Hiệp định EVFTA: “Đòn bẩy” xuất khẩu nông sản sang thị trường Bắc Âu

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã trở thành một trong những đòn bẩy thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Bắc Âu thời gian qua.
Hiệp định EVFTA mở đường chính ngạch cho hàng hoá Việt Nam vào thị trường Pháp Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của châu Âu: “Chìa khoá” duy trì hiệu quả Hiệp định EVFTA

Nông sản Việt được thị trường Bắc Âu ưa chuộng

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu, Bắc Âu là một trong những thị trường tiềm năng của nông sản Việt Nam. Đơn cử, đối với ngành hàng thủy sản, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu chủ yếu hai mặt hàng là tôm và phi lê cá đông lạnh. Đối với cá tra và tôm sú, Việt Nam chi phối thị phần nhập khẩu khi hầu hết các sản phẩm này đều có xuất xứ từ Việt Nam.

Năm 2023 được đánh giá là một năm khá buồn cho ngành cá tra xuất khẩu khi tính đến hết tháng 10 tổng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm chủ lực ngành thủy sản giảm hơn 1/3 so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, nhiều dự báo sẽ có sự khởi sắc trong giai đoạn tớ
Thuỷ sản Việt Nam là một trong những mặt hàng được thị trường Bắc Âu ưa chuộng

Từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực đã tăng thêm sức cạnh tranh cho hàng thủy sản Việt Nam, đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Bắc Âu với mức giá cao hơn xuất khẩu qua trung gian.

Ngoài thủy sản, cà phê là mặt hàng nhiều tiềm năng thâm nhập vào thị trường Bắc Âu. Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển thông tin, các nước Bắc Âu tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới tính theo đầu người. Trong đó, Na Uy đứng thứ hai, chỉ sau Phần Lan; Đan Mạch đứng thứ tư và Thụy Điển đứng thứ sáu. Ngoài ra, với Hiệp định EVFTA, Liên minh châu Âu (EU) cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, trong đó có cà phê Buôn Ma Thuột. Đây là một lợi thế đối với cà phê Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu.

Mặc dù các nước Bắc Âu nhập khẩu chủ yếu cà phê Arabica, nhưng theo phân tích của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), mặt hàng cà phê nhân chưa rang, chưa khử caffein của Việt Nam vẫn còn dư địa để khai thác tại thị trường này. Tuy nhiên, ngoài việc phát triển thị trường cà phê truyền thống, doanh nghiệp có thể hướng tới phát triển thương hiệu cà phê đặc sản để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Đan Mạch đạt khoảng 1,5 triệu USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, Việt Nam cũng xuất khẩu rau quả, hạt điều, cao su sang các nước Bắc Âu. Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Na Uy 5 tháng đầu năm đạt gần 986.000 USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ; xuất khẩu hạt điều sang Na Uy đạt gần 3,2 triệu USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khu vực Bắc Âu mặc dù dân số không lớn nhưng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này rất ấn tượng, nhất là với các sản phẩm như: Gạo, cà phê, trái cây, hạt điều… Hiện nay, Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang khu vực này.

Để nông sản Việt chắc chân ở thị trường Bắc Âu

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Hoàng Thuý – tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu khẳng định, đối với nông sản, thực phẩm, người tiêu dùng Bắc Âu ngày càng có xu hướng tiêu thụ thực phẩm hữu cơ với phương pháp sản xuất bền vững, ít tác động với môi trường. Người tiêu dùng tại thị trường này đang có xu hướng giảm tiêu thụ thịt, tăng tiêu thụ thủy sản và các thực phẩm thay thế thịt. Do vậy, các thực phẩm từ thực vật có hàm lượng protein cao sẽ được đón nhận, ví dụ như mít non đóng hộp là một thực phẩm thay thế thịt được ưa chuộng.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Bắc Âu rất ý thức vấn đề bảo vệ môi trường, do vậy họ thường quan tâm đến nhãn mác. Tại Bắc Âu, nhãn sinh thái thiên nga Bắc Âu là nhãn sinh thái chính thức của tất cả các nước Bắc Âu: Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan. Cơ quan nhãn sinh thái Bắc Âu nỗ lực trong việc giảm tác động môi trường từ sản xuất và tiêu dùng, đồng thời giúp người tiêu dùng và người mua dễ dàng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ tốt nhất cho môi trường. Do vậy, các sản phẩm được dán nhãn sinh thái sẽ dễ dàng được tiêu thụ tại các thị trường Bắc Âu.

Đối với hàng nông sản, thực phẩm, một số lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam là nên tập trung vào các sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, an toàn thực phẩm và chứng nhận đã trở thành khía cạnh hàng đầu trong thương mại sản phẩm rau quả. Người mua ngày nay quan tâm đến vấn đề chứng nhận như với chính sản phẩm.

Riêng với cà phê, xu hướng phát triển xanh, bền vững, gắn với bảo vệ môi trường không còn là mới. Tuy nhiên, các vấn đề này đang dần được luật hóa tại EU. Ví dụ, quy định chống phá rừng của EU được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023, áp dụng từ ngày 30/12/2024.

“Đối với ngành cà phê, các nhà xuất khẩu phải đảm bảo cà phê của họ không có nguồn gốc từ đất bị phá rừng hoặc suy thoái. Chỉ khi đó, họ mới có thể xuất khẩu cà phê sang EU nói chung và cà phê nói riêng” – bà Thuý cho hay.

Đối với các sản phẩm hữu cơ, người tiêu dùng Bắc Âu ngày càng quan tâm đến điều kiện sản xuất và nông trại, cả vấn đề môi trường và xã hội. Các nước Bắc Âu cũng có xu hướng giảm các sản phẩm sử dụng bao bì nhựa, thay thế bằng bao bì thân thiện với môi trường. Nhiều người tiêu dùng thậm chí sẵn sàng trả giá cao hơn giá thông thường khoảng 20-50% để đảm bảo rằng các sản phẩm họ tiêu thụ là các sản phẩm thân thiện với môi trường và công bằng xã hội. Theo dự báo, đến năm 2030, lượng tiêu thụ thực phẩm hữu cơ ở các nước Bắc Âu sẽ tăng gấp 2 đến 3 lần hiện tại.

Ngoài ra, còn một mặt hàng khác mà các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu và khai thác trong thời gian tới, đó là màu thực phẩm tự nhiên. Hiện ngày càng có nhiều người tiêu dùng Bắc Âu muốn thực phẩm không có chất phụ gia nhân tạo. Do đó, các nhà sản xuất thực phẩm Bắc Âu đang chuyển sang sử dụng màu thực phẩm tự nhiên. Sự thay đổi từ các thành phần tổng hợp sang tự nhiên này tạo cơ hội cho các nhà cung cấp ở các nước đang phát triển. Theo đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hợp tác với ngành thực phẩm và đồ uống Bắc Âu.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định EVFTA

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ động thích ứng với EUDR, nhiều diện tích trồng cà phê của Gia Lai đã ở

Chủ động thích ứng với EUDR, nhiều diện tích trồng cà phê của Gia Lai đã ở 'vùng an toàn'

Với sự chủ động tìm hiểu về Quy định chống phá rừng của EU, có thể nói, đến thời điểm hiện tại, phần lớn diện tích cà phê của Gia Lai nằm ở 'vùng an toàn".
Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp Việt Nam đã thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU (EUDR), đặc biệt là việc nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng
Tọa đàm

Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'

Sáng ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức toạ đàm 'Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) – Doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi”
Hiệp định EVFTA -

Hiệp định EVFTA - 'chất xúc tác' quan trọng nâng thương mại Việt Nam - Hà Lan lên 15 tỷ USD

Việt Nam - Hà Lan cần tận dụng tốt hơn cơ hội từ Hiệp định EVFTA, tăng cường mở cửa thị trường, sớm nâng kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD.
Gỡ khó trong công tác đào tạo nhân lực ngành ngân hàng để thực thi, tận dụng tốt hơn các FTA

Gỡ khó trong công tác đào tạo nhân lực ngành ngân hàng để thực thi, tận dụng tốt hơn các FTA

Bộ Công Thương mong muốn phối hợp với hiệp hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng tổ chức các buổi đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Ngày 19/12, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức toạ đàm nhằm nâng cao nhận thức, hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày chuyển đổi xanh trong EVFTA.
Định hình lại thị trường để nâng sức cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt sang Pháp

Định hình lại thị trường để nâng sức cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt sang Pháp

Pháp là một thị trường đã được 'định hình', song, kinh tế phát triển liên tục, do vậy, cần đánh giá lại để nắm cơ hội, thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt sang Pháp.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, Việt Nam - EU đứng trước nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên nền tảng vững chắc.
Hệ sinh thái tận dụng các FTA: Chiến lược phát triển bền vững cho ngành thủy sản

Hệ sinh thái tận dụng các FTA: Chiến lược phát triển bền vững cho ngành thủy sản

Thành công của hệ sinh thái tận dụng FTA trong ngành thủy sản sẽ góp phần quan trọng vào việc hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững và minh bạch.
Hệ sinh thái tận dụng FTA - giải pháp để xuất khẩu điều thoát

Hệ sinh thái tận dụng FTA - giải pháp để xuất khẩu điều thoát 'kiếp gia công', tăng giá trị

Mô hình hệ sinh thái tận dụng FTA cho ngành điều sẽ góp phần xóa bỏ những lực cản lớn nhất cho sự phát triển bền vững của ngành chế biến, xuất khẩu điều nhân.
Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Xây dựng mô hình hệ sinh thái ngành thủy sản được coi là ‘chìa khóa’ để giải ‘bài toán' gia tăng cơ hội tận dụng ưu đãi từ các FTA.
Hệ sinh thái FTA - động lực và nền tảng vững chắc hơn cho xuất khẩu da giày

Hệ sinh thái FTA - động lực và nền tảng vững chắc hơn cho xuất khẩu da giày

Nếu thành công, hệ sinh thái FTA cho ngành da giày sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tối đa các lợi ích từ FTA và tạo nền tảng vững chắc cho ngành da giày.
Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

Minh bạch về thông tin, chất lượng là một trong những đòi hỏi hàng đầu khi xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm vào thị trường EVFTA.
Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA đã và đang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho ngành da giày Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường.
Tận dụng EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU

Tận dụng EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU

Xuất khẩu da giày đã tận dụng tốt lợi thế từ thị trường EVFTA. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2024 dự báo sẽ đạt khoảng 27 tỷ USD.
Hiệp định EVFTA giúp hàng Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần tại Thụy Điển

Hiệp định EVFTA giúp hàng Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần tại Thụy Điển

Hiệp định EVFTA đã và đang giúp các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu sang thị trường Thụy Điển.
Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã thúc đẩy, tạo động lực để các nhà đầu tư EU tiếp cận và mở rộng đầu tư ở Việt Nam.
Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Hiệp định EVFTA đã và đang giúp hàng hóa Việt Nam củng cố vị thế tại thị trường châu Âu, đồng thời mở rộng cánh cửa cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp.
Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Hiệp định EVFTA đã và đang góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về chuyển đổi số, thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử giữa EU và Việt Nam.

'Xanh hóa' để làm chủ cuộc chơi trong hiệp định EVFTA

Trong lộ trình thực thi EVFTA, những lợi thế về xuất khẩu đã phần nào bị ảnh hưởng bởi EU đang áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn cao về môi trường.
Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA

Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA

Ưu đãi chỉ đến khi các nhà xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng được các quy định trong EVFTA, trong đó quan trọng hàng đầu là quy định về xuất xứ hàng hóa.
Hiệp định EVFTA: Thu hút đầu tư, tạo sức bật cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiệp định EVFTA: Thu hút đầu tư, tạo sức bật cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Không chỉ thúc đẩy xuất khẩu mà Việt Nam còn phải thúc đẩy nhập khẩu, thu hút đầu tư từ EU để tạo sức bật cho doanh nghiệp tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Đường cao tốc" để nông sản Việt chinh phục thị trường EU

"Đường cao tốc" để nông sản Việt chinh phục thị trường EU

Thực thi Hiệp định EVFTA đã tạo ra cơ hội mới cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU, trong đó có nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản…
4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Hợp tác thương mại Việt Nam - EU vươn lên tầm cao mới

4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Hợp tác thương mại Việt Nam - EU vươn lên tầm cao mới

Sau 4 năm thực thi, Hiệp định EVFTA đem lại những kết quả tích cực: Mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại.
Thực thi hiệu quả EVFTA, tạo xung lực mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Italia

Thực thi hiệu quả EVFTA, tạo xung lực mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Italia

Việt Nam-Italia sẽ chú trọng thực thi Hiệp định EVFTA bằng những chương trình hành động cụ thể, tạo bước ngoặt quan trọng và xung lực mới trong hợp tác kinh tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động