Hiệp định RCEP “mở đường” cho hàng dệt may

Với Hiệp định RCEP, cơ hội của ngành dệt may là thị trường lớn, nhưng mức độ cam kết ít khắt khe hơn, yêu cầu cũng dễ chịu hơn so với EVFTA hay CPTPP.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Giảm tồn kho tại Mỹ chưa tạo bứt phá cho xuất khẩu UKVFTA mang đến lợi ích dài hạn cho ngành dệt may Việt Nam

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết vào thời điểm đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng lớn đến thương mại và đầu tư, dẫn đến đổ vỡ chuỗi cung ứng. Do vậy, việc Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực càng trở nên đặc biệt hơn.

Các chuyên gia phân tích, Hiệp định RCEP chính thức được ký kết vừa qua với sự tham gia của 15 thành viên, tạo ra thị trường trên quy mô 2,2 tỷ người, tương đương 26.200 tỷ USD, tạo nên khu vực thuơng mại tự do lớn nhất thế giới. Với những cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ giá trị trong khu vực địa lý Hiệp định RCEP cùng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, hiệp định này dự kiến sẽ tạo cơ hội để ngành dệt may đẩy mạnh xuất khẩu, hình thành chuỗi cung ứng.

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) - cho biết, Hiệp định RCEP sẽ mang tới nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam. Khác với các hiệp định khác, với Hiệp định RCEP, quy tắc xuất xứ là một “điểm cộng” tương đối dễ dàng cho doanh nghiệp Việt Nam.

Đối với Hiệp định RCEP, ngành dệt may sẽ được mở ra một thị trường lớn với mức độ cam kết ít khắt khe hơn, yêu cầu dễ chịu hơn so với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Mặt khác, trong khối Hiệp định RCEP có một số nước là thành viên của Hiệp định CPTPP sẽ hóa giải những khó khăn, thách thức đến từ nguyên liệu "đầu vào", vì sẽ giúp bổ trợ phần nguyên liệu bị thiếu hụt trong nước hiện nay.

“Mở đường” cho dệt may Việt chinh phục thị trường lớn qua Hiệp định RCEP
Hiệp định RCEP, “mở đường” cho dệt may chinh phục thị trường

Đáng chú ý, Hiệp định RCEP sẽ giải quyết được một số vấn đề lớn cho doanh nghiệp ngành dệt may khi Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam, cơ hội rộng mở với thị trường tỷ dân này.

Ngoài ra, trong khối RCEP, Nhật Bản cũng là một thị trường tiềm năng. Nếu như trước đây, hàng may mặc vào thị trường này buộc phải chứng minh được nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ từ ASEAN và Nhật Bản, trong khi đó Việt Nam nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu trong ngành này từ Trung Quốc. Thì đối với Hiệp định RCEP, hàng may mặc Việt Nam được sản xuất từ nguyên phụ liệu Trung Quốc cũng được hưởng ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Theo ông Giang, Hiệp định RCEP cũng sẽ tạo ra động lực phát triển công nghệ dệt may, giúp chuyển dịch cơ cấu dệt may của các nước trong khu vực vào thị trường Việt Nam và bổ sung được phần cung thiếu hụt của Việt Nam. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều doanh nghiệp khá lo ngại khi nguyên liệu từ Trung Quốc với giá rẻ sẽ tràn vào trong nước.

Các hiệp định thương mại tự do được ký kết như EVFTA, RCEP với các ưu đãi về thuế quan sẽ giúp doanh nghiệp có được lợi thế để xuất khẩu sang các thị trường, đây là "cú hích" tốt cho ngành phát triển. Do đó, để tận dụng hiệu quả của FTA này, ông Vũ Đức Giang cho rằng, doanh nghiệp dệt may cần nghiên cứu kỹ cam kết, lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may. Sau đó, chủ động có kế hoạch đáp ứng quy tắc xuất xứ và nâng cao chất lượng hàng hóa, đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nhập khẩu.

Về dài hạn, để hỗ trợ hiệu quả và gỡ bỏ vướng mắc, rào cản cho doanh nghiệp ngành dệt may trong thời gian tới, ông Giang cho biết, Vitas kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt chiến lược phát triển ngành đến năm 2030 tầm nhìn 2035; chỉ đạo hình thành các khu công nghiệp dệt may lớn có xử lý nước thải tập trung để thu hút các dự án đầu tư vào khâu dệt nhuộm, nhằm đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các hiệp định thương mại thế hệ mới...

Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) - cho biết: Nguồn cung, nguồn trung gian của phần lớn sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đến từ khu vực RCEP và đầu ra của một số sản phẩm cũng ở khu vực này. Khi cả chuỗi cung ứng nằm trong cùng một khu vực và có một bộ xuất xứ hoàn chỉnh thì đó chính là lợi thế để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn, nhiều hơn, hiệu quả hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. "Lợi thế lớn nhất nhìn thấy trực tiếp đó chính là sự hài hoà về quy tắc xuất xứ để có thể tận dụng ở RCEP" - bà Trang nhấn mạnh.

Theo Bộ Công Thương, Hiệp định RCEP đặt mục tiêu cắt giảm hoặc loại bỏ thuế quan của các quốc gia thành viên áp dụng đối với khoảng 92% hàng hóa có xuất xứ trong vòng 20 năm. Đồng thời, Hiệp định RCEP hợp nhất phạm vi của các FTA ASEAN+1 hiện có (FTA của ASEAN với 5 đối tác), bao quát một cách toàn diện cả về phạm vi lẫn chiều sâu của cam kết.

Bên cạnh đó, Hiệp định RCEP bao gồm 20 chương gồm nhiều lĩnh vực mà chưa được nhắc tới trong các FTA ASEAN+1 trước đây, trong đó có các điều khoản liên quan đến thương mại hàng hóa; phòng vệ thương mại; thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại và giải quyết tranh chấp, đồng thời bổ sung các cam kết tiếp cận thị trường với quy tắc cho phép mở cửa thương mại và đầu tư.

Các chuyên gia cho rằng, điều này sẽ hỗ trợ các thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực tạo thuận lợi cho kinh doanh, tập hợp một bộ quy tắc phát triển và mở rộng chuỗi cung ứng khu vực. Hiệp định RCEP sẽ đem đến nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam. Thị trường các nước Hiệp định RCEP đem đến nguồn nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn cho ngành dệt may Việt Nam, nên khi doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu sản phẩm vào các nước thành viên sẽ rất thuận lợi trong quy tắc xuất xứ hàng hóa.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là thỏa thuận giữa các quốc gia thành viên bao gồm 10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam cùng với Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Ấn Độ cũng tham gia đàm phán hiệp định nhưng đã tuyên bố rút lui vào năm 2019. RCEP được ký kết vào ngày 15/11/2020 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2022.
Hà Hương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định RCEP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hội nhập thành công đưa Việt Nam trở thành

Hội nhập thành công đưa Việt Nam trở thành 'mắt xích' quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Những kết quả trong công tác hội nhập năm 2024 đã đưa Việt Nam trở thành một 'mắt xích' quan trọng trong mạng lưới quan hệ đối tác của các quốc gia đối tác.
Ngành hàng nào được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định VIFTA được thực thi?

Ngành hàng nào được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định VIFTA được thực thi?

Theo Hiệp định VIFTA, Israel sẽ dành hạn ngạch thuế quan 0% cho hàng thủy sản, nông sản... của Việt Nam ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Thương hiệu Việt và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các FTA

Thương hiệu Việt và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các FTA

Việt Nam đã ký và tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các thương hiệu Việt trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
FTA Index - động lực để Hà Nội thúc đẩy tăng trưởng thương mại, đầu tư

FTA Index - động lực để Hà Nội thúc đẩy tăng trưởng thương mại, đầu tư

Theo lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội, Bộ Chỉ số FTA Index cần đảm bảo được tính toàn diện, khả thi, dễ thực hiện; giúp các chủ thể chủ động trong thực thi FTA.
Ưu tiên nguồn lực hoàn thiện báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số FTA Index trình Chính phủ

Ưu tiên nguồn lực hoàn thiện báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số FTA Index trình Chính phủ

Hiện nay, Bộ Công Thương đang ưu tiên và đẩy nhanh nhiệm vụ hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số FTA Index và trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tận dụng tối đa cơ hội từ Cổng FTAP

Yên Bái tận dụng tối đa cơ hội từ Cổng FTAP

Cổng FTAP mở ra cơ hội lớn, giúp Yên Bái tận dụng tối đa lợi thế từ 17 FTA, thúc đẩy xuất khẩu, khai thác tiềm năng địa phương và phát triển bền vững.
Khối EFTA và Thái Lan kết thúc đàm phán FTA: Dấu ấn hợp tác kinh tế châu Âu - Đông Nam Á

Khối EFTA và Thái Lan kết thúc đàm phán FTA: Dấu ấn hợp tác kinh tế châu Âu - Đông Nam Á

Khối EFTA và Thái Lan đã hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do, mở ra cơ hội thương mại và đầu tư mới giữa hai khu vực với mục tiêu phát triển bền vững.
FTA Index: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam

FTA Index: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam

FTA Index giúp Việt Nam tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, thúc đẩy kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương, mở cơ hội cho doanh nghiệp
Chuyên gia nêu giải pháp tiếp cận vốn cho doanh nghiệp trong quá trình thực thi FTA

Chuyên gia nêu giải pháp tiếp cận vốn cho doanh nghiệp trong quá trình thực thi FTA

Ông Nguyễn Cảnh Cường, cố vấn Công ty KTPC, nguyên tham tán thương mại tại Vương quốc Anh đề xuất giải pháp hỗ trợ tín dụng giúp doanh nghiệp tận dụng các FTA.
FTA Index: Động lực đổi mới để doanh nghiệp và địa phương hội nhập hiệu quả

FTA Index: Động lực đổi mới để doanh nghiệp và địa phương hội nhập hiệu quả

FTA Index, được kỳ vọng trở thành công cụ giúp đo lường và thúc đẩy hiệu quả thực hiện FTA, góp phần cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh…
Hiệp định thương mại tự do (FTA): ‘Đòn bẩy

Hiệp định thương mại tự do (FTA): ‘Đòn bẩy' cho doanh nghiệp tài chính hội nhập

Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang là ‘đòn bẩy’ quan trọng giúp các doanh nghiệp tài chính mở rộng, phát triển kinh doanh, hội nhập quốc tế.
Lãnh đạo Lefaso

Lãnh đạo Lefaso 'hiến kế' để Cổng FTAP mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp, địa phương

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Lefaso, đề xuất giải pháp tối ưu hóa Cổng FTAP giúp doanh nghiệp và địa phương tận dụng hiệu quả các FTA.
Cổng FTAP: Địa chỉ tin cậy giúp doanh nghiệp, địa phương tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Cổng FTAP: Địa chỉ tin cậy giúp doanh nghiệp, địa phương tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Cổng FTAP sẽ trở thành công cụ tin cậy, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ hội từ các FTA, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế.
Chuyên gia

Chuyên gia 'hiến kế' để FTA Index giúp doanh nghiệp, địa phương hội nhập hiệu quả

FTA Index mở ra cơ hội cải cách, thúc đẩy doanh nghiệp tận dụng FTA hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế bền vững và tăng trưởng toàn diện cho Việt Nam.
Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Cổng FTAP đã trở thành một địa chỉ cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp, người dân.

'Xanh hóa' để làm chủ 'cuộc chơi' trong Hiệp định RCEP

RCEP mang đến cơ hội lớn cho ngành hàng, nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải chuyển đổi xanh để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và cạnh tranh bền vững.
FTA Index - động lực để Hải Phòng tăng thu hút đầu tư chất lượng cao

FTA Index - động lực để Hải Phòng tăng thu hút đầu tư chất lượng cao

Sở Công Thương Hải Phòng kỳ vọng, Bộ chỉ số FTA Index sẽ là động lực để thành phố thu hút các dòng đầu tư chất lượng cao, tận dụng tốt hơn các FTA. 
Kỳ vọng bộ chỉ số FTA Index sẽ gỡ khó kịp thời cho doanh nghiệp

Kỳ vọng bộ chỉ số FTA Index sẽ gỡ khó kịp thời cho doanh nghiệp

Việc triển khai bộ chỉ số FTA Index được kỳ vọng sẽ gỡ khó kịp thời cho doanh nghiệp tận dụng FTA, góp phần duy trì được chuỗi giá trị.
RCEP - cầu nối giao thương, thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và New Zealand

RCEP - cầu nối giao thương, thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và New Zealand

Hiệp định RCEP thúc đẩy giao thương hai chiều giữa Việt Nam và New Zealand, giảm thuế quan cho nhiều mặt hàng, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

Sáng 19/11, tại TP. Đà Nẵng diễn ra ‘Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới trong lĩnh vực dệt may’.
Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

Hiệp định CPTPP, FTA Việt Nam - Chile đã và đang góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các đối tác châu Mỹ.
Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

Doanh nghiệp Việt cần khai thác những lợi thế từ Hiệp định RCEP để nâng cao lợi thế cạnh tranh, từ đó gia tăng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Indonesia.
RCEP tạo

RCEP tạo 'con đường tơ lụa' cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Sau gần 3 năm triển khai, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được đánh giá mang lại hiệu quả cao cho hàng Việt xuất khẩu.
Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Brazil sẽ tiếp tục củng cố quan hệ chính trị, là cơ hội để tăng cường hợp tác về kinh tế, thương mại...
RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Hiệp định RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc, tạo cơ hội mới cho doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế khu vực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động