công cụ chính sách về thiết kế sinh thái, hiểu biết và năng lực triển khai áp dụng các mô hình bền vững thúc đẩy thiết kế sinh thái còn hạn chế.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững qua thiết kế sinh thái
Các chuyên gia chia sẻ tầm quan trọng của thiết kế sinh thái trong kinh tế tuần hoàn và sản xuất, tiêu dùng bền vững. Ảnh: Bùi Hiền

Ông Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện thường trú UNDP Việt Nam, đã đánh giá cao vai trò của thiết kế sinh thái như một công cụ mạnh mẽ giúp đạt được cân bằng giữa nguyên tắc bền vững, hiệu quả tài nguyên và ý thức về môi trường. Chương trình Kinh tế tuần hoàn của UNDP đã tăng cường hỗ trợ để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, từ tư vấn chính sách, đổi mới sáng tạo đến hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy chuyển đổi bền vững của các tỉnh, thành phố.

Hội thảo này đã đánh dấu một bước quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam thông qua thiết kế sinh thái và đẩy mạnh sự hợp tác giữa các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Hồng Long – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn sáng tạo và Phát triển bền vững CCS đã chia sẻ về xu hướng, hiện trạng và định hướng thúc đẩy Thiết kế sinh thái tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Hồng Long cho biết lợi ích của việc thực hiện thiết kế sinh thái sẽ giúp: Sản phẩm chất luọng cao hơn; Sản xuất hiệu quả hơn; Ít chất thải hơn; Tính khác biệt trên thị trường; Khách hàng hài lòng hơn; Ngành công nghiệp bền vững hơn.

"Để thúc đẩy thiết kế sinh thái cân ưu tiên: Nghiên cứu, đánh giá, lựa chọn và xây dựng chính sách, tiêu chuẩn, quy định nhằm thúc đẩy thực hiện thiết kế sinh thái; Tổ chức các khóa đào tạo tập huấn trong nước và quốc tế cho doanh nghiệp, nhà chính sách và các bên liên quan nhằm nâng cao năng lực, trao đổi kinh nghiệm về các quy định chính sách, các công cụ chiến lược về thiết kế sinh thái và thúc đẩy thực hành các mô hình bền vững; Xây dựng tài liệu cơ bản về thiết kế sinh thái nhằm cung cấp hướng dẫn các thông tin về khái niệm, lợi ích, công cụ, điển hình tốt và các quy định chính sách, tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế sinh thái; Xây dựng tài liệu kỹ thuật hướng dẫn chuyên sâu về thiết kế sinh thái trong các lĩnh vực ưu tiên; Nghiên cứu đánh giá sâu về tiềm năng và cơ hội áp dụng mô hình bền vững theo cách tiếp cận vòng đời sản phẩm trong các lĩnh vực có tiềm năng; Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng thí điểm các mô hình bền vững theo tiếp cận vòng đời sản phẩm" - ông Nguyễn Hồng Long cho biết.

Bà Trương Thị Ái Nhi - Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế tuần hoàn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cũng cho rằng thiết kế sinh thái thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững và thiết kế sinh thái tại Việt Nam. Cụ thể thiết kế sinh thái giúp các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế tuần hoàn nhằm nắm bắt cơ hội trong chiến lược SDGs (tài nguyên, công nghệ, khả năng phục hồi...) và việc thực hiện các nguyên tắc của thiết kế sinh thái nhằm hỗ trợ việc thiết kế sản phẩm phù hợp với nền kinh tế tuần hoàn.

Tai Hội thảo, đại diện doanh nghiệp, hiệp hội đã có bài chia sẻ về tiềm năng, cơ hội cũng như những khó khăn, thách thức đối với thiết kế sinh thái thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững và kinh tế tuần hoàn trong khoạt động sản xuất kinh doanh.

Hội thảo cũng dành nhiều thời gian để các đại biểu tham dự thảo luận, góp ý để góp phần hoàn thiện kết quả của dự án, đồng thời đẩy mạnh áp dụng thiết kế sinh thái đối với các sản phẩm có tiềm năng, góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững và kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong thời gian tới.

Thiết kế sinh thái là cách tiếp cận chủ động hướng tới sự phát triển của sản phẩm, dịch vụ, hướng tới giảm thiểu tác động môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có tác động môi trường thấp nhất có thể. Trong bối cảnh thị trường đang dần chuyển hướng vào các sản phẩm xanh và bền vững, các quốc gia trên khắp thế giới đang đặc biệt quan tâm đến việc xanh hóa sản phẩm và thiết lập các quy định nghiêm ngặt về môi trường và tiết kiệm năng lượng. Thiết kế sinh thái có tiềm năng giúp giảm đến 80% tác động môi trường của sản phẩm.
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vướng mắc trong miễn phép xây dựng, Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát

Vướng mắc trong miễn phép xây dựng, Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát

Xuất phát từ vướng mắc trong thực hiện quy định miễn phép xây dựng tại Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết sẽ rà soát lại các thông báo kết quả thẩm định.
COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

Theo kế hoạch COP28 dự kiến công bố bản Đánh giá Toàn cầu đầu tiên về tiến trình thực hiện Thoả thuận Paris của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ứng phó với BĐKH.
Xây dựng chuỗi giá trị xanh trong quy trình sản xuất

Xây dựng chuỗi giá trị xanh trong quy trình sản xuất

Thực hiện Chương trình Sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2023 đã tạo những chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường.
Thực hiện COP 26: Doanh nghiệp nhà nước lên kế hoạch hành động

Thực hiện COP 26: Doanh nghiệp nhà nước lên kế hoạch hành động

Doanh nghiệp đang tích cực, chủ động triển khai các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết kể từ Hội nghị COP26 nhằm thực hiện giảm phát thải khí nhà kính.
Đà Nẵng: Hơn 4,6 tỷ đồng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường

Đà Nẵng: Hơn 4,6 tỷ đồng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường

Dự án bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học tại Đà Nẵng đã huy động hơn 4,6 tỷ đồng, trồng gần 14.000 cây xanh, góp phần phát triển bền vững thành phố.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Hồ đập thuỷ điện, thuỷ lợi góp phần cắt lũ cho hạ du

Thừa Thiên Huế: Hồ đập thuỷ điện, thuỷ lợi góp phần cắt lũ cho hạ du

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, chủ động điều tiết theo quy trình vận hành liên hồ, các hồ đập đã góp phần cắt lũ, giảm lũ cho hạ du
Hà Nội tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất và tiêu dùng bền vững

Hà Nội tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất và tiêu dùng bền vững

Theo Sở Công Thương Hà Nội, các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 đã tạo chuyển biến tích cực.
Tập đoàn SCG thúc đẩy hợp tác tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2023

Tập đoàn SCG thúc đẩy hợp tác tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2023

Tập đoàn SCG và Mạng lưới đối tác doanh nghiệp Thái Lan đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp hiện thực hoá chính sách bằng hành động cụ thể

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp hiện thực hoá chính sách bằng hành động cụ thể

Nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, cộng đồng doanh nghiệp đang hiện thực hoá chính sách của nhà nước bằng những hành động cụ thể.
Nâng cao kiến thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho cán bộ ngành Công Thương phía Nam

Nâng cao kiến thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho cán bộ ngành Công Thương phía Nam

Sáng ngày 15/11/2023, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra chương trình đào tạo về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 khu vực phía Nam.
Coca-Cola triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối"

Coca-Cola triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối"

Coca-Cola cho biết đã triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" đến người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy quá trình tái chế tại Việt Nam.
Khám phá không gian xanh ở "đại bản doanh" VNPT VinaPhone

Khám phá không gian xanh ở "đại bản doanh" VNPT VinaPhone

Tòa nhà VNPT Vinaphone được vinh danh là “Công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh - năm 2020” cùng nhiều không gian xanh về thiết kế.
Không hiểu rõ lợi thế khiến doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng “ngó lơ” ESG

Không hiểu rõ lợi thế khiến doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng “ngó lơ” ESG

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng chưa thực sự hiểu rõ về ESG cùng những lợi thế có được khi thực hành ESG.
Việt Nam đóng siêu du thuyền đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới trong du lịch

Việt Nam đóng siêu du thuyền đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới trong du lịch

Xu hướng tiêu dùng xanh đã góp phần thúc đẩy các nhà sản xuất, cung ứng chuyển hướng trong sản xuất và cung cấp dịch vụ, và ngành du lịch cũng không ngoại lệ.
Ngày 18 và 19/11, sẽ diễn ra Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”

Ngày 18 và 19/11, sẽ diễn ra Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”

Ngày 18 và 19/11, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, phố đi bộ Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ diễn ra Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”.
Bầu các chức danh chủ chốt Quỹ Việt Nam xanh

Bầu các chức danh chủ chốt Quỹ Việt Nam xanh

Sau khi công bố thành lập Quỹ Việt Nam xanh, mới đây, Ban sáng lập Quỹ Việt Nam xanh đã tiến hành bầu các chức danh chủ chốt của quỹ.
Lấy ý kiến dự thảo Quyết định Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030

Lấy ý kiến dự thảo Quyết định Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030

Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến 2030.
Doanh nghiệp ngành Công Thương tìm giải pháp phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu

Doanh nghiệp ngành Công Thương tìm giải pháp phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu

Cam kết của Việt Nam với quốc tế về phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 tại COP26 đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết về mục tiêu phát triển bền vững.
Đà Nẵng: Ký kết thúc đẩy các hoạt động liên quan đến tín chỉ carbon

Đà Nẵng: Ký kết thúc đẩy các hoạt động liên quan đến tín chỉ carbon

Các doanh nghiệp tại Đà Nẵng cùng ký kết hợp tác nhằm thúc đẩy, phát triển các hoạt động liên quan đến tín chỉ carbon và giao dịch tín chỉ carbon.
Nâng cao trình độ cho cán bộ tư vấn về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Nâng cao trình độ cho cán bộ tư vấn về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, giai đoạn 2021-2030.
Hà Nội: Gia tăng tiêu dùng và phân phối xanh

Hà Nội: Gia tăng tiêu dùng và phân phối xanh

Với sự vào cuộc của ngành Công Thương, xu hướng tiêu dùng và phân phối xanh tại Hà Nội đã lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.
Cần thúc đẩy mua sắm đa dạng và mua sắm có trách nhiệm giới

Cần thúc đẩy mua sắm đa dạng và mua sắm có trách nhiệm giới

Khoảng 30% doanh nghiệp trên toàn cầu do phụ nữ làm chủ. Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng 1% khoản chi tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
Thay đổi bắt đầu từ những hành động nhỏ

Thay đổi bắt đầu từ những hành động nhỏ

Mỗi sự thay đổi đều bắt đầu bằng những hành động nhỏ, thay vì “tái chế, tái sử dụng” giảm thiểu chất thải trong tiêu dùng cũng là thực hiện kinh tế tuần hoàn.
Vì sao sinh viên kinh tế thích các buổi học thực tế tại doanh nghiệp?

Vì sao sinh viên kinh tế thích các buổi học thực tế tại doanh nghiệp?

Sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp là thực trạng mà các trường đại học đang phải đối mặt trong nhiều năm qua.
Nâng cao năng lực cán bộ quản lý

Nâng cao năng lực cán bộ quản lý

Đây là mục tiêu quan trọng trong chiến lược chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động