Hiệp hội Thương mại điện tử hiến kế đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử

Việc đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử là hoạt động không dễ, cần sự vào cuộc của cả doanh nghiệp, địa phương và người nông dân.
Phú Thọ: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử Thừa Thiên Huế: Kết nối nông sản, đặc sản trên nền tảng TikTok Đưa nông sản miền núi lên sàn thương mại điện tử: Kinh nghiệm từ trái vải thiều Bắc Giang

Tín hiệu sáng

Ông Nguyễn Bình Minh - Ủy viên BCH Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, hiện nay, nông sản là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và ngày càng nổi tiếng trên thế giới. Chưa kể, ở Việt Nam, đại dịch vừa qua cũng đã tạo ra một động lực thúc đẩy rất nhiều các địa phương, bà con nông dân và đặc biệt là đồng bào vùng dân tộc thiểu số tích cực tham gia thương mại điện tử.

Hiện nay tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam đang ở mức cao nhất khu vực Đông Nam Á, ở mức khoảng 15-16% và là mức tăng trưởng đáng kinh ngạc của khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, việc hầu hết các sàn thương mại điện tử của Việt Nam đều nằm trong top 10 sàn lớn nhất của khu vực Đông Nam Á là một cơ hội rất thuận lợi cho bà con nông dân cũng như những sản phẩm đặc trưng của các vùng miền.

Hướng dẫn quảng bá và bán trái vải trên sàn thương mại điện tử Postmart
Hướng dẫn quảng bá và bán trái vải trên sàn thương mại điện tử Postmart

Ngoài ra, một lợi thế đáng kể nữa, đó là việc gần đây các cơ quan Nhà nước, các Hiệp hội ngành nghề và các địa phương đã hỗ trợ bà con rất nhiều trong việc tham gia các sàn quốc tế như Alibaba hay Amazon. Hoặc là các sàn của Việt Nam có tham vọng mở rộng ra quốc tế, ví dụ như Voso của Viettel, Postmart của Vietnam Post.

“Đơn cử, trong năm 2021 và 2022, nhờ có Hiệp định thương mại tự do mới EVFTA cùng với sự hỗ trợ của Voso, những tấn vải thiều đầu tiên đã tới được Berlin và có giá trị rất cao. Đây cũng là một bước mà chúng ta có thể thấy rằng thương mại điện tử đã đóng góp rất lớn để đưa những thông tin sản phẩm ở các địa phương miền núi đến tất cả những nơi trên thế giới, đặc biệt là những thị trường cao cấp” – ông Nguyễn Bình Minh chia sẻ.

Thời gian qua, Hiệp hội VECOM đã tích cực tham gia cùng với các địa phương để hỗ trợ cho bà con nông dân, cũng như bà con đồng bào dân tộc chia sẻ các hình ảnh hoặc mở các gian hàng trên các sàn giao dịch. Trong thời gian vừa qua, chúng ta thấy ngoài việc các sản phẩm nông sản đặc trưng của các vùng miền các địa phương xuất hiện ngày càng nhiều ở trên các sàn giao dịch thương mại điện tử là những điểm thu hút được lượng người tiêu dùng thương mại điện tử Việt Nam rất lớn.

Giải pháp nào để nông sản kinh doanh bền vững trên sàn thương mại điện tử?

Có thể nói, thương mại điện tử đã trở thành cầu nối giúp bà con phát triển nhanh trong giai đoạn đại dịch. Tuy nhiên, không phải dễ dàng để đưa được nông sản lên sàn thương mại điện tử.

Hiệp hội Thương mại điện tử hiến kế đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử
Gian hàng vải thiều Bắc Giang trên Sàn Thương mại điên tử Voso

Ông Nguyễn Bình Minh phân tích, mặc dù quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam diễn ra với tốc độ khá cao, tuy nhiên, khoảng cách số, giãn cách số giữa các thành phố lớn và các địa phương thì còn rất lớn. Ví dụ như theo nghiên cứu của VECOM, khoảng cách phát triển thương mại điện tử ở những thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thường khá xa so với mức trung bình của cả nước, lên đến 4 lần.

“Điều đó dẫn đến hầu hết các hoạt động thương mại điện tử chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, và đây là một trong những trở ngại, thách thức nếu như chúng ta muốn đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi số, cũng như phát triển thương mại điện tử ở các vùng sâu vùng xa” – ông Minh nói và đề xuất, cần phải có sự vào cuộc của rất nhiều bên để hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử, trong đó có việc các đơn vị, các sàn thương mại điện tử tích cực hỗ trợ bà con, huấn luyện cách mở gian hàng, cách livestream sản phẩm, cách viết nội dung về sản phẩm.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là những bước ban đầu để đưa được sản phẩm lên trên sàn thương mại điện tử. Về lâu dài, hoạt động đào tạo và phát triển thương mại điện tử thì cần phải có lộ trình. Điều này đòi hỏi Sở Công Thương hay các đơn vị quản lý ở tại địa phương phải có một lộ trình phù hợp để trợ giúp bà con trong một thời gian dài liên tục được học tập để nâng cao trình độ.

Bởi vì chúng ta đưa được sản phẩm lên sàn thương mại điện tử rồi thì lại phải tối ưu, phải hỗ trợ các hoạt động giao dịch và làm cho khách hàng có những trải nghiệm phù hợp. Nếu như chúng ta chỉ có nghĩ đưa được sản phẩm lên sàn rồi thế là xong, thì tốc độ lan tỏa hoặc là lượng giao dịch, lượng đơn hàng sẽ không lớn bằng cách là thúc đẩy các công nghệ số” – ông Minh nêu rõ.

Ngoài ra, việc truy xuất nguồn gốc ở Việt Nam hiện nay đang tiến những bước khá nhanh so với thế giới, tuy nhiên ở mức độ phổ cập cho bà con nông dân thì lại chưa có. Việc truy xuất nguồn gốc hiện mới chỉ nằm ở một số sản phẩm có giá trị cao. Do đó, mong mỏi của VECOM trong thời gian tới là phổ cập các hoạt động về truy xuất nguồn gốc cho bà con nông dân để tất cả các sản phẩm từ những sản phẩm từ trung bình đến giá rẻ cũng đều có khả năng ứng dụng các công nghệ truy xuất nguồn gốc hiện đại. Bởi vì những công nghệ truy xuất nguồn gốc hiện đại thì mới được các thị trường ở trên thế giới chấp nhận.

Ông Nguyễn Bình Minh cũng nhấn mạnh đến vấn đề chất lượng sản phẩm. Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều thứ, đặc biệt là những sản phẩm về nông sản, hay là những sản phẩm đặc thù của các vùng miền. Đồng thời, các sản phẩm này phần nhiều đều có chất lượng tương đối cao. Ví dụ như vải thiều của Bắc Giang đã được cả thế giới công nhận. Nguyên nhân là vải thiều đã được áp dụng tiêu chuẩn Global GAP hay VietGAP. Trong tương lai, cần định hướng bà con cần phải đạt được các tiêu chuẩn của Mỹ ví dụ như FDA, hay là các tiêu chuẩn của Châu Âu để các nông sản của mình có thể dễ dàng xâm nhập vào các thị trường quốc tế.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tỉnh Tuyên Quang sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành cùng tiềm năng lớn du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động