Hiệp định RCEP tạo “đường bay thẳng” cho xuất khẩu điều

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã mở ra cơ hội cho ngành điều tăng cường chế biến sâu, nâng cao giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Hiệp định RCEP: Đòn bẩy giúp giảm thâm hụt thương mại từ nội khối Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN sẽ họp ngày 18/5 Hiệp định RCEP giúp nâng cao vị thế thương mại của Việt Nam

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực kể từ đầu năm 2022 mang lại cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam khi có thêm một con đường xuất khẩu và nhập khẩu riêng... cho ngành điều. PV Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Hoàng Giang - Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) xoay quanh vấn đề này.

Xin ông cho biết những tác động của Hiệp định RCEP đối với hoạt động xuất khẩu điều?

Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/1/2022. Đây là hiệp định thương mại tự do quan trọng, được ký giữa 10 nước thành viên ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand. Đây đều là những thị trường xuất khẩu quan trọng của ngành điều Việt Nam.

Được biết, đối với nhân điều sơ chế (mã HS: 08013200), thuế nhập khẩu vào các thị trường RCEP hầu như không có thay đổi trước và sau khi ký kết hiệp định (đều bằng 0%).

Hiệp định RCEP tạo “đường bay thẳng” cho xuất khẩu điều
Ông Đặng Hoàng Giang - Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam

Đối với các sản phẩm nhân điều chế biến sâu (VD. Mã HS 2008.19.00,…), mức thuế nhập khẩu trước khi ký hiệp định là 5% và sau khi ký kết hiệp định là 0%. Đây có thể nói là lợi thế để các doanh nghiệp chế biến sâu đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu sang các thị trường này trong thời gian tới.

Các doanh nghiệp trong ngành điều đã khai thác thị trường RCEP ra sao? Thưa ông?

Hiện nay các doanh nghiệp ngành điều đều đang rất quan tâm đến các hiệp định thương mại tự do mới được ký kết và hiệu lực thi hành, trong đó có Hiệp định RCEP bởi đây là những thị trường có vị trí chiến lược của ngành điều Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu điều đang tiếp cận trực tiếp và làm việc hiệu quả với các đối tác lớn của khối, tìm hiểu nhu cầu, yêu cầu, tập quán thương mại và từng bước nâng cấp cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu chuẩn, kỹ thuật để đáp ứng cho khách hàng.

Năm 2021, khối thị trường RCEP đang chiếm 17,25% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu của Việt Nam, trong đó, lớn nhất là thị trường Trung Quốc với 10,56% thị phần.

Hạt điều Việt Nam cũng đang chiếm thị phần nhập khẩu vượt trội của những quốc gia trong khối RCEP; hạt điều Việt Nam chiếm 99% thị phần nhập khẩu nhân điều của Australia, 97,8% của Trung Quốc, 97,66% của New Zealand, 78,61% của Hàn Quốc, 55,22% của Nhật Bản,… (ITC, 2020).

Hiện nay các doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn, vướng mắc gì khi khai thác các thị trường khối RCEP, thưa ông?

Nhìn vào số liệu về tổng sản lượng và thị phần nhập khẩu nhân điều Việt Nam vào các thị trường thuộc khối RCEP thì có thể thấy hạt điều Việt Nam đang chiếm thị phần dường như vượt trội ở những thị trường này. Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh vẫn luôn tìm cách gia tăng thị phần, vì vậy ngành điều Việt Nam cần phải luôn tập trung và đổi mới, sáng tạo mới có thể duy trì vị thế tại các thị trường này trong thời gian tới.

Hiện nay đã có một số tập đoàn, doanh nghiệp chiên rang hạt hàng đầu trong RCEP đã nhanh chân tới Việt Nam từ sớm, đầu tư, liên doanh, mở nhà máy chế biến và xuất khẩu hạt điều để chế biến và xuất khẩu đi khắp thế giới.

Hiệp định RCEP tạo “đường bay thẳng” cho xuất khẩu điều
Ngành điều cần tăng cường chế biến sâu để tận dụng lợi thế từ Hiệp định RCEP

Cũng như các mặt hàng nông sản khác, doanh nghiệp ngành điều cũng đang phải gánh chịu những khó khăn chung do môi trường kinh tế - xã hội - chính trị thế giới, xung đột Nga - Ukraina, dịch bệnh Covid-19 vẫn còn phức tạp ở một số quốc gia, như Trung Quốc còn đang áp dụng chính sách “Zero Covid”. Cùng với đó là tình trạng thiếu lao động trong ngành logistics, tình hình kẹt cảng, “đóng biên”, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, giá cước vận tải liên tục tăng cao,…

Bên cạnh đó, tình hình kiểm soát chất lượng ngày càng nghiêm ngặt của các quốc gia trong khối, đặc biệt là thị trường Trung Quốc như Lệnh 248 và 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, các chính sách kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu của cơ quan quản lý chuyên ngành của Trung Quốc,… Một số doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu phản ánh: Theo chính sách mới của Chính phủ Trung Quốc, những lô hàng nhập khẩu vào Trung Quốc và bày trên kệ hàng, nếu phát hiện sâu, mọt chết sau khi kiểm tra (tách đôi hạt điều nguyên) sẽ bị phạt nặng và buộc phải thu hồi hàng,...

Trước những khó khăn như vậy, các doanh nghiệp cần làm gì để mở rộng xuất khẩu, gia tăng thị phần tại các thị trường này, thưa ông?

Hiện nay, ngành điều cần tập trung vào đề án tái cơ cấu ngành điều. Ngoài yếu tố nâng cao xuất xứ nội khối để hưởng ưu đãi (gia tăng sản lượng hạt điều Việt Nam) thì vấn đề tổ chức lại sản xuất, phải hình thành các chuỗi sản xuất khép kín, liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất tới khâu chế biến và thương mại là việc phải làm triệt để. Đặc biệt, về phát triển thị trường, phải chú ý cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài,...

Trong cơ cấu xuất khẩu hạt điều hiện nay, nhân điều sơ chế chiếm tỷ trọng trên 90%, còn các sản phẩm chế biến sâu chỉ chiếm khoảng 10%; chế biến sâu có thể làm tăng giá trị xuất khẩu lên ít nhất 20% so với sản phẩm sơ chế - đây là cơ hội song cũng là thách thức cho các nhà máy chế biến.

Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, thường chúng ta chậm chân hơn nhưng theo tôi thì “chậm mà chắc”, cơ hội chính cho các doanh nghiệp Việt là tạo được “đường bay thẳng” tới các thị trường trong khối, tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng cuối thay vì phải qua trung gian.

Với các doanh nghiệp nhỏ và “start-up” thì đây cũng đang là cơ hội rất lớn vì thị trường ngày càng mở và tự do, tuy nhiên cũng đặt ra không ít thách thức.

Đối với những doanh nghiệp lớn đã hình thành mô hình sản xuất tập trung, chế biến sâu, liên doanh, liên kết và mở văn phòng đại diện tại các quốc gia trong khối, tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, khảo sát thương mại, tham dự các hội chợ, triển lãm lớn tại các thị trường này,… nhằm mục đích đón đầu thị trường - đây chính là những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn hiện nay.

Về sản xuất, với dư địa về sản xuất điều còn rất lớn, đây chính là cơ hội để gia tăng giá trị xuất xứ nội khối để tận hưởng ưu đãi về C/O của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

Ngoài ra, chất lượng và an toàn thực phẩm là yếu tố sống còn quyết định đến uy tín và thương hiệu của hạt điều Việt Nam và giảm thiểu rủi ro trong quá trình xuất khẩu, duy trì thương hiệu của doanh nghiệp và của ngành, do đó Vinacas đề nghị Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, nâng cấp cơ sở chế biến, tăng cường khuyến công, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và ngành hàng, góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu cho hạt điều Việt Nam; hỗ trợ Vinacas và doanh nghiệp trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại (trong và ngoài nước) cho sản phẩm hạt điều.

Hà Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu điều

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện FTA Việt Nam - Israel

Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện FTA Việt Nam - Israel

Bộ Tài chính đề xuất, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong thực hiện FTA Việt Nam - Israel sẽ giảm dần từ nay đến năm 2027.
Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Công tác phối hợp giữa 3 Bộ trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản chủ lực được thực hiện ráo riết trong thời gian qua.
Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hai năm thực thi RCEP, chi phí thương mại trong khu vực đã giảm đáng kể, chuỗi cung ứng đã liên kết chặt chẽ hơn, mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.
Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Với nhiều cơ hội theo các cam kết mang lại, song sau 5 năm dư địa thị trường từ Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn.

Tin cùng chuyên mục

Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam tăng trưởng, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Nhằm cải thiện công tác tuyên truyền, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, Cổng FTAP đang đẩy mạnh hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp.
Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Tuy nông sản luôn gia tăng về số lượng và giá trị xuất khẩu, nhưng lượng hàng hóa mang thương hiệu Việt xuất khẩu sang thị trường EU còn khá khiêm tốn.
Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Các thông tin, dữ liệu trên Cổng FTAP được hiển thị dưới dạng song ngữ Việt - Anh giúp cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước hiểu thêm về nhau.
Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Trong Hiệp định RCEP, các cam kết về thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại được quy định nhằm thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch.
Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cùng với các Bộ ngành khác, Bộ Công Thương thực hiện đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại trên Cổng FTAP.
Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng thông tin FTAP cung cấp thông tin, hỗ trợ tối đa các cơ hội do các Hiệp định thương mại tự do mang lại tới doanh nghiệp.
Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Cơ hội Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mang lại song hành cùng các khó khăn và thách thức cho doanh nghiệp, ngành hàng.
Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Từ kết quả khảo sát FTA Index, khuyến nghị đưa ra đối với doanh nghiệp là tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin yêu cầu của thị trường.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Hiện các cam kết về lao động, công đoàn của Việt Nam trong các FTA cũng như Hiệp định EVFTA cơ bản đã được nội luật hoá trong hệ thống pháp luật.
Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Chuyển đổi xanh không còn là xu hướng mà là yêu cầu tất yếu đối với nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là dệt may trước yêu cầu phát triển chung của toàn cầu.
Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

Ưu đãi từ Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Gia Lai tận dụng hiệu quả, với kinh ngạch xuất khẩu vào thị trường EU tăng cao 60-70%
FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

Bộ chỉ số FTA Index sẽ là cơ sở quan trọng để Chính phủ và Quốc hội chỉ đạo, giám sát thực hiện FTA của các địa phương; là biện pháp cần thiết để tận dụng FTA.
Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Hiệp định EVFTA đã giúp xóa bỏ hoặc có lộ trình xoá bỏ hạn ngạch thuế quan từ ngày 1/8/2020 đối với khá nhiều sản phẩm giày dép của Việt Nam.
Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Các cam kết về thương mại điện tử trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm tăng cường mở cửa thị trường thông qua ứng dụng điện tử.
Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái được cho là giải pháp cấp thiết giúp ngành cà phê nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu thị trường, tận dụng tốt EVFTA.
Cổng FTAP - giao diện thân thiện, khoa học, tạo thuận lợi và tiện ích cho người dùng

Cổng FTAP - giao diện thân thiện, khoa học, tạo thuận lợi và tiện ích cho người dùng

Cổng FTAP là địa chỉ cung cấp công cụ tra cứu trực tuyến thông minh với giao diện thân thiện, khoa học, tạo sự thuận lợi và tiện ích cho người sử dụng.
FTA Index: Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

FTA Index: Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

FTA Index kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA của chính quyền địa phương đối với doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.
Cổng FTAP khởi động các chuyên mục thông tin về Hiệp định CPTPP

Cổng FTAP khởi động các chuyên mục thông tin về Hiệp định CPTPP

Chỉ với một click chuột, ở bất cứ đâu, khi có nhu cầu, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm hiểu về Hiệp định CPTPP trên Cổng thông tin FTAP.
Bàn chiến lược xuất khẩu quế "đường dài" ở các thị trường FTA

Bàn chiến lược xuất khẩu quế "đường dài" ở các thị trường FTA

Nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp ngành quế ở Quảng Nam tận dụng tốt hơn các FTA đã được đề Hội thảo diễn tại Quảng Nam hôm nay (21/12)
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động