Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa bằng 1% tiền lương tháng

Dự án Luật Việc làm (sửa đổi) quy định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng: Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng.
Cần những điều kiện nào để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp? Quy định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất là bao nhiêu? Đề xuất bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Mở rộng đối tượng, linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Sáng 9/11/2024, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi)
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, mục đích ban hành Luật Việc làm (sửa đổi) nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp của hệ thống pháp luật có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường lao động, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho tất cả lao động.

Phạm vi điều chỉnh của Luật Việc làm (sửa đổi) gồm: Chính sách hỗ trợ tạo việc làm; Đăng ký lao động; Hệ thống thông tin thị trường lao động; Phát triển kỹ năng nghề; Dịch vụ việc làm; Bảo hiểm thất nghiệp; Quản lý nhà nước về việc làm.

Trong đó, giữ nguyên tên gọi các nội dung so với Luật Việc làm 2013 gồm: Chính sách hỗ trợ tạo việc làm; Bảo hiểm thất nghiệp; Quản lý nhà nước về việc làm; đổi tên nội dung “Tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm” thành “Dịch vụ việc làm”, “Thông tin thị trường lao động” thành “Hệ thống thông tin thị trường lao động”; bổ sung nội dung phát triển kỹ năng nghề và đổi tên “Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề” thành “Phát triển kỹ năng nghề”; bổ sung nội dung “Đăng ký lao động”.

Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Ủy ban Xã hội, dự thảo Luật được tiếp thu, rà soát, sửa đổi và kết cấu lại gồm 9 chương và 94 điều (giảm 36 Điều so với dự thảo Luật kèm Tờ trình số 410/TTr-CP).

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 42-NQ/TW; các nội dung cải cách về chính sách bảo hiểm thất nghiệp của Nghị quyết số 28-NQ/TW.

Đồng thời, bám sát 4 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng dự án Luật đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 89/2023/QH15; tổng hợp những kiến nghị của các Đại biểu Quốc hội, cử tri về lĩnh vực việc làm; rà soát hạn chế, vướng mắc, bất cập phát sinh trong tổng kết thi hành Luật Việc làm năm 2013, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan; rà soát các điều ước, cam kết quốc tế liên quan đến lĩnh vực việc làm.

Đáng chú ý, về hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (Điều 56).

Cụ thể, bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm: Người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên (hiện nay từ 03 tháng trở lên); Người làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất, đảm bảo thống nhất với Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

Đồng thời, linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp (Điều 58). Cụ thể, sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng: Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; Người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Cùng với đó, sửa đổi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Chế độ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động: Sửa đổi, bổ sung theo hướng: Quy định các trường hợp người sử dụng lao động được hỗ trợ (lý do kinh tế, thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định tại Bộ luật Lao động; thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm; thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất kinh doanh) và quy định điều kiện hỗ trợ theo hướng tạo thuận lợi dễ tiếp cận chính sách (gồm điều kiện về tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp và phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động) (Điều 61).

Chế độ hỗ trợ tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động sửa đổi theo hướng: Mở rộng phạm vi hỗ trợ, không chỉ hỗ trợ người lao động tham gia khóa đào tạo nghề mà cả các khóa bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề (Điều 72); bổ sung nội dung hỗ trợ (tiền ăn) cho người lao động trong thời gian tham gia đào tạo mà không hưởng trợ cấp thất nghiệp (Điều 73).

Chế độ tư vấn, giới thiệu việc làm sửa đổi, bổ sung theo hướng: Quy định đối tượng hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm gồm người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và người lao động đang tham gia đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề (Điều 70); bổ sung quy định kinh phí thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm được chi trả từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm theo giá tư vấn, giới thiệu việc làm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định (Điều 71).

Chế độ hỗ trợ người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người khuyết tật (từ Điều 75 đến Điều 77): Bổ sung chế độ và quy định: người sử dụng lao động khi tuyển dụng và sử dụng lao động là người khuyết tật được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm người sử dụng lao động phải đóng cho lao động là người khuyết tật và thời gian hỗ trợ không quá 12 tháng (Điều 75).

Ngoài ra, bổ sung quy định giao Chính phủ quy định việc hỗ trợ tiền mặt, giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp và các hỗ trợ khác để hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động căn cứ tình hình kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong các trường hợp khủng hoảng, suy thoái kinh tế, thiên tai, dịch bệnh… (khoản 2 Điều 55).

Làm rõ thêm như quy định về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho hay, Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết, mục tiêu và các quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Luật Việc làm (sửa đổi) đã nêu tại Tờ trình số 676.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh

Đồng thời, Ủy ban nhận thấy, quy định của dự thảo Luật góp phần thể chế hóa quan điểm của Đảng về mục tiêu tạo việc làm bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động đồng bộ, linh hoạt, hội nhập, có sự quản lý của Nhà nước; cơ bản phù hợp với quy định của Hiến pháp, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật và tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên, thực hiện đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định của dự thảo Luật: chỉ quy định trong Luật những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không luật hóa quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, bộ, ngành.

Hồ sơ dự án Luật cơ bản bảo đảm đủ thành phần theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ủy ban Xã hội đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện các chính sách mới; tiếp thu, giải trình thấu đáo các ý kiến góp ý và bổ sung đầy đủ các dự thảo văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.

Về bảo hiểm thất nghiệp (Chương VII), Ủy ban Xã hội nhận thấy, việc mở rộng đối tượng như dự thảo Luật không phải là giải pháp duy nhất để đạt mục tiêu đến năm 2030 có khoảng 45% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp như xác định tại Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, mà cần nhiều giải pháp đồng bộ như các giải pháp về truyền thông, thanh tra, kiểm tra...

Bên cạnh đó, một số quy định liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp cần được cân nhắc, tính toán, làm rõ thêm như quy định về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1% tiền lương tháng tại Điều 58 và quy định người lao động bị sa thải hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp tại điểm b khoản 1 Điều 64.

Do vậy, Ủy ban Xã hội đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục bổ sung đánh giá tác động của các quy định mới và có các giải pháp bảo đảm tính khả thi, khắc phục các hạn chế hiện nay trong tổ chức thực hiện.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, trong xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số đây là cơ hội lớn cho Bộ TN&MT và Bộ Nông nghiệp và PTNT sau sáp nhập.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm.
Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.

Tin cùng chuyên mục

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đây là một trong số các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ Công Thương về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá về ngoại giao kinh tế.
Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Các bộ, ngành, địa phương không để xảy ra tình trạng chậm, muộn làm ảnh hưởng tới kết quả, tiến độ tổng kiểm kê tài sản công của cả nước.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhấn mạnh, ông luôn tâm niệm cần sống xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với lòng biết ơn vô hạn, các đại biểu đã thành kính, nghiêng mình tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Báo Công Thương là

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh đề nghị các thương vụ tiếp tục cung cấp thông tin để Báo lan tỏa các hoạt động của thương vụ, về ngành Công Thương
Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Đổng Quân và Đoàn đại biểu Quân đội Trung Quốc.
Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028 tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.
Bộ Ngoại giao: Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong kỷ nguyên mới

Bộ Ngoại giao: Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh yêu cầu sắp xếp bộ máy tinh gọn, mạnh mẽ hơn, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực và vận hành tốt hơn trước.
Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về vụ việc công dân Việt bị sát hại tại Singapore

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về vụ việc công dân Việt bị sát hại tại Singapore

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo về vụ công dân Việt Nam bị sát hại tại Singapore, đồng thời hỗ trợ gia đình nạn nhân và theo dõi vụ việc.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu bài viết: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tiếp tục phòng chống tiêu cực trong Đảng: Không vùng cấm, không ngoại lệ

Tiếp tục phòng chống tiêu cực trong Đảng: Không vùng cấm, không ngoại lệ

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Thủ tướng: Sớm hoàn thiện Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng: Sớm hoàn thiện Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng nhấn mạnh phải thực hiện nghiêm Điều lệ Đảng, các nguyên tắc lãnh đạo, quy định của Đảng trong quá trình hoàn thiện Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ.
Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí vừa ký Quyết định số 145/QĐ-BCĐ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo.
Thủ tướng phê chuẩn ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Thủ tướng phê chuẩn ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phê chuẩn ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động