Hàng Việt xuất khẩu ứng phó ra sao với ‘hàng rào’ mới?

Hàng loạt “hàng rào” tiêu chuẩn được các thị trường dựng lên đã và đang đòi hỏi hàng Việt xuất khẩu phải có những giải pháp nhanh chóng ứng phó.
Cơ hội tiềm năng cho hàng Việt xuất khẩu vào thị trường Australia Chế biến sâu, nâng giá trị cho hàng Việt xuất khẩu Hiệp định CPTPP rộng mở cơ hội cho hàng Việt xuất khẩu

Nhiều quốc gia siết quy định với hàng nhập khẩu

Thông tin với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý – Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu cho biết, mới đây, Quỹ H&M của Thụy Điển vừa công bố hợp tác với Quỹ Ellen MacArthur trong dự án The Fashion ReModel, nhằm thúc đẩy các mô hình kinh doanh tuần hoàn trong ngành thời trang, bao gồm cho thuê, sửa chữa, tái bán và tái chế. Đây là một bước tiến quan trọng hướng đến việc tách biệt doanh thu khỏi sản xuất mới, giảm phát thải khí nhà kính và tạo ra sự thay đổi bền vững trong ngành công nghiệp này.

Đây được cho là một trong những động thái của Thuỵ Điển nhằm đáp ứng Thoả thuận Xanh châu Âu của EU. Được thông qua ngày 15/1/2020, Thỏa thuận Xanh châu Âu định hình chiến lược của EU để đạt mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (trung hòa về phát thải) và trở thành khu vực kinh tế sử dụng ít nhất các nguồn lực tự nhiên vào năm 2050.

Hàng Việt xuất khẩu ứng phó ra sao với ‘hàng rào’ mới?
Xu hướng chung trên thế giới là hướng đến các sản phẩm đáp ứng tiêu chí xanh, phát triển bền vững

EU là một trong những thị trường lớn nhất của dệt may Việt Nam. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 7,66%, chiếm tỷ trọng 9,77%. Tuy nhiên hiện nay, các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trong lĩnh vực dệt may tại thị trường EU, bao gồm Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia ASEAN như Myanmar, Campuchia, Lào và Indonesia... đang không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm thị phần. Đặc biệt, nhiều nước trong số này đã và đang tích cực chuyển đổi sang mô hình sản xuất dệt may bền vững để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Thỏa thuận Xanh. Trước áp lực này, ngành dệt may Việt Nam cần nhanh chóng bắt nhịp và đẩy mạnh quá trình chuyển đổi xanh để duy trì và nâng cao vị thế trên thị trường EU.

Ngoài ngành dệt may, nhiều ngành khác cũng đang gặp phải rào cản đối với hàng hoá nhập nhẩu từ EU. Theo Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam), năm 2024, EU phát đi 5.268 cảnh báo mối nguy đối với nông sản thực phẩm toàn cầu, trong đó, Việt Nam có 114 cảnh báo chiếm 2,2% số cảnh báo từ EU và tăng gần gấp đôi năm 2023. 2 tháng đầu năm 2025, EU phát đi 624 cảnh báo, trong đó, Việt Nam có 16 cảnh báo, chiếm 2,6%.

Đáng chú ý, 2 tháng đầu năm 2025, trong số 624 cảnh báo có 8 cảnh báo với thực phẩm mới, trong đó, có 4 cảnh báo liên quan đến sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 50%.

Song song với EU, một số thị trường khác cũng đang siết chặt các quy định đối với hàng nhập khẩu. Đơn cử, từ đầu tháng 1/2025, Trung Quốc bắt buộc tất cả lô sầu riêng nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam phải có giấy chứng nhận kiểm định chất vàng O (Auramine O) và cadmium, sau khi phát hiện dư lượng chất vàng O trong một số lô sầu riêng từ Thái Lan vào cuối năm 2024. Đây là chất nhuộm công nghiệp bị cấm trong thực phẩm do nguy cơ gây ung thư. Việc siết chặt kiểm tra khiến nhiều lô hàng từ Thái Lan, Malaysia và Việt Nam - 3 quốc gia xuất khẩu sầu riêng lớn nhất của Trung Quốc - bị ách tắc hoặc trả về

Nhanh chóng thích ứng với quy định

Như vậy, hiện nay, các thị trường đang ngày càng siết chặt quy định đối với hàng nhập khẩu. Với một quốc gia xuất nhập khẩu lớn như Việt Nam, những quy định này đã và đang tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngoại thương, đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi để nhanh chóng thích ứng.

Trên thực tế, nếu doanh nghiệp trong nước không bắt kịp xu hướng của sự thay đổi thì cơ hội sẽ thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Đơn cử, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý nêu rõ, sự chuyển đổi mạnh mẽ sang thời trang tuần hoàn không chỉ diễn ra ở các thương hiệu lớn mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp tái chế dệt may trên thế giới. Trong đó, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn nhờ lợi thế về sản xuất và cam kết phát triển kinh tế tuần hoàn.

Đó chính là lý do Tập đoàn Syre – một doanh nghiệp Thụy Điển chuyên sản xuất polyester tái chế công nghệ cao đã bày tỏ mong muốn đầu tư dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao tại tại Khu công nghiệp Nhơn Hội A, Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. Đây là dự án có quy mô đầu tư từ 700 triệu - 1 tỷ USD, với mục tiêu thiết lập trung tâm toàn cầu đầu tiên cho ngành dệt may tuần hoàn, áp dụng công nghệ theo tiêu chuẩn Mỹ và EU, hướng đến mô hình Net Zero.

Phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Syre, ngày 19/2/2025, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh rằng, để phát triển bền vững, Việt Nam không chỉ tiếp tục thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống như đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu mà còn phải tích cực chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn. Theo Bộ trưởng, những đề xuất của Tập đoàn Syre đưa ra đều đáp ứng được động lực tăng trưởng truyền thống và động lực tăng trưởng mới là đầu tư và chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, Bộ Công Thương hoàn toàn ủng hộ dự án này.

Đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU, Văn phòng SPS Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nên cập nhật thay đổi các quy định của EU thường xuyên. Trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần có văn bản hỏi Văn phòng SPS Việt Nam để phối hợp với Tổng cục Y tế và An toàn thực phẩm của EU (DG-SANTE) hướng dẫn cụ thể vì các quy định này rất phức tạp và cần tuân thủ theo quy trình cụ thể.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, TS. Lê Quốc Phương – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương cho biết, với kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 800 tỷ USD, hiện nay Việt Nam đã được xếp vào một trong những cường quốc về xuất khẩu, cho nên phải xác định có cách ứng xử xứng đáng với vai trò cường quốc.

“Trong đó, các Bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương phải tiếp tục phát huy vai trò trong việc cảnh báo sớm các biện pháp phòng vệ thương mại từ các nước sở tại mà thời gian qua Bộ đã làm rất tốt. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nỗ lực đáp ứng được các yêu cầu về hàng rào từ các quốc gia dựng lên để bảo vệ hàng hoá trong nước. Các hàng rào này, đặc biệt là hàng rào tiêu chuẩn xanh ban đầu có thể là rào cản, song về lâu dài chính là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu bền vững” – TS Lê Quốc Phương nêu rõ.

Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 được Bộ Công Thương xây dựng trình Chính phủ ban hành thông qua Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 đặt mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu dựa trên đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, năng suất lao động, bảo vệ môi trường… Đây là văn bản quan trọng nhằm mục tiêu hướng đến hoạt động xuất nhập khẩu bền vững.
Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Cám gạo, cám gạo chiết ly là những mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mở ra cơ hội cho phụ phẩm lúa gạo Việt Nam.
Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp xây dựng Nghị định mới quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sau khi chạm đáy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại và đang đứng đầu thế giới. Dự báo, giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới tiếp tục giữ đà tăng.

Tin cùng chuyên mục

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025 mở ra cơ hội để doanh nghiệp thực phẩm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ tập trung kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong và ngoài nước mà là cầu nối để quảng bá du lịch Việt Nam
TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS.Tô Hoài Nam cho rằng, doanh nghiệp cần xanh hóa sản phẩm, tận dụng FTA để đa dạng thị trường xuất khẩu, ứng phó với khó khăn hiện tại.
Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN để cùng nhau xử lý những khó khăn liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ.
Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 4% và kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành hàng cụ thể.
EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.
Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.
Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Mobile VerionPhiên bản di động