Hà Nội: Người dân đồng thuận về đề án thành lập quận Gia Lâm Hà Nội: Cuối năm 2023, sẽ trình Chính phủ Đề án huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận |
Đề án thành lập quận Gia Lâm sẽ được xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 13, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội dự kiến tổ chức vào ngày 22/9 tới đây.
Đây là 1 trong 7 nội dung Thông báo số 33/TB-HĐND về công tác chuẩn bị tổ chức kỳ họp chuyên đề (Kỳ họp thứ 13) Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Theo đó, Kỳ họp thứ 13 Hội đồng nhân dân thành phố dự kiến tổ chức trong 1 ngày 22/9/2023, xem xét, thông qua 7 nội dung quan trọng.
Huyện Gia Lâm trước ngày lên quận |
Trong đó, sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND ngày 23/7/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố về một số biện pháp cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp; cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn thành phố (với nội dung sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 10 về công tác quản lý biệt thự cũ).
Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023 cấp thành phố (bao gồm nội dung bố trí kinh phí xây dựng công trình hỗ trợ một số tỉnh, thành phố).
Chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đối với: Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường 35 đoạn giữa tuyến (từ Km 4+469,12 đến Km 12+733,35) huyện Sóc Sơn; Dự án kho 190/Cục Xăng dầu, hạng mục Vành đai an toàn Phòng cháy chữa cháy kho xăng dầu K95/K190/CXD tại xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung Danh mục các dự án thu hồi đất năm 2023 trên địa bàn thành phố.
Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ năm 2023.
Xem xét thông qua Đề án thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
Theo đề án thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận, quận sẽ giữ nguyên diện tích và quy mô dân số của huyện Gia Lâm hiện nay là trên 116km2 và khoảng 310.000 dân.
Quận có 16 phường được thành lập trên cơ sở 22 xã, thị trấn. Trong đó, có 6 phường trên cơ sở nguyên trạng, 4 phường trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính và 6 phường trên cơ sở hợp nhất.
Trước đó, ngày 27/8, tất cả các xã, thị trấn của huyện Gia Lâm đã tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập quận Gia Lâm theo Kế hoạch số 178/KH-UBND.
Theo Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm, tỷ lệ lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận trên toàn huyện Gia Lâm đã đạt 99,41%.
Theo Bí thư Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Việt Hà, trong quá trình xây dựng Đề án thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận, huyện đã tiến hành rà soát các đơn vị hành chính cấp xã. Được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền, huyện đã sắp xếp, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, từ 22 xã, thị trấn thành 16 phường mới.
Sau khi triển khai các quy trình theo quy định, toàn huyện tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc thực hiện Đề án thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận.
Cũng theo Bí thư Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Việt Hà, sau khi các xã, thị trấn thực hiện những thủ tục liên quan và báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân huyện, Hội đồng nhân dân huyện Gia Lâm họp biểu quyết tán thành Đề án xây dựng quận Gia Lâm và các phường thuộc quận, đã hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét theo quy định.
Trước khi thực hiện Đề án xây dựng huyện thành quận, huyện Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 20 xã và 2 thị trấn.
Tuy nhiên, qua rà soát có một số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định, nên phải sáp nhập. Khi trở thành quận, Gia Lâm sẽ có 16 phường.