HĐND TP. Hà Nội phân bổ ngân sách cho một số dự án… đã hoàn thành

Đây là một trong những tồn tại, hạn chế được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tại Hà Nội
Hà Nội xem xét Đề án thành lập quận Gia Lâm Hà Nội: Thúc đẩy chuỗi cung ứng bền vững Hà Nội: Đến năm 2025 sẽ khắc phục tình trạng thiếu trường học

Bốn địa phương chưa huy động nguồn lực cộng đồng

Kiểm toán Nhà nước vừa thông báo kết quả kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Chương trình MTQG xây dựng NTM) trong năm 2021, 2022 tại TP. Hà Nội.

Qua kiểm toán, xác định UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị trong thành phố triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM cơ bản theo hướng dẫn của chương trình, tuy nhiên kết quả kiểm tra còn một số tồn tại, hạn chế.

Cụ thể, về công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình, UBND TP. Hà Nội chưa ban hành “Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bố vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình MTQG”, “Cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình MTQG, giữa các chương trình MTQG và các chương trình, dự án khác trên địa bàn”, “Cơ chế huy động các nguồn lực khác”; chưa ban hành quy định trong tổ chức thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù; quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn.

HĐND TP. Hà Nội phân bổ ngân sách cho một số dự án… đã hoàn thành
UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM cơ bản theo hướng dẫn, tuy nhiên kết quả kiểm tra còn một số tồn tại, hạn chế. Ảnh minh hoạ

Bên cạnh đó, UBND TP. Hà Nội cũng không ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình năm 2021 và năm 2022. Tại các huyện được kiểm toán gồm Thanh Oai, Mê Linh đã ban hành kế hoạch xây dựng NTM hằng năm nhưng không có danh mục dự án đầu tư…

Tại thời điểm kiểm toán, Kiểm toán cũng xác định UBND TP. Hà Nội chưa ban hành Kế hoạch kiểm tra, giám sát Chương trình MTQG xây dựng NTM theo khoản 2, Điều 22 Thông tư số 05/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT. Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình trong thời gian qua được thực hiện thông qua kết hợp với các đợt kiểm tra, làm việc của lãnh đạo Thành uỷ, UBND TP. Hà Nội với các địa phương và của Đoàn thẩm định xét hồ sơ nông thôn mới tại các địa phương.

Đáng chú ý, qua kiểm toán, còn xác định 4 địa phương gồm Quốc Oai, Chương Mỹ, Phú Xuyên và Ba Vì chưa huy động được các nguồn vốn huy động đóng góp của doanh nghiệp, hợp tác xã và của cộng đồng người dân tham gia vào xây dựng chương trình là chưa đáp ứng quy định tại điểm b, khoản 1, phần V Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ “Hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước”.

Chấp hành chưa đúng chế độ tài chính kế toán

Theo Kiểm toán Nhà nước, trong quá trình lập phương án phân bổ kế hoạch vốn trung hạn 2021-2025 và hằng năm 2021-2022 của chương trình, Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa tham mưu, xây dựng và trình UBND TP. Hà Nội báo cáo HĐND thành phố ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình theo quy định.

Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của HĐND thành phố về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 có nhiều nội dung chưa đúng quy định.

Cụ thể, nghị quyết giao kế hoạch trung hạn vốn ngân sách thành phố 4.700 tỷ đồng chung cho Chương trình MTQG xây dựng NTM và Chương trình giảm nghèo bền vững là chưa phù hợp quy định điểm d, khoản 1, Điều 14 Luật Đầu tư công 2019.

Nghị quyết không giao cụ thể kế hoạch vốn trung hạn chi tiết cho dự án mà gộp chung vào mục “tổng số” là chưa đúng quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 14 Luật Đầu tư công 2019.

Đáng chú ý, nghị quyết còn phân bổ vốn đầu tư công trung hạn thực hiện chương trình giai đoạn 2021-2025 cho một số dự án, nhiệm vụ chi đã hoàn thành thuộc giai đoạn 2016-2020.

Một số nghị quyết giao dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của HĐND các huyện có thực hiện chương trình chưa nêu cụ thể các dự án thành phần thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM, danh mục dự án đầu tư thực hiện Chương trình MTQG cho các cơ quan, đơn vị, cấp trực thuộc theo quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư công.

Kết luận, Kiểm toán cũng xác định đa số cấp huyện giao vốn, giao dự toán ngân sách nhà nước lẫn và hoà chung với kế hoạch đầu tư công của huyện, dẫn tới khó khăn trong việc quản lý, theo dõi và tổng hợp nguồn vốn ngân sách nhà nước trực tiếp đầu tư và tình hình quyết toán kinh phí của chương trình tại địa phương.

Hoàng Hải
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nông thôn mới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.

Tin cùng chuyên mục

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức tôn vinh và trao chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 cho 25 sản phẩm.
Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La tăng 28,3%, qua đó đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả của bão số 3, thành phố Uông Bí vẫn đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu ngân sách.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhờ chuyển đổi số, các doanh nghiệp Quảng Ninh đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt nhiều thành tựu trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút gần 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 10 dự án hạ tầng và dịch vụ cảng biển.
Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm tại Lễ công bố khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (huyện Mộc Châu).
Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Chiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.
Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận năm 2024, ITTC Ninh Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả.
Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Được kì vọng sẽ là nơi giao thương, tập kết hàng hoá của cả khu vực, tuy nhiên đến nay cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi) vẫn chưa thể phát huy được lợi thế.
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương là sự chuyển dịch không gian đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, thu hút đầu tư... phát triển kinh tế địa phương.
Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Bão số 3 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, ngư dân nơi đây đang nỗ lực khắc phục hậu quả và quay trở lại với biển.
Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động chất lượng và chính sách thu hút đầu tư hợp lý.
Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Việc đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động