Giải ngân vốn đầu tư công thấp và những "nỗi sợ” được gọi tên

Nguyên nhân khiến giải ngân vốn đầu tư công chậm có yếu tố sợ trách nhiệm của chủ đầu tư khi triển khai, ký duyệt các thủ tục thanh toán, quyết toán...
Đầu tư công: Những nút thắt thông qua thực tiễn kiểm toán Kiểm toán nhà nước chỉ rõ vướng mắc trong đầu tư công Chậm giải ngân vốn đầu tư công - tiếng nói người "trong cuộc"

Đẩy mạnh giải ngân triển khai các dự án đầu tư công được xem là động lực kỳ vọng giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi tăng trưởng cho năm 2023. Thế nhưng, một số bộ, ngành và các tỉnh, thành lại đang đề nghị hoàn trả vốn đầu tư lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng năm 2023, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 50,68%, đạt 51,38% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, tỉ lệ giải ngân vốn trong nước đạt 52,33% kế hoạch giao; tỉ lệ giải ngân vốn nước ngoài đạt 28,37% kế hoạch giao.

Dù tỉ lệ giải ngân giải ngân vốn đầu tư công đã tăng khá nhiều so với cùng kỳ năm 2022, tuy nhiên theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vẫn có tới 33 bộ, cơ quan trung ương và 8 địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới 25% kế hoạch vốn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đến nay một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã có văn bản đề nghị cắt giảm kế hoạch năm 2023. Theo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang đề nghị điều chỉnh giảm hơn 9.350 tỷ đồng.

Lý do khiến tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công không như mong đợi, bắt nguồn từ một số khó khăn, vướng mắc. Tại Hội thảo chuyên đề về đầu tư công trong khuôn khổ Diễn đàn “Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - Vai trò của Kiểm toán Nhà nước” diễn ra mới đây, đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cùng chỉ ra những “nút thắt” trong đầu tư công nói chung và giải ngân vốn đầu tư công nói riêng.

Theo Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ, do đặc thù triển khai Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, đồng thời với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, chưa khi nào nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư công lớn như hiện nay. Trong bối cảnh năng lực quản lý và khả năng hấp thu nguồn vốn ở không ít bộ ngành, địa phương còn hạn chế.

Ở khía cạnh khác, nguồn thu tiền sử dụng đất - một trong những nguồn vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn tại các địa phương thời gian vừa qua lại rất khó khăn do vướng mắc trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản ảm đạm, tính thanh khoản thấp.

Thủ tướng thành lập 5 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Trong 9 tháng năm 2023, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 50,68%

Việc lập, phân bổ, giao kế hoạch vốn trung hạn, hàng năm còn có những tồn tại, bất cập như còn dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa phù hợp với tiến độ các dự án, còn có trường hợp bố trí không đúng cơ cấu ngành, lĩnh vực, nguồn vốn, đối tượng sử dụng vốn hoặc bố trí vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư; việc điều chỉnh kế hoạch vốn còn chưa linh hoạt, kịp thời; việc bố trí vốn đối ứng tại một số địa phương còn chưa kịp thời, đảm bảo cơ cấu theo quy định.

Việc định giá đất, cơ chế đền bù, phương án hỗ trợ tái định cư; việc điều chỉnh, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng,… vẫn còn những bất cập về thẩm quyền, trình tự thủ tục; các phương pháp xác định giá đất chưa cụ thể, khó áp dụng trong thực tiễn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng do hậu quả của công tác quản lý đất đai yếu kém kéo dài nhiều năm trước.

Việc thiếu hụt nguyên vật liệu phục vụ thi công các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm ngành giao thông; giá các nguyên vật liệu có những thời điểm chưa được dự báo, kiểm soát tốt, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình, dự án, tăng chi phí đầu tư.

Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu tại một số cơ quan, đơn vị chưa được đề cao, rõ nét; một số cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chưa thực sự vào cuộc, trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu; việc kiểm tra, giám sát còn chưa được thường xuyên, hiệu quả.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, giữa các cấp chính quyền địa phương còn chưa thực sự tích cực, hiệu quả trong việc tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện...

Giải ngân vốn đầu tư công thấp và những
Thông qua thực tiễn kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều "nút thắt" trong đầu tư công

Công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư; công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng; công tác tạm ứng, thu hồi tạm ứng, nhiệm thu, thanh quyết toán;... tại nhiều dự án vẫn còn những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, hiệu lực, hiệu quả vốn đầu tư. Bên cạnh đó, năng lực một số nhà thầu thi công chưa đáp ứng được tiến độ, chất lượng.

“Một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án chưa tích cực, thậm chí sợ trách nhiệm khi triển khai, ký duyệt các thủ tục thanh toán, quyết toán; năng lực chuyên môn của một số cán bộ quản lý dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu... còn hạn chế”, đại diện Kiểm toán nhà nước cho biết.

Nhận diện được các “nút thắt” đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, các đại biểu cũng đã đưa ra rất nhiều giải pháp để nhanh chóng “khơi thông” dòng vốn, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tạo đà tăng trưởng, thúc đẩy và phục hồi kinh tế.

Bà Cao Thị Minh Nghĩa, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, trong thời gian tới cần điều chỉnh ngay các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư công, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất trồng lúa, rút vốn nhà tài trợ,... trong việc triển khai dự án để đẩy mạnh hơn việc giải ngân vốn đầu tư công và huy động nguồn ngoại tệ cho phát triển đất nước.

Chỉ còn khoảng gần 3 tháng nữa là Luật Đấu thầu sửa đổi có hiệu lực, do đó, để Luật đi vào cuộc sống, giải quyết ngay được những điểm nghẽn trong hoạt động đấu thầu của các dự án đầu tư công, các văn bản hướng dẫn những nội dung giao Chính phủ quy định tại Luật cần được ban hành kịp thời, chất lượng...

“Các khâu phân bổ vốn đầu tư công, giao vốn đầu tư công... phải làm sớm từ đầu, cần xác định rõ trách nhiệm chủ đầu tư khi được giao quản lý dự án đầu tư, định kỳ hằng quý, 6 tháng, 9 tháng rà soát, dự án nào không giải ngân đúng tiến độ, triển khai chậm, chúng tôi sẵn sàng sàng cắt chuyển dự án khác có tiến độ tốt hơn”, đại diện địa phương có mức giải ngân cao (khoảng 74%), ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm.

Ông Nguyễn Khắc Thận cho biết, cơ quan quản lý, chủ đầu tư có trình độ chuyên môn tốt, cán bộ quản lý dự án am hiểu pháp luật, thì công tác đầu tư công triển khai sẽ thuận lợi. Muốn làm nhanh trước hết phải làm đúng.

Điểm quan trọng then chốt quyết định là công tác giải phóng mặt bằng. Dự án được triển khai bài bản, đúng quy định, nhưng đến khâu giải phóng mặt bằng chậm, không làm tốt thì tiến độ dự án sẽ bị chậm lại.

Cùng quan điểm như trên, ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam nhấn mạnh, giải pháp cho giải ngân đầu tư công phải từ trên xuống dưới, đó là các thông điệp, “sức nóng” của người lãnh đạo, chỉ đạo sát sao nhưng cũng phải làm tốt từ dưới lên, đặc biệt cần có sự ủng hộ của người dân, bên cạnh đó có các chủ đầu tư có năng lực.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, điểm nghẽn nằm ở khâu phân bổ và phê duyệt các dự án đầu tư và một số vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Để giải quyết vấn đề này, Giáo sư Hoàng Cường nhấn mạnh, cần phải hoàn thiện những nút thắt về mặt cơ chế, chính sách trong việc phê duyệt phân bổ dự án, những cơ chế chính sách trong giải phóng mặt bằng và khai thác các mỏ vật liệu và quá trình triển khai.

Tuy nhiên, nếu cứ chờ giải quyết các vấn đề chính sách sẽ rất lâu, do vậy cần có những chính sách tức thời, có thể có những quyết định của Chính phủ cho phép giải quyết những vướng mắc ngay lập tức, hoặc cao hơn nữa có thể đề xuất đến Quốc hội có những nghị quyết đặc thù riêng để tháo gỡ kịp thời những vướng mắc.

Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kiểm toán nhà nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vấn nạn

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Vấn nạn “chặt chém” du khách, hành vi không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn làm tổn hại sâu sắc đến uy tín của ngành du lịch nước nhà.
Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp

Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB đánh giá Nghị quyết 68 đã chạm trúng những trăn trở của doanh nghiệp như chi phí, thủ tục, thị trường và chuyển đổi xanh.
Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Ngày 9/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên ngành Công Thương được xác định là lực lượng nòng cốt trong chuyển đổi số, cần được trao cơ hội, bồi dưỡng năng lực số và phát huy vai trò đổi mới.

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình góp ý xây dựng Nghị quyết 68, đã có không ít băn khoăn rằng, các đề xuất mạnh mẽ sẽ khó được chấp thuận.

Tin cùng chuyên mục

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Theo Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc, Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là cú huých cho báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp.
Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Ngô Quyền Thế (Thế lòng se điếu), chủ quán Lòng Chát đang nhận những thứ rất 'chát' sau màn 'bon mồm' quảng cáo 'lố' về bộ lòng se điếu dài 40 mét gây sốc.
Người tiêu dùng nói gì về

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'

Khi chủ nhân của clip lòng xe điếu thừa nhận “nói quá” và mục đích chính là để quảng cáo, người ta mới "ngã ngửa" bởi ngay cả quán lòng cũng quảng cáo lố...
Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68 đưa ra ba đột phá lớn: Xóa rào cản, bảo vệ pháp lý, khơi thông nguồn lực, tạo nền tảng để kinh tế tư nhân bứt phá mạnh mẽ.
Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Luật Hóa chất (sửa đổi) được trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đóng vai trò quan trọng xây dựng một ngành công nghiệp mang tính nền tảng quốc gia.
Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Với tinh thần chủ động, lực lượng trẻ ngành Công Thương sẽ tiếp tục là đội ngũ đi đầu trong công cuộc hiện đại hóa, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế...
Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Ngày 8/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai'

Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai".
Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Ngày 7/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Với nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, Nghị quyết 68-NQ/TW đã truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân.
Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) là dịp tôn vinh ý chí kiên cường, sức mạnh đoàn kết và trí tuệ sáng tạo của dân tộc Việt Nam.
Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Ngày 6/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Sáng 6/5, Thanh tra Chính phủ đã làm việc với Bộ Công Thương về công tác bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ.
Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị kế thừa các nghị quyết trước đây thực sự đóng vai trò cú huých phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới.
Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã nhắc đến Việt Nam trong kế hoạch kinh doanh, điều đó càng chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt của môi trường đầu tư Việt Nam.
Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh, mới đây, Đại học Văn Lang đã lan toả những hình ảnh đẹp của các sinh viên tham gia các hoạt động của đại lễ 30/4.
Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Muốn thương hiệu mạnh, doanh nghiệp phải bắt đầu từ bảo hộ sở hữu trí tuệ. Bài học từ gạo ST25 cho thấy: Mất quyền sở hữu, đồng nghĩa đánh mất thị trường.
Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Chứng kiến cảnh mấy sinh Văn Lang vô lễ, to tiếng xua đuổi hai cựu chiến binh, nữ sinh Nhân Văn bật khóc và nhanh chóng cùng nhóm bạn nhường chỗ cho hai bác
Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân được xác lập là chiến lược phát triển, mang giá trị nhân văn bao trùm xã hội, trở thành động lực trỗi dậy khi các khu vực khác đang chững lại.
Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp
‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Chuyện cậu sinh viên Đại học Văn Lang vô lễ chỉ là rất cá biệt. Ngược lại trong dịp đại lễ lần này, chúng ta thấy đã bùng cháy lẽ sống biết ơn của người trẻ.
Mobile VerionPhiên bản di động