Mở rộng xuất khẩu: Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong muốn gì?

Với năng lực tài chính, nhân lực hạn chế, doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tham gia 'sân chơi' xuất nhập khẩu toàn cầu.
Xuất khẩu nông sản và những mảng chưa ‘sáng’ Xuất nhập khẩu hàng hóa: Đường đến mốc 1.000 tỷ USD Xuất khẩu sang thị trường EU: Tập trung vào sản phẩm chế biến sâu, khác biệt

Đối mặt nhiều thách thức

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng quan trọng, đang đóng góp lớn vào thương mại của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp nhỏ và vừa nhìn chung năng lực còn nhiều hạn chế nên gặp khó khăn và thách thức khi tham gia vào "sân chơi" xuất khẩu toàn cầu.

Với kinh nghiệm 10 năm xuất khẩu, ông Phí Văn Lượng - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Công nghiệp Đại Á - cho hay, Đại Á chuyên sản xuất hạt nhựa để cung cấp cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng. Công ty hiện xuất khẩu sang 48 quốc gia và vùng lãnh thổ, năm 2025, Đại Á dự kiến tiếp cận thị trường Thổ Nhỹ Kỳ.

Mở rộng xuất khẩu: Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong muốn gì?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều thách thức trong xuất khẩu hàng hoá ra toàn cầu. Ảnh minh hoạ

Là doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa tham gia vào thị trường xuất khẩu có rất nhiều thách thức, cạnh tranh không chỉ với doanh nghiệp trong nước mà còn với cả doanh nghiệp nước ngoài”, ông Phí Văn Lượng cho hay.

Tuy nhiên, theo Giám đốc điều hành Công ty CP Công nghiệp Đại Á, thách thức lớn nhất của doanh nghiệp nhỏ và vừa là tranh chấp thương mại. Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không có bộ phận pháp lý chuyên trách, dẫn đến không hiểu được luật pháp của nước xuất khẩu đến.

Từ thực tế của doanh nghiệp, ông Phí Văn Lượng thông tin, công ty đang vướng một vụ tranh chấp thương mại với đối tác Trung Quốc. Sau 2 năm đi kiện, hiện toà án đã phong toả tài khoản của đối tác để trả tiền cho Đại Á. “Đó là thị trường Trung Quốc với hệ thống pháp luật khá minh bạch nhưng sang đến những thị trường khác như Ấn Độ, Bangladesh…, quả là khó khăn cho doanh nghiệp trong tranh chấp thương mại”, ông Phí Văn Lượng cho hay.

Nhìn nhận những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu từ góc độ logistics, ông Lê Nguyên Lương- Phó Giám đốc Công ty SME Logistics Quảng Ninh - bày tỏ: Khi thị trường xuất khẩu cạnh tranh gay gắt, các nhà cung cấp quá gần nhau thì logistics là yếu tố quyết định thành bại, nhưng điều này thị trường trong nước chưa được chú trọng đúng mức.

Doanh nghiệp xuất khẩu vẫn than chi phí logistics quá cao, Chính phủ cũng đã yêu cầu phải giảm chi phí này từ 18-20% xuống còn 10%. Tuy nhiên, để làm điều này, doanh nghiệp logistics thuần Việt vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ đủ mạnh.

Chi phí logictics cao một phần do doanh nghiệp Việt không tự chủ về hạ tầng mà để cho doanh nghiệp FDI sở hữu tương đối lớn hạ tầng logistics ngay tại Việt Nam. Điều này dẫn đến chi phí logistics không phải do doanh nghiệp nội quyết định mà do doanh nghiệp nước ngoài quyết định.

Thêm một điều nữa, mô hình logistics truyền thống hiện tại không còn phát huy được vai trò, nhiều doanh nghiệp sử dụng sàn thương mại điện tử là kênh tiêu thụ chính nhưng chính sách về thương mại điện tử hiện chưa đầy đủ dẫn đến việc triển khai các luồng hàng và tận dụng được các thế mạnh mới về logictics thông qua kênh này chưa làm được. Theo đại diện SME Logistics Quảng Ninh, không chỉ doanh nghiệp trong nước mà cả doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng vướng và chưa có giải pháp hữu hiệu.

Đề xuất cụ thể

Cũng theo ông Lê Nguyên Lương, có thể trong thời gian tới, chính sách thuế của Mỹ với các đối tác sẽ thay đổi. Trung Quốc - đối tượng được dự báo sẽ chịu mức thuế nặng nề nhất từ Mỹ - đang tìm nước thứ 3, địa điểm sản xuất mới, trong đó, hướng tới khu vực Trung Đông. “Do đó, rất mong các thương vụ ở khu vực Trung Đông cân nhắc vấn đề này và có cảnh báo khi chuỗi cung ứng có sự dịch chuyển”, đại diện Đại Á cho hay.

Giao nhận hàng hóa tại Cảng quốc tế Long An. Ảnh: Long An IP
Giúp doanh nghiệp nội địa sở hữu hạ tầng logistics sẽ hỗ trợ giảm đáng kể chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp xuất khẩu. Ảnh: Long An IP

Các nước xung quanh như Lào, Myanmar cũng cạnh tranh quyết liệt về logistics với Việt Nam, thậm chí đầu tư cả đường sắt qua Trung Quốc để vận chuyển hàng hoá thẳng qua Thái Lan. Tuy nhiên, Việt Nam có địa thế cực kỳ thuận lợi và số km đường biển vẫn có thể phát huy, đây là lợi thế cực lớn nếu chúng ta có thể thay đổi được sở hữu về hạ tầng. Hiện tại trong nước đang đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện hạ tầng cảng biển, đây là tin mừng, tuy nhiên để chạy đua kịp với tốc độ phát triển của logictics thì cần phải khẩn trương hơn nữa.

Sàn thương mại điện tử chính thống và phổ biến hiện tại có mức chiết khấu với hàng hoá là thu phí rất cao dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp Việt Nam bị giảm. Nếu Việt Nam có thể kết nối, mở thêm các sàn và xây dựng sàn thương mại điện tử thuần Việt, trên cơ sở đó, sử dụng thế mạnh của các công ty logistics nội địa thì tỷ lệ lợi nhuận giữa doanh nghiệp bán hàng và logistics sẽ lớn hơn, người tiêu dùng cũng được sử dụng hàng hoá và dịch vụ có giá thành hợp lý hơn.

Các thị trường nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đều đòi hỏi tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, logistics không ngoại lệ, ngoài năng lượng xanh, còn có tiêu chí rất khó về nhân lực sạch.

Theo đó, doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics phải có chứng chỉ chống khủng bố, không sử dụng nhân lực dưới 18 tuổi với các yếu tố cưỡng bức, bóc lột, tăng ca ngoài giờ quá nhiều. “Tất cả các vấn đề này phải có chứng chỉ của các cơ quan được uỷ quyền để công bố, chỉ khi có các chứng chỉ này doanh nghiệp mới có thể nằm trong danh sách nhà thầu được cung cấp dịch vụ”, ông Lê Nguyên Lương thông tin. Đồng thời đề xuất, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài mở rộng lĩnh vực hoạt động sang cả logistics nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đạt các chứng chỉ để bước ra sân chơi toàn cầu.

Nói về cơ chế hợp tác giữa cơ quan đại diện và doanh nghiệp trong nước, theo Phó Giám đốc Công ty SME Logistics Quảng Ninh, không nên có một cổng thông tin mà mỗi bộ phận của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có một cổng riêng, trong đó, phân nhóm rõ ràng để các chuyên gia của Việt Nam có thể hỗ trợ cung cấp thông tin thay vì chỉ có thể thuê luật sư nước ngoài. Thông qua cổng thông tin này, cơ quan đại diện cũng có thể thẩm định bước đầu “uy tín” của doanh nghiệp Việt khi đề xuất hỗ trợ.

Về thách thức phòng vệ thương mại, ông Phí Văn Lượng bày tỏ, cơ quan đại diện nước ngoài có định hướng hoặc có gợi ý cho từng thị trường để doanh nghiệp thông qua đó có thể lường trước được rủi ro về thương mại. "Điều này rất quan trọng vì với mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ 1-2 lô hàng không được thanh toán, có thể phá sản hoặc lâm vào tình trạng khủng hoảng”, Giám đốc điều hành Công ty CP Công nghiệp Đại Á mong muốn.

Xuất nhập khẩu luôn là "sân chơi" khó và luôn tiềm ẩn nhiều thách thức. Để tham gia vào cuộc chơi này, theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thông tin thị trường, văn hoá tiêu dùng, văn hoá kinh doanh và cả những mặt hàng cạnh tranh đang hiện diện trên thị trường. Từ đó, nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra những chiến lược phù hợp.
Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Theo Cục Hải quan, quý 1/2025, xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Cung giảm, cầu tăng đẩy giá dừa lên mức cao nhất từ trước đến nay. Dự báo, xuất khẩu dừa có thể đạt trên 1,2 tỷ USD năm nay.
EC lùi thời gian thanh tra

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

EC đề nghị Việt Nam gửi báo cáo tiến độ khắc phục tồn tại gỡ ‘thẻ vàng’ IUU trước 15/9 và sẽ thực hiện đợt thanh tra lần 5 vào cuối năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) 0% đối với các dịch vụ cho hoạt động xuất khẩu.
Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Campuchia trở thành quốc gia thứ 5 sau Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc.
Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Phải mạnh dạn, có thể rất đau, nhưng bỏ đi những luật không cần thiết, những nghị định đang là rào cản sẽ tạo động lực để kinh tế tư nhân bứt phá.
Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Nhu cầu hàng hóa, nông sản của thị trường EU là rất lớn, tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất để đưa được hàng vào châu Âu đó là tiêu chuẩn, chất lượng.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Hải Dương đẩy mạnh kết nối cung cầu, tạo đà đưa nông sản và sản phẩm OCOP vươn xa, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chủ động lựa chọn phân khúc thị trường khó tính, trong đó có thị trường Nhật Bản, đây là cách để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam.
Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Hành trình xuất nhập khẩu 50 năm qua là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đất nước trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện năng lực sản xuất.
Cảnh báo sớm: Hàng Việt vượt ‘sóng’ phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Hàng Việt vượt ‘sóng’ phòng vệ thương mại

Các vụ điều tra phòng vệ thương mại đang gia tăng, vì vậy cảnh báo sớm sẽ tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt trên thị trường xuất khẩu.
Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 1- Hành trình của những thương hiệu nghìn tỷ

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 1- Hành trình của những thương hiệu nghìn tỷ

50 năm sau ngày giải phóng chúng ta chứng kiến nhiều câu chuyện vươn mình, lớn lên của các doanh nghiệp. Hàng hóa, dịch vụ của họ ở khắp mọi nơi, được tin dùng.
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Việc được cấp quyền sử dụng tên miền .id.vn miễn phí đã giúp các sinh viên có thêm cơ hội thực hành trên các sàn thương mại điện tử thử nghiệm.
Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Thành phố Huế tích cực kết nối cung cầu, thúc đẩy sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ vươn ra thị trường hiện đại trong và ngoài nước.
Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Hội nhập sâu rộng, giao thương hàng hóa ngày càng tăng, nhưng kèm theo đó là những rủi ro thương mại quốc tế, đòi hỏi doanh nghiệp phải cẩn trọng, tránh ‘bẫy'.
Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container chính thức trở thành thành viên của TCDA - tổ chức uy tín trong lĩnh vực khai thác dịch vụ logistics, Isotank tại Trung Quốc.
Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến 28/4/2025, cả nước có 152 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó củng cố xuất khẩu, đầu tư vào các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn.
Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Chiều 28/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 4/2025.
Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Tăng xuất khẩu sản phẩm Halal vào thị trường Indonesia mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt, nhưng cũng yêu cầu phải tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn chất lượng
Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Ngành sầu riêng cần tập trung khoanh vùng các khu vực trồng an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm để khôi phục vị thế tại thị trường Trung Quốc.
Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Gần 500 doanh nghiệp Hải Dương và lân cận đã tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Ngày hội kết nối giao thương 2025, thúc đẩy xúc tiến thương mại đầu năm.
Mobile VerionPhiên bản di động