Thứ sáu 09/05/2025 19:43

Xuất nhập khẩu hàng hóa: Đường đến mốc 1.000 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hóa đã đạt con số kỷ lục gần 800 tỷ USD trong năm 2024 và đang hướng đến mục tiêu 1.000 tỷ USD.

Dấu ấn xuất nhập khẩu năm 2024

Nhìn lại hoạt động xuất nhập khẩu những năm vừa qua, có thể thấy, đây vẫn duy trì là điểm sáng của nền kinh tế trong rất nhiều năm. Kể từ năm 1995 là cột mốc diễn ra nhiều sự kiện đáng nhớ của Việt Nam, đánh dấu tiến trình mở cửa và hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thế giới. Đó là: Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), làm đơn gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

Tổng trị giá /chu-de/cuc-xuat-nhap-khau.topic đạt con số 100 tỷ USD vào năm 2007. Năm 2011, tổng trị giá xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi, đạt con số 200 tỷ USD. Trong thời gian 4 năm tiếp theo (năm 2015), xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đã cán mốc trị giá 300 tỷ USD. Đặc biệt, chỉ 2 năm sau đó (vào giữa tháng 12/2017), tổng trị giá xuất nhập khẩu đã đạt mức 400 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu là điểm sáng trên bức tranh kinh tế năm 2024 (Ảnh: Cấn Dũng)

Sau đó, cứ hai năm, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng thêm 100 tỷ USD, theo đó, trị giá xuất nhập khẩu đã cán mốc 500 tỷ USD trong nửa cuối tháng 12/2019 và cán mốc 600 tỷ USD vào tháng 11/2021. Năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt mốc 730,28 tỷ USD.

Tuy nhiên, mốc 2 năm đạt 100 tỷ USD tạm gián đoạn trong năm 2023. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 bị sụt giảm do ảnh hưởng rất mạnh của dịch Covid-19, chỉ đạt 683 tỷ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đã quay lại đà tăng khi đạt 786,29 tỷ USD, xuất siêu 24,77 tỷ USD.

Chia sẻ về thành tích xuất nhập khẩu năm 2024, ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho biết, năm 2024, nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương, cùng với sự vào cuộc của các hiệp hội, doanh nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu đã đạt rất nhiều thành tựu như các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực duy trì đà tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó, hầu hết các thị trường xuất khẩu đều phục hồi tăng trưởng, thị trường có FTA với Việt Nam tăng trưởng cao. Năm 2023 cũng đánh dấu năm xuất siêu thứ 9 của Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu khu vực trong nước tăng trưởng ổn định, cùng với nhập khẩu phục hồi mạnh mẽ, là những điểm sáng đáng ghi nhận trong năm 2024.

Gạo Việt Nam được bán ở chuỗi siêu thị của Pháp (Ảnh: Tập đoàn Lộc Trời)

Nỗ lực cho mục tiêu 2025

Ông Nguyễn Anh Sơn cho biết, năm 2025, Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Đây được đánh giá là mục tiêu rất thách thức.

Trong bối cảnh đó, Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung mạnh vào các mục tiêu như tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tham mưu xây dựng các chính sách thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Điều hành nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan. Tăng cường nghiên cứu, có những cảnh báo kịp thời, bám sát tình hình thương mại biên giới. Đặc biệt, tăng cường chống gian lận xuất xứ hàng hóa.

Nhấn mạnh đến những hàng rào phòng vệ thương mại Việt Nam có thể gặp phải, TS. Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) - chia sẻ, hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới. Do vậy, Việt Nam buộc phải coi hàng rào phòng vệ thương mại là điều bắt buộc phải đối diện trong hoạt động xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp phải sẵn sàng hồ sơ và sẵn sàng ứng phó nếu hàng hóa của mình không may bị vướng vào các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Khẳng định mục tiêu đề ra cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025 là buộc phải đạt được, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng: “Cần quán triệt tinh thần thành tích năm sau phải cao hơn năm trước. Có đồng chí nói rằng, có lạc quan quá không? Tuy nhiên, đây là câu chuyện mục tiêu đặt ra buộc phải hành động. Tôi cho rằng, mục tiêu tăng trưởng từ 10 - 12% còn chưa đáp ứng được yêu cầu, phải cao hơn nữa”.

Theo đó, Thứ trưởng gợi mở, trong kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2025 phải có sự kết nối với các đơn vị trong Bộ, thông qua các kênh, trong đó, xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới cũng phải đổi mới, từ đó thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng yêu cầu phải đưa ra các mục tiêu và giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu để tạo nguồn lực cho sản xuất, xuất khẩu trong tương lai. Việt Nam đang tiệm cận con số 800 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu và nếu mỗi năm, mục tiêu xuất nhập khẩu nỗ lực đạt được 2 con số, mục tiêu 1.000 tỷ USD không còn xa. Song, để đạt được con số này, cần tổng hòa các giải pháp cùng với sự nỗ lực của Bộ Công Thương, sự chung tay của các bộ, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp là không thể thiếu.

Theo xếp hạng của WTO, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu. Năm 2023, Việt Nam góp mặt trong Top 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đứng ở vị trí 23. Ở chiều nhập khẩu, Việt Nam đứng thứ 22.
Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025