Khai thác nguồn lực tư nhân tham gia các dự án đầu tư công

Việc phát triển, thúc đẩy kêu gọi thu hút đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) là một giải pháp hiệu quả giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn để đầu tư phát triển. Đây cũng là nội dung chính được đưa ra tại Hội thảo đầu tư cơ sở hạ tầng tại TP. Hồ Chí Minh do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức nhằm giới thiệu hình thức tài trợ đầu tư tư nhân cũng như cơ hội đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) tại TP. Hồ Chí Minh ngày 31/8.    

Bức bách nhu cầu vốn đầu tư phát triển

Theo ông Trần Anh Tuấn- Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016- 2020) của thành phố, tổng nhu cầu vốn đầu tư từ ngân sách là 326.556 tỷ đồng (16,2 tỷ USD). Trong khi đó, khả năng cân đối từ ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng được 52% nhu cầu đầu tư, tương ứng là 171.896 tỷ đồng (7,4 tỷ USD). Nếu tính tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2016- 2020 thì quy mô lên đến 78,86 tỷ USD, nhưng nguồn đầu tư từ ngân sách thành phố cũng chỉ đáp ứng được khoảng 8%.

khai thac nguon luc tu nhan tham gia cac du an dau tu cong

TP. Hồ Chí Minh cần một lượng vốn lớn của khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển hạ tầng

Từ nhu cầu cấp bách vốn đầu tư phát triển này, việc kêu gọi thu hút đầu tư theo hình thức đầu tư hợp tác công tư PPP là một giải pháp hiệu quả giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn để đầu tư phát triển, nhất là đối với các dự án đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn trong bối cảnh cắt giảm đầu tư công, cân đối thu chi, giảm thâm hụt ngân sách.

Kết quả khảo sát dữ liệu phát triển hạ tầng và dịch vụ công tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy, thành phố có 23 dự án PPP mở rộng đang được triển khai thực hiện trên địa bàn; trong đó, chỉ có một dự án (dự án chống ngập lụt theo mô hình xây dựng, chuyển giao BT) đủ điều kiện theo các quy định trong Nghị định 63/2014/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Hiện có 3 phương pháp huy động vốn được cho phép trong các dự án PPP theo hình thức sử dụng nguồn lực tư nhân, gồm dự án PPP, dự án đầu tư trực tiếp và xã hội hóa.

Trong thời gian tới, TP. Hồ Chí Minh sẽ hoàn thiện khung pháp lý về quản lý đầu tư theo hình thức PPP trên địa bàn, xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư; huy động từ nguồn lực đất đai, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để tạo vốn góp của nhà nước tham gia vào các dự án PPP. Đồng thời, xây dựng danh mục dự án mời gọi đầu tư theo hình thức này cũng như triển khai một số dự án PPP tiên phong (xử lý nước thải, y tế) thông qua việc thu phí, hoàn trả chi phí đầu tư dự án từ nguồn thu dịch vụ công…

Trong tổng số 294 dự án TP. Hồ Chí Minh đang kêu gọi đầu tư PPP có những dự án được đánh giá có thể thực hiện trong ngắn hạn, có tính cấp bách, khả thi cao và được coi là sẽ hấp dẫn nhà đầu tư trong tương lai như: dự án nâng bệnh viện Nguyễn Tri Phương, xây mới bệnh viện chấn thương chỉnh hình, bãi đậu xe ngầm tại sân vận động Hoa Lư, dự án xử lý rác thải thành năng lượng tại Phước Hiệp (Củ Chi)…

Triển khai phương thức tạo vốn mới PSIF

Ông Hashimoto Hidenori- Đại diện văn phòng JICA tại Việt Nam cho biết, ngoài hình thức tài trợ không hoàn lại (ODA) truyền thống, JICA hiện có một công cụ tài chính khác để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng với sự tham gia của khu vực tư nhân. Đó là chương trình tài trợ đầu tư khu vực tư nhân (PSIF) thông qua việc cho vay hoặc góp vốn.

Đối với hình thức cho vay, các đối tác có thể vay số tiền từ 10- 150 triệu USD tùy theo từng dự án, tuy nhiên khoản vay tối đa từ JICA tương đương với nhà đồng tài trợ lớn nhất hoặc 70% tổng chi phí dự án. Thời gian cho vay có thể lên tới 20 năm, với thời gian ân hạn tối đa 5 năm và kỳ trả nợ 6 tháng/lần. Còn với hình thức góp vốn, JICA sẽ tham gia với tư cách nhà đầu tư thiểu số, góp vốn tối đa 25% trên tổng vốn góp.

Bên cạnh đó, hình thức này sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước tham khảo kinh nghiệm quản lý của khu vực tư nhân, học tập trình độ công nghệ, kỹ thuật và khả năng quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình...

Tại Việt Nam, đã có một số dự án được hỗ trợ theo hình thức PSIF như xây dựng trường dạy nghề tư nhân tại TP. Hồ Chí Minh do Công ty Esuhai đầu tư, khu công nghiệp (KCN) phức hợp cho thuê lại tại KCN Nhơn Trạch 3 tỉnh Đồng Nai, nâng cấp chuỗi giá trị cà phê để hỗ trợ hộ nông dân cá thể và hỗ trợ đẩy mạnh quản lý trang trại do Công ty Olam đầu tư và Ngân hàng Phát triển châu Á đồng tài trợ...

Ngọc Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Một nửa thành viên thuộc AmCham đang kinh doanh đạt kế hoạch hoặc tốt hơn kỳ vọng tại Việt Nam, nhưng mong muốn môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải thiện.
Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, quy mô giao dịch thị trường trái phiếu doanh nghiệp bình quân 3 tháng đầu năm nay đạt 9.800 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2023.
Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn dự kiến sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư cho các nhà đầu tư với tổng số vốn đầu tư khoảng hơn 21.500 tỷ đồng.
Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ VI Lược sử về vàng sẽ khám phá một số cách mà vàng đang được sử dụng trong công nghệ và công nghiệp, tầm quan trọng ngày càng tăng của tái chế vàng,...
Kỳ V: Vàng quan trọng như thế nào trong kinh tế và đầu tư hiện đại?

Kỳ V: Vàng quan trọng như thế nào trong kinh tế và đầu tư hiện đại?

Kỳ V Lược sử về vàng sẽ đánh giá vai trò của vàng trong đầu tư hiện đại, các cách khác nhau để đầu tư vào vàng và những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới.

Tin cùng chuyên mục

World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

Theo World Bank, đa dạng hóa và phức tạp hóa các ngành hàng xuất khẩu sẽ là chìa khóa để kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển trong tương lai.
Long An: Trao giấy phép đầu tư và khởi công dự án nhà máy nước giải khát trên 300 triệu USD

Long An: Trao giấy phép đầu tư và khởi công dự án nhà máy nước giải khát trên 300 triệu USD

Sáng 8/4/2024, đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã trao giấy phép đầu tư cho dư án nhà máy thứ 6 của Suntory PepsiCo Việt Nam tại Long An.
Vĩnh Phúc: Quý I, thu hút đầu tư nước ngoài tăng 98,59%

Vĩnh Phúc: Quý I, thu hút đầu tư nước ngoài tăng 98,59%

Quý I/2024, toàn tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 347,23 triệu USD vốn FDI, tăng 98,59% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt tới 86,8% kế hoạch năm.
Lược sử về vàng – Hành trình xuyên thời gian: Kỳ I: Những dấu ấn đầu tiên của vàng

Lược sử về vàng – Hành trình xuyên thời gian: Kỳ I: Những dấu ấn đầu tiên của vàng

6 kỳ lược sử về vàng nói về những trang sử kỳ vĩ, nơi vàng không chỉ là trung tâm của sự phát triển mà còn trở thành một phần của lịch sử loài người.
Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam gia tăng

Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam gia tăng

Các nhà đầu tư Đức đang ưu tiên mở rộng hoạt động của họ tại Việt Nam thay vì Trung Quốc do mức chi phí đầu vào tại Việt Nam thấp hơn.
Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề xuất 6 nhóm chính sách trong nội dung của Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này.
Thu hút đầu tư nước ngoài: Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý I/2024

Thu hút đầu tư nước ngoài: Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý I/2024

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là một trong các điểm sáng đóng góp vào kết quả tích cực của kinh tế quý I/2024.
Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Tuy phát triển nhanh hơn các khu vực khác trên toàn cầu, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (EAP) sẽ chậm hơn năm ngoái.
Bí mật của giới siêu giàu thế giới trong đầu tư tài sản

Bí mật của giới siêu giàu thế giới trong đầu tư tài sản

Giới siêu giàu thế giới đang đầu tư một cách đa dạng và thông minh. Họ không chỉ đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống như cổ phiếu hay bất động sản.
Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn

Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn

Thủ tướng vừa ký Công điện về việc hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng.
Doanh nghiệp Trung Quốc: Khảo sát nhiều quốc gia nhưng chọn Việt Nam để đầu tư

Doanh nghiệp Trung Quốc: Khảo sát nhiều quốc gia nhưng chọn Việt Nam để đầu tư

Đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua đã đạt được kết quả ấn tượng và dự báo sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Cấp thiết xây dựng khung pháp lý cho tài sản số

Cấp thiết xây dựng khung pháp lý cho tài sản số

Tài sản số là xu hướng phát triển tất yếu, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, cần định hình cơ hội, thách thức từ đó xây dựng khung pháp lý cho tài sản này.
Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 tăng 9,8%

Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 tăng 9,8%

Tổng thu ngân sách nhà nước quý I/2024 đạt 539,5 nghìn tỷ đồng, bằng 31,7% dự toán năm và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT - Nguyễn Vũ Long khẳng định, phía công ty đang tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi của khách hàng.
3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 22 dự án mới và 2 lượt điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt 28,94 triệu USD.
Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Tiếp tục hoàn thiện chuỗi sản xuất sẽ tạo ra những lợi thế quan trọng để Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Theo chuyên gia, năm 2024 là thời điểm để các nhà đầu tư tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị cao, góp phần tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào chuỗi sản xuất thông minh

Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào chuỗi sản xuất thông minh

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất điện tử, chíp bán dẫn, sản xuất thông minh hiện là những lĩnh vực đang được Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư.
Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt của sự chuyển đổi, nếu Việt Nam nỗ lực về chính sách và cải cách thì những điểm sáng kinh tế sẽ được thúc đẩy.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động