Thứ bảy 19/04/2025 18:38

Hà Nội phát triển nhân lực chất lượng cao cho sản xuất công nghiệp chủ lực

Để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Hà Nội đã tổ chức kết nối các cơ sở đào tạo, dạy nghề trong nước với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực.

Sáng ngày 1/11, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố Hà Nội (HAMI) tổ chức Hội nghị “Kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực với các cơ sở đào tạo, dạy nghề năm 2024”. Hội nghị nhằm cụ thể hóa đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội. Qua đó, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thủ đô tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như ký kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với các cơ sở đào tạo, trường đại học.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Thu Hường

Hội nghị với sự tham dự của gần 100 đại biểu đại diện các cơ quan ban ngành của thành phố Hà Nội, các hội, hiệp hội ngành nghề, các viện nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn thành phố và hơn 50 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực của thủ đô.

Phát biểu tại hội nghị, ông Vương Đình Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương TP. Hà Nội) - cho biết: Công nghiệp chủ lực đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp thành phố, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa quốc gia. Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 289 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố thuộc các nhóm ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo; điện, điện tử; công nghệ thông tin; dệt may, da giày; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; công nghiệp hóa chất, cao su, nhựa, dược phẩm; công nghiệp vật liệu xây dựng; thủ công mỹ nghệ.

Theo thống kê gần đây, Hà Nội là một trong 5 thành phố có lượng cung ứng lao động lớn nhất cả nước và được nhận định có tiềm năng lớn để phát triển và thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn, công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ xanh…

Hà Nội được đánh giá là thành phố có nguồn nhân lực chất lượng cao, với gần 37% lao động có trình độ và tay nghề, trong đó, lượng lao động trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm đa số. Nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Nội chiếm 30% nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước”- ông Vương Đình Thanh nhấn mạnh.

Ông Vương Đình Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp. Ảnh: Thu Hường

Đến nay, thành phố Hà Nội công nhận 105 doanh nghiệp có sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp chủ lực, sử dụng khoảng 100.000 lao động. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực đang chịu áp lực trong việc thu hút nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhu cầu nhân sự các cấp cho các vị trí công nghệ thông tin, chuyển đổi số vẫn tiếp tục tăng cao, đặc biệt là các vị trí phát triển ứng dụng, phát triển công nghệ, quản trị chuyển đổi, quản trị và phân tích dữ liệu, marketing và kinh doanh trên nền tảng số.

Nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng quyết định đến tăng trưởng kinh tế bên cạnh yếu tố vốn, tài nguyên và công nghệ. Nhân lực ở đây chính là kiến thức và các kỹ năng mà người lao động có được thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm. Do vậy, Hà Nội xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quan trọng, là khâu đột phá chiến lược, để Thủ đô thực hiện thành công công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế”- ông Vương Đình Thanh khẳng định.

Theo thống kê, đến nay, toàn thành phố Hà Nội có khoảng 300 cơ sở đào tạo nghề. Trung bình hàng năm Hà Nội đào tạo mới hơn 140.000 lao động.

Chính quyền Hà Nội kỳ vọng, thông qua hội nghị, các doanh nghiệp có thể đặt hàng với các trường đại học,cao đẳng, trường đào tạo nghề về nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng kịp thời xu hướng chuyển đổi số trong tình hình hiện nay.

Tại hội nghị ,các cơ sở đào tạo đã giới thiệu tiềm năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, qua đó trao đổi thảo luận về nhu cầu nguồn nhân lực của các doanh nghiệp chủ lực; Lễ ký biên bản ghi nhớ giữa HAMI với Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội và Trường Đại học Công nghệ Đông Á với Công ty CP Quốc tế Sơn Hà.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn

Cảnh sát giao thông ra quân bảo vệ bình yên dịp lễ lớn 30/4 - 1/5

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

'Một ngày làm chiến sĩ' với Lữ đoàn 101

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Những người truyền lửa phong trào nông thôn mới ở Hle Hlang

Những hiện vật kể chuyện về Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Thời tiết hôm nay 19/4: Hà Nội sương mù vào sáng sớm

Thời tiết biển hôm nay 19/4/2025: Mưa nhỏ, gió hoạt động yếu

Chuẩn bị khởi công các công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Bộ Y tế sẽ xử lý bác sĩ vi phạm quảng cáo

Hà Nội thông tin về 600 sản phẩm sữa nghi giả

Quán quân Olympic Tin học Cao Thắng 2025 chính thức lộ diện

Tận hưởng trải nghiệm thẩm mỹ công nghệ cao tại The Pyo giữa lòng thành phố

Bạo lực mầm non: Cảnh báo từ những vết hằn nhỏ

Thanh Hóa kỳ vọng những kết quả ấn tượng từ "Tuyên truyền viên Tiết kiệm điện 2025"

Đà Nẵng quyết tâm lan tỏa văn hóa tiết kiệm điện

Hà Nội: Cháy lớn tòa nhà cao tầng ở Thái Hà, cột khói ngùn ngụt

Phát triển nông thôn mới: Khi phụ nữ giữ vai trò trung tâm