Longform
18/08/2023 07:00
Longform | Bài 2: Xúc tiến thương mại nội địa: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

18/08/2023 07:00

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại nội địa là giải pháp giúp duy trì đà tăng trưởng của thương mại nội địa trong bối cảnh xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn.
Longform | Bài 2: Xúc tiến thương mại nội địa: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại nội địa là giải pháp giúp duy trì đà tăng trưởng của thương mại nội địa trong bối cảnh xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn.

thị trường nội địa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng

Đại dịch Covid-19 kết thúc, song khó khăn với doanh nghiệp xuất khẩu thì dường như chưa có dấu hiệu suy giảm. Trong bối cảnh khó khăn do xuất khẩu giảm sút thì thị trường nội địa được đánh giá là trụ đỡ cho nền kinh tế khi tăng trưởng ổn định. Liên tục từ đầu năm đến nay, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng 2 con số. 7 tháng đầu năm 2023, chỉ số này tăng 10,4%.

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nướcBộ Công Thương cho biết: “Thị trường nội địa đã tiếp tục trở thành bệ đỡ cho sản xuất, cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân và được người dân đón nhận. Do đó, thị trường trong nước vẫn tăng trưởng được ở mức 2 con số”.

Longform | Bài 2: Kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng nền kinh tế

Đáng chú ý, hiện thị trường trong nước đã tổ chức được những mạng lưới để cung ứng hàng hóa đến 100 triệu người dân Việt Nam như chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, trong giai đoạn từ đầu năm đến nay, có Tết Nguyên đán nhưng chúng ta đã kiểm soát tốt lạm phát và chuẩn bị đầy đủ hàng hóa cho nhu cầu của người dân Việt Nam.

"Mức tăng trưởng này được kỳ vọng sẽ giữ được từ nay đến cuối năm để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 tăng 9%/năm như Quốc hội, Chính phủ giao cho ngành Công Thương" - bà Lê Việt Nga nhấn mạnh.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định: “Kể từ quý IV/2022, hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư có chiều hướng khó khăn và sụt giảm. Cho nên việc đẩy mạnh kích cầu nội địa chính là nền tảng để chúng ta ổn định đầu ra cho sản xuất, đẩy mạnh quá trình tăng trưởng sản xuất và tạo điều kiện cho nền kinh tế tiếp tục phát triển và có được sự tăng trưởng”.

Longform | Bài 2: Kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng nền kinh tế

Trong thời gian qua, để khuyến khích tiêu dùng nội địa, Chính phủ đã có nhiều chính sách và đã tạo điều kiện cho giao thương hàng hoá nội địa thông thoáng hơn và có điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận chính sách, giảm giá sản phẩm để kích cầu tiêu dùng của người dân.

Để kích thích tiêu dùng nội địa, từ 1/7/2023, Quốc hội quyết định thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ được giảm từ 10% xuống còn 8% theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội, giúp hàng hoá trên thị trường giảm 1,7%. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, mức giá giảm như vậy không chỉ giúp giảm giá bán cuối cùng đến người tiêu dùng mà còn giảm giá đầu vào cho nguyên vật liệu, linh phụ kiện để chế tạo sản phẩm. Chính điều đó tạo ra chi phí thấp hơn giá thành, giúp giá thành rẻ hơn, giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có điều kiện hạ chi phí, giá giá bán, tăng khuyến mại, tăng hậu mãi để kích cầu tiêu dùng.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, việc giảm thuế VAT là động thái tốt giúp kích thích chi tiêu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP. Bởi giảm thuế VAT sẽ giúp giảm chi phí trực tiếp cho người mua hàng. Do đó, việc được giảm thuế sẽ kích thích người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ quay vòng vốn tốt hơn. Việc được giảm 2% thuế VAT đối với nguyên vật liệu, phụ tùng, thiết bị… cũng giúp chi phí đầu vào sản xuất giảm, doanh nghiệp có dư địa giảm giá sản phẩm, chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Có thể khẳng định chính sách này cũng giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Longform | Bài 2: Kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng nền kinh tế

Cũng chia sẻ về chính sách này, bà Nguyễn Thị Thúy Mai – Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng nhận định, chính sách giảm thuế VAT là chính sách có ý nghĩa và kịp thời của Chính phủ. Nhờ chính sách này, các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và dịch vụ có cơ hội giảm chi phí, giúp giá sản phẩm giảm tương ứng, từ đó người tiêu dùng, khách du lịch, người dân được hưởng lợi nhờ giá bán thấp hơn, từ đó kích thích nhu cầu tiêu dùng.

Bên cạnh đó, việc giảm VAT là giải pháp gián tiếp hỗ trợ người tiêu dùng và tạo nên tâm lý và tác động trực tiếp đến người tiêu dùng mua được sản phẩm với giá rẻ hơn

Ngoài việc hạ thuế VAT, Chính phủ đã có nhiều biện pháp liên quan như từ 1/7/2023 đã tăng lương cơ sở để gia tăng thu nhập cho người dân, từ đó tạo ra khả năng mua sắm cao hơn.

“Đáng chú ý, từ 1/7/2023, chính sách tăng lương cơ sở của nhà nước được áp dụng. Nếu đứng độc lập thì việc tăng lương có thể là cái cớ để các doanh nghiệp, nhà sản xuất kinh doanh tăng giá. Song đối với động thái giảm thuế VAT của nhà nước thì sẽ góp phần cân bằng và giảm tác động đến việc tăng giá, giúp bình ổn giá, kích thích tiêu dùng trong bối cảnh tăng lương” – bà Nguyễn Thị Thuý Mai chia sẻ.

Longform | Bài 2: Kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng nền kinh tế

Song song với đó, Chính phủ cũng ban hành chính sách miễn, giảm 36 loại phí, lệ phí để giảm chi phí kinh doanh cho nền kinh tế. Chính phủ cũng giãn, hoãn thời gian thu thuế, miễn giảm tiền thuê mặt đất, mặt nước, tạo năng lực tài chính tại chỗ giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có được nguồn vốn với chi phí thấp nhất, giá thành sản xuất kinh doanh giảm đi.

Ngoài ra, trong suốt thời gian qua, Chính phủ, Bộ Công Thương đã hỗ trợ doanh nghiệp để tổ chức các hội chợ, quảng bá các doanh nghiệp, sản phẩm địa phương, vùng miền cũng như sản phẩm ta có thế mạnh nhưng gặp khó khăn trong xuất khẩu như dệt may, da giày, giúp tiêu thụ sản phẩm tốt hơn. Đặc biệt, hoạt động liên kết từ vận chuyển đến logistics, kho bãi cũng được bố trí sắp xếp để giảm chi phí phân phối lưu thông, giảm giá.

“Chúng tôi nghĩ những giải pháp của Chính phủ là kịp thời, góp phần hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lưu thông và phân phối hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân. Do đó, 6 tháng cuối năm, hoạt động tiêu dùng nội địa được kỳ vọng sẽ tăng trưởng hơn nữa, hỗ trợ cho tiêu dùng trong nước và sản xuất kinh doanh tốt hơn” – PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

các ĐỊA PHƯƠNG “VÀO CUỘC”

Những quyết sách mạnh mẽ của Đảng, Chính phủ và Quốc hội đã tạo ra một làn sóng kích cầu tiêu dùng ở thị trường nội địa. Tại TP Hồ Chí Minh, năm nay, trong bối cảnh sản xuất - kinh doanh gặp nhiều khó khăn, UBND TP Hồ Chí Minh đã cho phép triển khai chương trình khuyến mại tập trung "Shopping Season" kéo dài từ ngày 15/6 đến 15/9. Các doanh nghiệp sẽ tổ chức nhiều hoạt động khuyến mại với mức giảm giá hấp dẫn, có thể lên đến 100% giá trị hàng hoá.

“Do thời gian kéo dài, chương trình sẽ có những điểm nhấn để hoạt động khuyến mại đi vào thực chất, từng bước xây dựng thương hiệu mua sắm cho TP Hồ Chí Minh. Cụ thể, Sở Công Thương sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan, như phối hợp với Sở Du lịch tổ chức lễ hội sông nước. Cũng trong đợt này, Sở Công Thương đẩy mạnh tuyên truyền cho đề án không dùng tiền mặt, qua đó giúp người dân có thêm phương tiện, điều kiện thanh toán phù hợp, an toàn”, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh chia sẻ.

Longform | Bài 2: Kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng nền kinh tế

Hoặc tại Hà Nội, thời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội đã thực hiện và hoàn thành một khối lượng lớn các nhiệm vụ trọng tâm theo chương trình công tác năm. Chủ động trình thành phố ban hành các chương trình, kế hoạch, giải pháp để thực hiện phát triển kinh tế; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, ổn định sản xuất - kinh doanh trên địa bàn thành phố. Đồng thời, tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng trên địa bàn thành phố, chương trình khuyến mại tập trung… Công tác giao thương, kết nối cung cầu được thực hiện thường xuyên, qua đó góp phần cung ứng cho hệ thống phân phối, người tiêu dùng Thủ đô sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng...

Một số chương trình kết nối giao thương, hội chợ, triển lãm được Sở Công thương tổ chức như: Tuần hàng trái cây nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2023. Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn TP Hà Nội năm 2023. Hội chợ sản phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị và tự động năm 2023. Chương trình "Mạng lưới liên kết hợp tác bền vững giữa cơ sở phân phối bán lẻ với các nhà cung ứng về sản phẩm thân thiện môi trường TP Hà Nội năm 2023”. Hội chợ hàng tiêu dùng Hà Nội năm 2023…

Longform | Bài 2: Kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng nền kinh tế

Bên cạnh đó, Chương trình "Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng" có chủ đề "Thông tin minh bạch-Tiêu dùng an toàn" đã được Sở Công Thương Hà Nội phát động vào tháng 3. Qua đó, kêu gọi các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp trong việc chung tay cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để người tiêu dùng được thực hiện đầy đủ quyền được cung cấp thông tin, bảo đảm đưa ra các quyết định đúng và an toàn.

Trong tháng 5 vừa qua, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã phát động Chương trình khuyến mại tập trung TP Hà Nội năm 2023, giới thiệu chuỗi các hoạt động sự kiện khuyến mại trong khuôn khổ Chương trình kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11/2023.

“Chương trình phát động sự kiện khuyến mại tập trung quy mô lớn, trọng tâm vào các tháng 5,7,11/2023 với mức giảm giá, khuyến mại lên tới 100% thu hút từ 1.000 - 2.000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia. Chương trình nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động kích cầu, tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng hàng tồn kho và phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân” – bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội thông tin.

Longform | Bài 2: Kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng nền kinh tế

Đối với “thành phố du lịch” Đà Nẵng, bà Nguyễn Thị Thuý Mai chia sẻ, Đà Nẵng là thành phố có lợi thế để phát triển du lịch. Do vậy Đà Nẵng tận dụng lượng khách du lịch để thúc đẩy tiêu thụ nội địa. Thời gian qua, Sở Công Thương đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư, cải tạo hệ thống chợ truyền thống như chợ Cồn, chợ Hàn để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, Đà Nẵng đã đầu tư chỉnh trang các khu chợ này một cách khang trang để cho các du khách quốc tế và nội địa đến mua sắm và “check in”. Nhờ đó, thời gian qua, khách quốc tế, nội địa đến chợ Hàn rất đông.

Đà Nẵng cũng đẩy mạnh hoạt động kinh tế về đêm, trong đó có hoạt động của chợ đêm Sơn Trà. Chợ này có vị trí thuận lợi, nằm sát cầu Rồng. Du khách quốc tế đến đây vừa có cơ hội mua sắm, trải nghiệm ẩm thực, vừa có thể ngắm cảnh sông Hàn về đêm. Hiện tại chợ đêm là một trong những điểm thu hút khách thăm quan mua sắm tốt.

Ngoài ra, Sở Công Thương và các doanh nghiệp, cơ quan ban ngành liên quan tiến hành quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh, gắn với hoạt động du lịch để qua đó quảng bá cho sản phẩm. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm được tốt.

DOANH NGHIỆP CHUNG TAY xúc tiến thương mại NỘI ĐỊA

Những nỗ lực thời gian qua là rất lớn, song chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho biết, các “liều thuốc” như giảm thuế, tăng lương… vẫn chưa đủ để kích cầu tiêu dùng mà cần tăng thêm “liều” bằng nhiều giải pháp tăng sức mua cho thị trường như triển khai chính sách kích tổng cầu nội địa thông qua công cụ từ doanh nghiệp. Chính vì vậy, kích cầu tiêu dùng nội địa, các doanh nghiệp cũng tích cực tham gia các chương trình kích cầu mua sắm.

Đơn cử, bà Phạm Thị Thuỳ Linh - Giám đốc Đối ngoại và Đầu tư - Tập đoàn Central Retail Central Retail cho hay, Tập đoàn thông qua hệ thống phân phối trên 40 tỉnh thành cả nước như GO!, mini GO!, Big C, Top Market đã thực hiện nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như chương trình chính sách giá và khuyến mại. Hiện nay chúng tôi luôn áp dụng giá tốt nhất cho khách hàng của mình trên hệ thống phân phối ở 40 tỉnh thành cả nước.

Longform | Bài 2: Kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng nền kinh tế

Cụ thể, Tập đoàn Central Retail Việt Nam có các chương trình khuyến mại đặc biệt cho 1.000 thực phẩm thiết yếu cho bữa cơm gia đình hàng ngày của người dân. Thứ hai là dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, phối hợp với Sở Công Thương trên tất cả các tỉnh thành trên cả nước thực hiện chương trình bình ổn giá, kích cầu tiêu dùng địa phương.

“Chúng tôi cũng thực hiện các chính sách kích cầu trong nước bằng cách thu mua hết nông sản cho bà con nông dân các địa phương. Vừa qua, chúng tôi đã tổ chức lễ hội trái cây cả nước để thúc đẩy tiêu thụ nông sản. Trong đó đã tập trung vào các bữa cơm Việt, hỗ trợ cho các bà nội trợ đảm bảo bữa cơm có sản phẩm chất lượng, tạo ra bữa cơm chất lượng và tiết kiệm chi tiêu” – bà Phạm Thị Thuỳ Linh cho hay.

Chỉ tính riêng trong tháng 4, Tập đoàn Central Retail đã hoàn thành chương trình khuyến mại nông sản và tháng 5 là ngày hội khuyến mại trong ngành thời trang và làm đẹp, vừa rồi là ngày hội hàng điện tử… Một sự kiện rất lớn là sự kiện Hà Nội đêm không ngủ sẽ được Tập đoàn tổ chức vào tháng 11 năm nay với việc giảm giá, kích thích tiêu dùng cho rất nhiều sản phẩm, hàng hoá.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng là nơi mà tập đoàn phối hợp với UBND Thành phố để kết nối tiêu thụ các sản phẩm được đưa về Thủ đô, nhằm mang đến người dân những sản phẩm chất lượng với mức giá tốt nhất.

Longform | Bài 2: Kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng nền kinh tế

Tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ thuộc Saigon Co.op, nhằm kích cầu mua sắm trong mùa tựu trường sắp tới, hàng trăm siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi của Liên hiệp HTX Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) gồm Co.opmart, Co.opXtra… cũng sẽ thực hiện giảm giá từ 20% - 30% cho các sản phẩm dụng cụ học tập, quần áo, cặp sách…

Năm 2022, thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43 đã gián tiếp kích cầu tiêu dùng nội địa tăng cao. Khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng 19,8% so với năm trước, thu thuế giá trị gia tăng nội địa không giảm mà tăng 10% so với cùng kỳ. Năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm tăng 9%. Với sự vào cuộc của Chính phủ, các địa phương, doanh nghiệp, có thể kỳ vọng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng sẽ được duy trì tăng trưởng mạnh hơn trong thời gian tới, góp phần tăng trưởng kinh tế cả nước.

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò của thị trường nội địa

Phương Lan - Trang Anh

Longform | Đẩy mạnh kết nối cung cầu hàng hóa, xúc tiến thương mại thị trường nội địa Longform | Bài 1: Trụ đỡ của nền kinh tế trong khó khăn

Phương Lan - Thu Trang

Có thể bạn quan tâm

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm 2024 tăng 8,1%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm 2024 tăng 8,1%

2 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.031,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.
Siêu thị tung chương trình khuyến mại kích cầu ngay sau Tết Nguyên đán 2024

Siêu thị tung chương trình khuyến mại kích cầu ngay sau Tết Nguyên đán 2024

Sau Tết Nguyên đán 2024, Central Retail tung chương trình khuyến mại, áp dụng “giá luôn luôn rẻ” giúp người tiêu dùng sớm quay lại công việc, không lo về giá.
Thị trường nội địa: Động lực tăng trưởng kinh tế 2024

Thị trường nội địa: Động lực tăng trưởng kinh tế 2024

Bên cạnh xuất nhập khẩu, đầu tư công thì thị trường nội địa sẽ là một trong ba yếu tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 này.