Gia Lai: Thúc đẩy liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Nhiều hợp tác xã liên kết sản xuất với người dân, doanh nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững ở Gia Lai.
Ninh Thuận: Phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc Liên kết sản xuất- tiêu thụ: Mô hình phát triển kinh tế hay cho bà con dân tộc thiểu số

Hướng đi bền vững

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành Nghị quyết số 97/2018/NQ-HĐND ngày 6/12/2018 về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh cũng ban hành Quyết định số 376/QĐ-UBND ngày 7/8/2018 phê duyệt danh mục dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2018-2020.

Đến ngày 28/2/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục có Quyết định số 80/QĐ-UBND ban hành danh mục các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

Việc hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Ông Dương Mah Tiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai - cho biết: Trong giai đoạn 2018-2022, toàn tỉnh Gia Lai có 122 dự án liên kết đã được thẩm định, phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện (1 dự án cấp tỉnh và 121 dự án cấp huyện). Tổng kinh phí thực hiện các dự án gần 289 tỷ đồng, trong đó, ngân sách nhà nước 85,7 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp, Hợp tác xã đóng góp gần 15 tỷ đồng, vốn người dân đóng góp 188,3 tỷ đồng. Trong số các dự án liên kết được phê duyệt, triển khai thực hiện có 88 Hợp tác xã nông nghiệp và 34 doanh nghiệp tham gia, chủ trì chuỗi liên kết. Sự hình thành và phát triển các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trở thành hướng đi bền vững.

Gia Lai: Thúc đẩy liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Trồng dâu nuôi tằm không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, phù hợp với điều kiện sản xuất của người dân huyện Chư Sê (Gia Lai)

Hiện tổng kinh phí hỗ trợ và giải ngân cho các dự án liên kết giai đoạn 2018-2022 là hơn 59,1 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, đạt 69% kế hoạch. "Sự hình thành và phát triển các mô hình liên kết chuỗi, liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm bước đầu đã góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất của người dân, chất lượng sản phẩm hàng hóa được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý. Các chính sách được thực hiện công khai, minh bạch từ việc xác định đối tượng tham gia, đối tượng hỗ trợ đến việc phân bổ vốn và kiểm tra, giám sát của các cơ quan, cộng đồng, người dân, đặc biệt là sự giám sát, phản biện của Hội đồng nhân dân và Mặt trân Tổ quốc các cấp" - ông Tiệp thông tin.

Cùng với đó, các doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia có được nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định, chất lượng; giải quyết đầu ra sản phẩm cho nông dân thông qua các hợp đồng liên kết, tạo việc làm cho người dân nông thôn. Một số dự án đã tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng phục vụ người tiêu dùng. Việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp giúp hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường.

Kinh nghiệm từ địa phương

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo nhận định của ông Dương Mah Tiệp, thực tế triển khai thực hiện chính sách này trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Điển hình, huyện Chư Sê (Gia Lai) hiện đã hình thành 2 dự án liên kết sản xuất gồm: Dự án trồng dâu nuôi tằm liên kết giữa Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Mang Yang với 64 hộ dân và Dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nhãn Hương Chi theo chuỗi giá trị liên kết giữa Hợp tác xã Nông - lâm nghiệp và dịch vụ Trường Xuân với 100 hộ dân từ sau 5 năm triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP.

Theo ông Nguyễn Văn Hợp - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chư Sê, sau thời gian hình thành 2 dự án liên kết sản xuất đã bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục, đó là thiếu những Hợp tác xã, doanh nghiệp đủ lớn để đứng ra chủ trì liên kết. Các hợp đồng liên kết cũng còn bất cập, chưa chặt chẽ, thiếu sự cam kết giữa các chủ thể tham gia nên dễ bị phá vỡ. Thực tế đã có trường hợp giá thị trường tăng hơn giá hợp đồng ký kết nên người sản xuất không bán sản phẩm cho doanh nghiệp mà bán thẳng ra thị trường.

Trước tình trạng này, ông Hợp cho rằng các ngành chức năng tiếp tục hỗ trợ tập huấn, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho nông dân về những lợi ích của việc tham gia liên kết; có chính sách hỗ trợ các khâu sơ chế, chế biến, nhãn mác hàng hóa, truy xuất nguồn gốc, thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, mong muốn Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cố gắng làm cầu nối liên kết giữa doanh nghiệp, Nhà nước và người dân.

Bên cạnh đó, vẫn còn 1 số bất cập như: chính sách hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết có tỷ lệ đối ứng cao (70%) nên nhiều doanh nghiệp, nhiều Hợp tác xã chưa mặn mà; việc đầu tư hạ tầng sử dụng nguồn vốn sự nghiệp hay nguồn vốn đầu tư phát triển chưa được quy định cụ thể ở trung ương, gây khó khăn trong việc thẩm định hỗ trợ các nội dung trong cùng một dự án mà phải sử dụng từ 2 nguồn vốn khác nhau (vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp).

Ngoài ra, các nội dung thực hiện hỗ trợ theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP như hỗ trợ hạ tầng, giống, vật tư, bao bì được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Đấu thầu nên thủ tục thanh quyết toán phức tạp...

Nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn này, ông Dương Mah Tiệp đề nghị các sở, ngành và đơn vị có liên quan tiếp tục tuyên truyền, lồng ghép nội dung này vào các chương trình, hội nghị, hội thảo, các buổi sinh hoạt của các tổ chức đại diện cho hộ nông dân như Hợp tác xã, tổ hợp tác, qua đó làm rõ sự cần thiết về chuỗi giá trị trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện nay, lợi ích, hiệu quả kinh tế từ việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Cùng với đó, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần đầu tư nâng cao chất lượng các Hợp tác xã nông nghiệp hiện có, xây dựng và hỗ trợ những Hợp tác xã này trở thành trung tâm liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp để thực hiện chuỗi giá trị sản xuất từ đầu vào đến đầu ra và tiêu thụ sản phẩm, gắn với ứng dụng công nghệ cao; chọn lọc sản phẩm chủ lực, chất lượng để hỗ trợ phát triển liên kết; tổ chức nhân rộng các mô hình, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả cao giúp nông dân định hướng trong sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại.

"Các Hợp tác xã, doanh nghiệp tiếp tục phát huy tối đa vai trò nòng cốt trong thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, áp dụng quy trình, công nghệ sản xuất nông sản an toàn theo hướng hữu cơ, góp phần chuyển dịch và cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo định hướng chung của tỉnh" - Ông Tiệp đề nghị.

Nhật Khôi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử”
Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Nhờ nguồn vốn Chương trình 1719, 100% xã của huyện Bắc Yên (Sơn La) có đường đến trung tâm được trải nhựa, đổ bê tông; 73,1% số xã có trường, lớp học kiên cố.
Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã thực hiện phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia cho các địa phương đảm bảo theo quy định.
Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Dự án "Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La thông qua nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng" được triển khai đã và đang mang lại hiệu quả lớn.
Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Với nhiều cách làm sáng tạo, việc đưa con chữ đến từng bản làng đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chuỗi hoạt động hấp dẫn diễn ra từ nay đến 1/1/2025.
Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Ngày 29/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mai Sơn (Sơn La) đã bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn của xã Chiềng Kheo.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Đây là đề xuất tại Hội thảo Dân tộc học năm 2024 nhằm làm rõ lý luận về quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia - dân tộc trong phát triển kinh tế.
Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Các không gian đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng mang đến trải nghiệm ấn tượng về miền đất, con người và du lịch tỉnh Lai Châu.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động