Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Cơ hội Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mang lại song hành cùng các khó khăn và thách thức cho doanh nghiệp, ngành hàng.
Hiệp định RCEP mang lại lợi thế vượt trội để doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang Hàn Quốc Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Đặc biệt, Hiệp định RCEP cũng có thể mang đến sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu cùng với xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực năm 2022 được kỳ vọng mang lại nhiều lợi ích kinh tế ngay lúc hiệp định được thực thi và cả trong dài hạn cho Việt Nam.

Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới để tận dụng cơ hội từ Hiệp định RCEP    			Ảnh: TTXVN
Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới để tận dụng cơ hội từ Hiệp định RCEP Ảnh: TTXVN

Bộ Công Thương nêu rõ, một trong những lợi ích rõ rệt nhất mà RCEP đem lại là áp dụng 1 bộ quy tắc xuất xứ duy nhất, thay vì 5 bộ quy tắc xuất xứ riêng ở các Hiệp định thương mại tự do (FTA) ASEAN+ trước đây.

Đáng chú ý, việc thiết lập Hiệp định RCEP sẽ tạo cơ hội để kích hoạt, phát triển chuỗi cung ứng mới trong khu vực mà doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư, tiết kiệm chi phí sản xuất bằng cách tối ưu hóa nguồn nguyên liệu chính cho chuỗi sản xuất thế giới, tiêu biểu như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN.

Ngoài ra, khi RCEP có hiệu lực, các nước thành viên sẽ tiếp tục nghiên cứu, thảo luận về khả năng áp dụng quy tắc cộng gộp toàn phần (quy tắc xuất xứ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ từng bước tham gia chuỗi cung ứng khu vực).

Bên cạnh đó, quy định về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của RCEP cũng đa dạng hơn các FTA ASEAN+1, góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm thiểu thời gian xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) truyền thống, cắt giảm chi phí giao dịch và chủ động hơn trong việc phát hành hoá đơn thương mại.

Mặt khác, việc thực thi RCEP sẽ tạo nên một khuôn khổ ràng buộc pháp lý trong khu vực về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp. Qua đó, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, thúc đẩy Việt Nam trở thành điểm đến đáng tin cậy cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương đánh giá, đặc điểm của nền kinh tế trong khu vực RCEP cho thấy, nhiều đối tác có cơ cấu sản phẩm tương tự, năng lực cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam trong khi chất lượng và hàm lượng giá trị gia tăng của hầu hết sản phẩm của nước ta còn khiêm tốn.

Vì vậy, khi Hiệp định RCEP đi vào hiệu lực, sức ép cạnh tranh sẽ gia tăng. Ngoài ra, hiện, đầu vào sản xuất của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhất định vào các nguồn nhập khẩu, trong khi khả năng cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị khu vực còn hạn chế cũng như mức độ tham gia cung cấp thương mại dịch vụ toàn cầu còn khá khiêm tốn.

Vì vậy, để xử lý các thách thức do Hiệp định RCEP đem lại, Bộ Công Thương cho rằng, ngoài điều kiện cần là các giải pháp đồng bộ từ Chính phủ, bộ, ngành cũng như các địa phương; sự chủ động và tích cực của doanh nghiệp mới là điều kiện đủ để hiện thực hóa lợi ích và cơ hội mà các FTA mang lại.

Trong đó, các doanh nghiệp cần phải lưu ý một số giải pháp, như: Chủ động tìm hiểu thông tin về RCEP để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm. Đặc biệt, để khai thác hiệu quả của hiệp định này, chúng ta không chỉ quan tâm riêng cam kết của Việt Nam mà cần nắm bắt được Việt Nam có cam kết gì với 13 đối tác còn lại.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được khuyến nghị, cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. RCEP và các FTA khác sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thông qua việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn, nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào các thị trường đối tác.

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định RCEP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giải mã chênh lệch chỉ số FTA Index giữa các tỉnh, thành

Giải mã chênh lệch chỉ số FTA Index giữa các tỉnh, thành

Chênh lệch chỉ số FTA Index phụ thuộc vào khả năng tận dụng FTA của các tỉnh thành; trong đó, phụ thuộc vào quy mô, dân số, diện tích, lượng doanh nghiệp...
FTA Index: ‘Tấm bản đồ’ chiến lược cho doanh nghiệp Việt

FTA Index: ‘Tấm bản đồ’ chiến lược cho doanh nghiệp Việt

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, FTA Index sẽ là một công cụ, ‘tấm bản đồ’ chiến lược đối với doanh nghiệp, giúp họ khai thác tối đa các cơ hội từ hội nhập.
Nâng cao năng lực thực thi FTA, để ‘nâng hạng’ FTA Index

Nâng cao năng lực thực thi FTA, để ‘nâng hạng’ FTA Index

FTA Index là bước đầu giúp nhận diện điểm mạnh - yếu trong thực thi hội nhập của các tỉnh thành. Ưu tiên trước mắt là khai thác và thực thi tốt hơn FTA đã có.
FTA Index sẽ là công cụ hữu ích cho doanh nghiệp

FTA Index sẽ là công cụ hữu ích cho doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Cảnh Cường - Cố vấn Công ty KTPC, Bộ chỉ số FTA Index sẽ là công cụ hữu ích cho cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Đa kênh thông tin FTA, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp

Đa kênh thông tin FTA, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp

Theo ý kiến các chuyên gia, việc đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin về FTA để doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các ưu đãi, vươn ra thị trường toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam chuẩn hoá bảo vệ người tiêu dùng qua hợp tác quốc tế: Định vị bản đồ niềm tin mới

Việt Nam chuẩn hoá bảo vệ người tiêu dùng qua hợp tác quốc tế: Định vị bản đồ niềm tin mới

Không đứng riêng lẻ, quyền lợi người tiêu dùng Việt đang được bảo vệ mạnh mẽ nhờ mạng lưới hợp tác quốc tế. Từ luật hóa đến hành động, Việt Nam đang chuyển mình
FTA Index cần sự chung tay từ Trung ương đến địa phương

FTA Index cần sự chung tay từ Trung ương đến địa phương

FTA Index là Bộ chỉ số mới và sáng tạo. Để triển khai và đưa FTA Index vào thực tiễn cần sự phối hợp giữa các tỉnh và giữa tỉnh với Trung ương, với bộ, ngành…
Cách thế giới sử dụng PPP để tối đa hóa FTA

Cách thế giới sử dụng PPP để tối đa hóa FTA

Mô hình PPP trở thành một giải pháp chiến lược quan trọng giúp Nhà nước và doanh nghiệp phối hợp triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Cà Mau: Từ chỉ số FTA Index đến tư duy hành động

Cà Mau: Từ chỉ số FTA Index đến tư duy hành động

Bộ chỉ FTA Index là dịp để Cà Mau nhìn lại một cách khách quan, toàn diện về quá trình chỉ đạo thực hiện các cam kết hội nhập trong FTA nhiều năm qua.
FTA: Cú hích tăng tốc cho Hàn Quốc, Nhật Bản - Việt Nam đã sẵn sàng?

FTA: Cú hích tăng tốc cho Hàn Quốc, Nhật Bản - Việt Nam đã sẵn sàng?

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, việc áp dụng các mô hình hỗ trợ SMEs từ các quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam tận dụng tối đa lợi ích từ FTA.
Khai thác hiệu quả FTA: ‘Chìa khoá’ để doanh nghiệp vượt sóng

Khai thác hiệu quả FTA: ‘Chìa khoá’ để doanh nghiệp vượt sóng

Khai thác hiệu quả các FTA mà Việt Nam đã ký kết được đánh giá là ‘chìa khoá’ quan trọng, giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua những thách thức.
Tỉnh Nghệ An: Hiệu quả trong việc thực hiện các FTA

Tỉnh Nghệ An: Hiệu quả trong việc thực hiện các FTA

Tỉnh Nghệ An đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các FTA mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt với Hiệp định CPTPP, EVFTA, RCEP...
Công bố FTA Index: Tỉnh, thành nào làm tốt công tác truyền thông FTA?

Công bố FTA Index: Tỉnh, thành nào làm tốt công tác truyền thông FTA?

Theo bảng xếp hạng công bố FTA Index, Ninh Bình là tỉnh có điểm số tuyên truyền FTA cao nhất cả nước, đạt 8,30/10 điểm.
Bước chuyển mình của 10 tỉnh dẫn đầu FTA Index 2024

Bước chuyển mình của 10 tỉnh dẫn đầu FTA Index 2024

10 tỉnh thành dẫn đầu FTA Index 2024 không chỉ vượt lên bằng điểm số, mà đang định hình chuẩn mực mới cho thể chế địa phương thời hội nhập toàn cầu.
Công bố FTA Index: Tỉnh, thành nào xếp hạng thấp?

Công bố FTA Index: Tỉnh, thành nào xếp hạng thấp?

Theo kết quả công bố FTA Index, nhóm một số tỉnh, thành có chỉ số thấp, lộ diện khoảng cách hội nhập giữa các địa phương.
Công bố FTA Index: Top 10 tỉnh, thành dẫn đầu bảng xếp hạng

Công bố FTA Index: Top 10 tỉnh, thành dẫn đầu bảng xếp hạng

Theo bảng xếp hạng FTA Index, Top 10 tỉnh, thành dẫn đầu về năng lực thực thi FTA, nổi bật có Cà Mau, Thanh Hóa, Bình Dương, Khánh Hòa...
Chiều nay 8/4 diễn ra lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index

Chiều nay 8/4 diễn ra lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index

Chiều 8/4, Bộ Công Thương sẽ tổ chức lễ công bố Bộ chỉ số tận dụng các hiệp định thương mại tự do - FTA Index. Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ tham dự sự kiện.
Hiệp định RCEP: Sức hút chưa hạ nhiệt

Hiệp định RCEP: Sức hút chưa hạ nhiệt

3 năm có hiệu lực, sức hấp dẫn của Hiệp định RCEP chưa 'nguội'. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu phức tạp, RCEP góp phần thúc đẩy hệ thống thương mại cởi mở.
Infographic| Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường

Infographic| Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường

Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động
Anh gia nhập CPTPP: Ngành da giày, thủy sản gấp đôi lợi thế

Anh gia nhập CPTPP: Ngành da giày, thủy sản gấp đôi lợi thế

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP, không những không tạo ra rào cản mà còn mang đến nhiều thuận lợi, cơ hội lớn cho doanh nghiệp giày dép, thủy sản trong nước.
Nâng cấp ATIGA thành hiệp định hiện đại, hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp

Nâng cấp ATIGA thành hiệp định hiện đại, hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tin tưởng, ATIGA được nâng cấp sẽ trở thành hiệp định hiện đại, hướng tới tương lai và hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp.
Đẩy mạnh hợp tác song phương trong cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng

Đẩy mạnh hợp tác song phương trong cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đã chủ động liên hệ, đẩy mạnh hợp tác song phương với các cơ quan cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng của nhiều quốc gia.
Thương mại Việt - Trung: Động lực đến từ các FTA

Thương mại Việt - Trung: Động lực đến từ các FTA

Quan hệ thương mại hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã và đang được củng cố thông qua các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các khung khổ hợp tác...
Căng thẳng cạnh tranh trong ngành thép, bài học từ Mexico

Căng thẳng cạnh tranh trong ngành thép, bài học từ Mexico

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, sự căng thẳng về cạnh tranh trong ngành thép tại Mexico trong năm 2024 là bài học cho Việt Nam trong quản lý cạnh tranh.
Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Panama

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Panama

Thương vụ Việt Nam tại Panama đóng vai trò quan trọng trong xúc tiến thương mại, đầu tư, chia sẻ thông tin về chính sách xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia.
Mobile VerionPhiên bản di động