Longform
19/08/2023 07:00
Longform | Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò của thị trường nội địa

19/08/2023 07:00

Đã có sự tăng trưởng tích cực trong thời gian qua, song thị trường nội địa được đánh giá là vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.
Longform | Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò của thị trường nội địa

Mặc dù đã có sự tăng trưởng tích cực trong thời gian qua, song thị trường nội địa được đánh giá là vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.

TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ TIÊU DÙNG TĂNG SONG CHƯA BỀN VỮNG

7 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng dù tăng đến 2 con số, song mức tăng được đánh giá là chưa bền vững.

Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích, nếu nhìn vào chỉ số này từ đầu năm đến nay, có thể thấy tiềm ẩn nhiều vấn đề. Bởi nếu tháng 1, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng 20%, tháng 2 còn 13%, tháng 3 còn 13,9% và tháng 4, 5 chỉ còn 13,8% và 12,6%. Đến tháng 6, tổng mức tiếp tục giảm xuống còn 10,9% và tháng 7 đạt 10,4%. Như vậy chúng ta nhìn thấy mức độ tăng trưởng so với cùng kỳ đang giảm đi sau từng tháng.

Longform | Bài 3: Để thị trường nội địa thực sự trở thành trụ cột vững chắc

Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương phân tích thêm, bên cạnh những lợi thế về dân số đông, đã đi qua đại dịch thì những khó khăn vẫn luôn tồn tại trong quá trình phát triển thị trường trong nước như chúng ta vẫn còn thiếu vốn để hiện đại hóa thị trường bán lẻ, logistics cho nội địa… Bên cạnh đó, vẫn còn khó khăn trong xây chuỗi kết nối từ sản xuất đến tiêu dùng. Các chuỗi này cần có sự phù hợp riêng với từng đối tượng.

Thị trường trong nước cũng gặp khó khăn do thu nhập của người dân còn bị tác động, đặc biệt là người lao động khu vực các nhà máy sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài đang gặp khó khăn do đơn hàng suy giảm” – bà Lê Việt Nga băn khoăn.

Longform | Bài 3: Để thị trường nội địa thực sự trở thành trụ cột vững chắc

Một vấn đề khác nữa là làm thế nào để các doanh nghiệp đã quen với xuất khẩu quay lại với thị trường nội địa khi thị trường nội địa có những nét hoàn toàn khác so với xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là với khối doanh nghiệp chỉ mới quen gia công hàng hóa. Ngoài ra, hoạt động quản lý thị trường cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là quản lý thị trường qua các kênh mới như thương mại điện tử, mạng xã hội…

Về phía các doanh nghiệp, để có được chương trình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng là sự nỗ lực rất lớn của các nhà bán lẻ cũng như nhà cung cấp. Họ phải làm việc, kết nối với nhau để có được nguồn hàng tốt nhất cả về giá cả, nguồn cung và chất lượng phục vụ người tiêu dùng.

Longform | Bài 3: Để thị trường nội địa thực sự trở thành trụ cột vững chắc

“Bên cạnh sự nỗ lực, chúng tôi cũng phải đăng ký các chương trình khuyến mại với các cơ quan chức năng. Chúng tôi chỉ có mong muốn là làm sao các thủ tục hành chính đó được cắt giảm một cách tối đa để doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện các chương trình khuyến mại thay vì phải chờ đợi các thông báo từ các cơ quan chức năng để đăng ký. Điều đó cũng ảnh hưởng đến tiến độ chương trình. Bởi thực tế chúng tôi có rất nhiều chương trình khuyến mại theo tháng, theo tuần chứ không phải chỉ là các chương trình lớn theo đợt” – bà Phạm Thị Thuỳ Linh - Giám đốc Đối ngoại và Đầu tư, Tập đoàn Central Retail Việt Nam chia sẻ.

Về phía các ngành hàng, thuỷ sản là một trong những ngành hàng có thế mạnh của xuất khẩu nước ta. Bên cạnh xuất khẩu, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp thủy sản coi thị trường nội địa là một trong những mảng thị trường quan trọng và mang lại doanh thu tích cực cho doanh nghiệp. Những doanh nghiệp làm nhiều mặt hàng có giá trị gia tăng cao thì cũng sẽ có chỗ đứng nhất định ở thị trường nội địa. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cũng có 1 câu lạc bộ doanh nghiệp tiêu thụ hàng nội địa với 30 doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp có doanh thu ở nội địa chiếm 30-50% tổng doanh số.

Longform | Bài 3: Để thị trường nội địa thực sự trở thành trụ cột vững chắc

Bà Lê Hằng – Giám đốc truyền thông VASEP chia sẻ, các mặt hàng chủ yếu đưa vào nội địa hiện nay là hàng giá trị gia tăng phù hợp với đặc thù của người dân Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc. Song nhiều mặt hàng đông lạnh thì khó tiếp cận được thị trường.

“Có một khó khăn đối với doanh nghiệp tiêu thụ hàng nội địa nhiều năm nay là dù có dư địa lớn song việc tiếp cận vào các kênh bán lẻ truyền thống của thị trường nội địa rất khó. Vì hầu hết kênh bán lẻ lớn đều do doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài làm chủ nên hàng thủy sản Việt Nam đang phải cạnh tranh ngay tại sân nhà. Hoặc câu chuyện liên quan đến chiết khấu tăng lên sau nhiều năm vẫn là khó khăn của doanh nghiệp tại thị trường nội địa” – bà Lê Hằng tâm tư.

Longform | Bài 3: Để thị trường nội địa thực sự trở thành trụ cột vững chắc

Cho nên nhiều doanh nghiệp thấy rằng sau nhiều năm, xuất khẩu vẫn thuận tiện hơn, dễ thâm nhập hơn so với nội địa. Đó là điều cần nhìn lại để làm sao có giải pháp giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh tốt hơn thị trường nội địa, đặc biệt trong những bối cảnh đặc biệt như dịch bệnh hoặc khi thị trường xuất khẩu gặp khó.

ĐỂ CHIẾM LĨNH “MIẾNG BÁNH” NỘI ĐỊA

Theo đánh giá của Công ty tư vấn quản trị McKinsey, dự kiến đến năm 2030, nhờ vào việc tăng tỷ lệ đô thị hóa, nhất là ở các đô thị cấp hai, và gia tăng nhanh tầng lớp trung lưu, Việt Nam sẽ có thêm khoảng 37 triệu người vào tầng lớp tiêu dùng, giúp tăng tầng lớp tiêu dùng lên gần 74% so mức 40% năm 2020 và chưa đầy 10% năm 2000. Đây sẽ là tiềm năng rất lớn của thị trường nội địa nước ta.

Song, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài nô nức tiến vào thị trường nội địa, thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước dường như chưa được tăng lên một mức tương ứng để trở thành đối trọng.

Để thị trường nội địa tăng trưởng bền vững, thực sự mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam, trở thành trụ đỡ vững chắc cho nền kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, thời gian qua, các chính sách của cơ quan quản lý nhà nước đã có những tác động quan trọng đến tăng trưởng tiêu dùng nội địa. Nhưng thực tế, các hoạt động này vẫn mang tính riêng lẻ, riêng biệt, rời rạc trong từng chương trình và từng thời kỳ. Các chương trình kích thích kinh tế tạo ra làn sóng để triển khai nhiều chương trình khuyến mại hay kích cầu, song các chương trình này chỉ mang tính chất vụ việc chứ chưa mang tính chất sâu xa, lâu dài.

“Tất nhiên, sự vào cuộc của chính quyền địa phương cũng như chính sách của nhà nước đã hỗ trợ cho hoạt động của địa phương, doanh nghiệp. Song chúng ta phải tính đến lâu dài, tức là làm sao để chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm đi, chi phí quầy kệ của các doanh nghiệp bán lẻ cũng phải giảm đi. Đặc biệt là phải làm sao có kết nối giao thương giữa các đơn vị để giảm thiểu thời gian chuyển hóa hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng” – PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.

Longform | Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò của thị trường nội địa

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của người dân rất đa dạng. Do đó, chúng ta có thể tổ chức các chương trình nối tiếp và liên kết nhau để từ đó tiếp tục đẩy mạnh chương trình khuyến khích người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Các tổ chức truyền thông cũng cần có giải pháp động viên người tiêu dùng trong xã hội ưu tiên dùng hàng Việt Nam, làm sao để bản thân doanh nghiệp thấy được nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao, ngày càng khó khăn hơn để vươn lên. Đây là vai trò của cơ quan truyền thông và các hiệp hội.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng nhấn mạnh rằng, vai trò quan trọng hàng đầu phải là ở doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất phải đi sâu đi sát từng tầng lớp dân cư, lứa tuổi để nắm bắt nhu cầu từng sản phẩm mình sản xuất ra, phù hợp với tính vùng miền cũng như đặc tính lứa tuổi để đa dạng hoá sản phẩm cung cấp, từ đó nắm bắt được trái tim và tình cảm của người sản xuất. Từ đó việc sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mới đơn giản.

Bên cạnh đó, làm sao để chi phí giảm đi nhưng chất lượng sản phẩm phải nâng lên. Doanh nghiệp phải tính toán việc này để sản phẩm chiếm được trái tim người tiêu dùng.

Ngoài ra, việc các doanh nghiệp liên kết với nhau để giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh, giao thương phân phối hàng hoá đến người tiêu dùng cũng cần được quan tâm đặc biệt để có được chi phí hợp lý nhất ở các công đoạn. Từ đó việc đưa hàng hoá đến người tiêu dùng sẽ tốt hơn và hiệu quả việc kích cầu tiêu dùng cũng cao hơn nhiều

Longform | Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò của thị trường nội địa

Về phía doanh nghiệp, bà Lê Hằng cho hay: “Từ góc độ của hiệp hội, chúng tôi đánh giá cao Bộ Công Thương đã có nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa như Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Khuyến mãi tập trung quốc gia… Nhưng tôi thấy việc truyền thông còn chưa đủ sâu, chưa đủ mạnh để doanh nghiệp biết đến nhiều hơn các chương trình của Bộ”.

Do đó, VASEP mong muốn những chương trình kết nối cụ thể hơn với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để mở rộng thị trường trong nước cho doanh nghiệp thủy sản để tháo gỡ khó khăn khi tiếp cận thị trường bán lẻ, tiếp cận với xu hướng tiêu thụ ở thị trường trong nước.

Về phía Bộ Công Thương, bà Lê Việt Nga chia sẻ, kết nối cung cầu, tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm hàng hoá là mục tiêu Bộ Công Thương đang kiên định thực hiện. Theo đó, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ làm việc với các nhà phân phối lớn nhất tại Việt Nam để kết nối hàng hoá của các địa phương, tạo đầu ra ổn định.

Bộ Công Thương hiện là đơn vị nòng cốt triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về triển khai Cuộc vận động này. Đồng thời, Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động với tên gọi Tự hào hàng Việt Nam, tinh hoa hàng Việt Nam cũng đang được triển khai.

“Do đó, chúng tôi rất mong muốn các Hiệp hội, doanh nghiệp sẽ đóng góp những mặt hàng tinh hoa hàng Việt Nam đã nhiều năm chinh phục thị trường thế giới thì quay về thị trường trong nước để phục vụ người tiêu dùng ở thị trường nội địa. Nhiều hệ thống phân phối nội địa hay có vốn đầu tư nước ngoài rất rộng cửa với hàng Việt Nam chứ không phải chỉ nhập khẩu hàng nước ngoài về. Rất nhiều siêu thị có tỷ lệ hàng Việt nam lên đến 90% và với các sản phẩm có chất lượng tốt, tinh hoa hàng Việt Nam sẽ được ưu tiên các vị trí trong quầy kệ” – bà Lê Việt Nga cho biết.

Longform | Bài 3: Để thị trường nội địa thực sự trở thành trụ cột vững chắc

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đặc biệt quan tâm đến các đối tượng yếu thế như vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc. Hiện tại Bộ Công Thương đang triển khai 9 chương trình, đề án để kết nối hàng hóa vào kênh phân phối như hàng hóa của bà con dân tộc, hàng Việt Nam, hàng OCOP, hàng hóa biên giới hải đảo, hàng hóa trong chương trình đổi mới phương thức kinh doanh nông sản, hàng hóa an toàn thực phẩm… vào hệ thống phân phối.

Đặc biệt, cần cân đối giữa phát triển thương mại hiện đại và truyền thống. Hiện Bộ Công Thương đã có Nghị định trình Chính phủ về thu hút nguồn lực đầu tư trong nước để cải tạo chợ truyền thống để làm sao người dân có được kế sinh nhai, tiêu thụ hàng hóa địa phương, bảo tồn văn hóa tại chợ truyền thống…

Về giải pháp trước mắt, năm nay, Bộ Công Thương có nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng quan trọng, sẽ được triển khai từ nay đến cuối năm. Trong đó đặc biệt quan tâm đến các chương trình chuyển đổi số quốc gia, khuyến mại quốc gia, bình ổn thị trường… để đưa hàng hóa về các thị trường tiêu thụ. Hiện đã có gần 50 tỉnh thành có chương trình bình ổn thị trường và đến tháng 10 sẽ tăng thu mua để phục vụ Tết. Đây là giai đoạn bùng nổ của thị trường nội địa.

Phải khẳng định, thị trường nội địa vẫn sẽ là thành tố quan trọng trong “cỗ xe tam mã” kéo tăng trưởng kinh tế đất nước. Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng. Chiến lược phát triển thị trường trong nước đến năm 20230, tầm nhìn đến năm 2045 – bản chiến lược gần nhất và có các mục tiêu rõ ràng nhất nêu rõ, phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tốc độ tăng bình quân 12,0 - 12,5%/năm. Do đó, thị trường trong nước đang rất rộng mở với hàng hóa chất lượng, hàng hoá Tinh hoa hàng Việt Nam.

Longform | Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò của thị trường nội địa

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, việc đẩy mạnh các hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước được xác định là đòn bẩy kinh tế hữu hiệu giúp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khôi phục tăng trưởng kinh tế.

Trong đó, cùng với các chương trình khuyến mại, xúc tiến thương mại, thì việc đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sẽ là hành động thiết thực hậu thuẫn cho doanh nghiệp Việt.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, câu chuyện kích cầu tiêu dùng nội địa không phải chỉ là giải pháp ngắn hạn, tức thời, các doanh nghiệp cần xác định đây là giải pháp hết sức quan trọng giúp nâng cao giá trị sản phẩm, giành được lòng tin từ các "thượng đế" trong nước, nắm được lợi thế cạnh tranh với các mặt hàng chất lượng cao và giá rẻ từ các nước tràn sang.

Phương Lan - Trang Anh

Longform | Bài 1: Trụ đỡ của nền kinh tế trong khó khăn Longform | Bài 2: Xúc tiến thương mại nội địa: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Phương Lan - Thu Trang

Có thể bạn quan tâm

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...
Tuyên Quang: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế

Tuyên Quang: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế

Hướng tới phát triển kinh tế bền vững, Tuyên Quang đặc biệt chú trọng công tác bảo vệ môi trường, kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh mốc 50 điểm, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa thể khởi sắc.