Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

Ưu đãi từ Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Gia Lai tận dụng hiệu quả, với kinh ngạch xuất khẩu vào thị trường EU tăng cao 60-70%
Gia Lai: Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Xuất khẩu cà phê tăng mạnh 158,3% Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Thị trường xuất khẩu trọng điểm

Là doanh nghiệp xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai, năm 2023, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp đã xuất khẩu trên 100 ngàn tấn cà phê với kim ngạch hơn 200 triệu USD. Ông Thái Như Hiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty cho biết, Vĩnh Hiệp đã liên kết sản xuất trên diện tích 25 ngàn ha cà phê. Mỗi năm, sản lượng đạt khoảng 75 ngàn tấn. Để phục vụ xuất khẩu, Công ty còn thu mua lại từ các doanh nghiệp, đại lý khác. Thị trường xuất khẩu của Công ty đã mở rộng ra hơn 40 nước trên thế giới, trong đó, thị trường châu Âu chiếm khoảng 60%.

Theo ông Hiệp, Gia Lai đang tăng tốc để phát triển và mở rộng vùng nguyên liệu trọng điểm, trong đó có sự hỗ trợ của Nhà nước để liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm giữ ổn định vùng nguyên liệu sạch, sản xuất có trách nhiệm và thực hiện đảm bảo các yêu cầu mà các nước nhập khẩu quy định, nhất là quy định về giảm phát thải khí nhà kính và phát triển ngành hàng cà phê tránh phá rừng của châu Âu (EUDR).

“Qua 14 năm tham gia chương trình sản xuất bền vững, Vĩnh Hiệp đã nỗ lực trở thành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê có trách nhiệm hàng đầu của Việt Nam. Đây là sự đóng góp rất quan trọng của người nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức chứng nhận 4C, RA, CDC, góp phần khẳng định cà phê Robusta của Việt Nam trên thị trường quốc tế”, ông Hiệp cho hay.

Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Gia Lai đều có nhà máy chế biến quy mô công nghiệp và hệ thống kho chứa được đầu tư nâng cấp, mở rộng hàng năm

Trong khi đó, ông Phạm Văn Trình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Công ty cổ phần Tín Thành Đạt thông tin, năm 2023, Công ty thu mua và bán ra thị trường khoảng 50 ngàn tấn cà phê các loại. Trong đó, 30 ngàn tấn được xuất khẩu với kim ngạch đạt khoảng 75 triệu USD.

Năm nay, việc xuất khẩu gặp thuận lợi khi giá cà phê tăng, hiện dao động trong khoảng 2.500-2.700 USD/tấn. Thị trường xuất khẩu được mở rộng ra nhiều nước, nhất là khối châu Âu với kim ngạch chiếm khoảng 70%, còn lại là thị trường châu Á và các thị trường khác. “Để đảm bảo đủ nguồn hàng xuất khẩu, từ năm 2015 đến nay, Công ty đã liên kết với 3.500 nông hộ ở Ia Grai, Chư Păh sản xuất cà phê bền vững trên diện tích khoảng 10.000 ha. Với việc sản xuất cà phê bền vững theo các chứng nhận tiêu chuẩn 4C, Rainforest giúp sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của thị trường nhập khẩu”, ông Trình chia sẻ.

Cũng theo ông Trình, năm 2024, thị trường cà phê trên toàn cầu tiếp tục phát đi tín hiệu tốt khi nhu cầu tiêu dùng trên thế giới tăng. Đặc biệt, ở các quốc gia châu Âu khi doanh nghiệp ngày càng tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Năm 2024, Công ty sẽ mở rộng thị trường và dự kiến xuất khẩu khoảng 40 ngàn tấn cà phê, tương ứng kim ngạch khoảng 100 triệu USD.

Nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

Theo Sở Công Thương Gia Lai, toàn tỉnh hiện có hơn 87.000ha cà phê thương mại, tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm như Đăk Đoa, Ia Grai, Chư Prông, Chư Păh, Mang Yang, Đức Cơ, Kbang, Chư Sê và Chư Pưh. Hiện nay, nông dân các địa phương đang chú trọng đến việc thu hái cà phê đảm bảo tỷ lệ quả chín, điều này sẽ giúp người trồng cà phê được lợi từ 15 - 20% sản lượng so với hái xanh. Bên cạnh đó, dù giá cà phê đang nằm ở mức cao, song sản lượng cà phê niên vụ này dự kiến giảm khoảng 15%. Với trạng thái thiếu hụt nguồn cung thì giá có thể duy trì ở mức cao kể từ thời điểm tháng 5/2024 trở đi.

Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU
Cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai

Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai ước đạt 680 triệu USD, tăng 3,03% so với năm 2022. Trong đó, mặt hàng cà phê tiếp tục dẫn đầu khi chiếm 72% tổng kim ngạch xuất khẩu, sản lượng đạt 240 ngàn tấn, tương ứng kim ngạch 490 triệu USD (tăng 1,27% về lượng, tăng 4,26% về giá trị so với năm ngoái). Hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 30 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang thị trường 50 quốc gia, trong đó, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu nông sản chiếm trên 40%.

Ông Phạm Văn Binh, Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai cho biết, mặc dù tỉnh chỉ có một vài doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhưng đều là các doanh nghiệp lớn, có uy tín trên thị trường quốc tế như: Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoa Trang, Công ty cổ phần Tín Thành Đạt, Công ty TNHH Thương mại và chế biến Louis Dreyfu Company Việt Nam (doanh nghiệp FDI).

“Các doanh nghiệp này đều có nhà máy chế biến quy mô công nghiệp và hệ thống kho chứa được đầu tư nâng cấp, mở rộng hàng năm. Việc đầu tư đổi mới công nghệ, chú trọng áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, chế biến được các doanh nghiệp chú trọng để tạo nguồn hàng nông sản chất lượng, đáp ứng yêu cầu của những thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, đặc biệt là EU. Cùng với đó, tác động của các Hiệp định thương mại tự do, nhất là EVFTA đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu”, ông Binh cho hay.

Năm 2024, tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD, tăng 10% so với năm 2023. Để đạt mục tiêu này, theo Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai, ngành đã đề ra nhiều giải pháp quan trọng như tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện các biện pháp xây dựng các chuỗi liên kết từ trồng trọt, chế biến đến tiêu thụ, đảm bảo chất lượng hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

Đồng thời, nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu thông qua việc xây dựng thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý của tỉnh; hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, kỹ thuật canh tác cây trồng cho năng suất, chất lượng cao; đổi mới công nghệ chế biến sâu nhằm tăng giá trị hàng nông sản.

Bên cạnh đó, ngành Công Thương Gia Lai sẽ hỗ trợ thông tin để doanh nghiệp và người dân tiếp cận các nguồn vốn vay, các gói hỗ trợ vay khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chứng nhận cần thiết cho hàng xuất khẩu như: Xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, trình tự thủ tục cấp mã số vùng trồng, thủ tục thông quan hàng hóa, cấp C/O...

“Chúng tôi sẽ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia chương trình xúc tiến thương mại, triển lãm quốc tế, kết nối giao thương ở nước ngoài; nâng cao hiệu quả công tác thông tin về các thị trường xuất khẩu trọng điểm, chú trọng các quốc gia tham gia EVFTA…”, ông Binh nhấn mạnh.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Sau hơn 3 năm thực thi, theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam - ông Olivier Brochet, lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn.
Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện FTA Việt Nam - Israel

Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện FTA Việt Nam - Israel

Bộ Tài chính đề xuất, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong thực hiện FTA Việt Nam - Israel sẽ giảm dần từ nay đến năm 2027.
Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Công tác phối hợp giữa 3 Bộ trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản chủ lực được thực hiện ráo riết trong thời gian qua.
Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hai năm thực thi RCEP, chi phí thương mại trong khu vực đã giảm đáng kể, chuỗi cung ứng đã liên kết chặt chẽ hơn, mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.

Tin cùng chuyên mục

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Với nhiều cơ hội theo các cam kết mang lại, song sau 5 năm dư địa thị trường từ Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn.
Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam tăng trưởng, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Nhằm cải thiện công tác tuyên truyền, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, Cổng FTAP đang đẩy mạnh hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp.
Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Tuy nông sản luôn gia tăng về số lượng và giá trị xuất khẩu, nhưng lượng hàng hóa mang thương hiệu Việt xuất khẩu sang thị trường EU còn khá khiêm tốn.
Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Các thông tin, dữ liệu trên Cổng FTAP được hiển thị dưới dạng song ngữ Việt - Anh giúp cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước hiểu thêm về nhau.
Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Trong Hiệp định RCEP, các cam kết về thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại được quy định nhằm thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch.
Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cùng với các Bộ ngành khác, Bộ Công Thương thực hiện đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại trên Cổng FTAP.
Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng thông tin FTAP cung cấp thông tin, hỗ trợ tối đa các cơ hội do các Hiệp định thương mại tự do mang lại tới doanh nghiệp.
Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Cơ hội Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mang lại song hành cùng các khó khăn và thách thức cho doanh nghiệp, ngành hàng.
Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Từ kết quả khảo sát FTA Index, khuyến nghị đưa ra đối với doanh nghiệp là tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin yêu cầu của thị trường.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Hiện các cam kết về lao động, công đoàn của Việt Nam trong các FTA cũng như Hiệp định EVFTA cơ bản đã được nội luật hoá trong hệ thống pháp luật.
Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Chuyển đổi xanh không còn là xu hướng mà là yêu cầu tất yếu đối với nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là dệt may trước yêu cầu phát triển chung của toàn cầu.
FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

Bộ chỉ số FTA Index sẽ là cơ sở quan trọng để Chính phủ và Quốc hội chỉ đạo, giám sát thực hiện FTA của các địa phương; là biện pháp cần thiết để tận dụng FTA.
Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Hiệp định EVFTA đã giúp xóa bỏ hoặc có lộ trình xoá bỏ hạn ngạch thuế quan từ ngày 1/8/2020 đối với khá nhiều sản phẩm giày dép của Việt Nam.
Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Các cam kết về thương mại điện tử trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm tăng cường mở cửa thị trường thông qua ứng dụng điện tử.
Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái được cho là giải pháp cấp thiết giúp ngành cà phê nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu thị trường, tận dụng tốt EVFTA.
Cổng FTAP - giao diện thân thiện, khoa học, tạo thuận lợi và tiện ích cho người dùng

Cổng FTAP - giao diện thân thiện, khoa học, tạo thuận lợi và tiện ích cho người dùng

Cổng FTAP là địa chỉ cung cấp công cụ tra cứu trực tuyến thông minh với giao diện thân thiện, khoa học, tạo sự thuận lợi và tiện ích cho người sử dụng.
FTA Index: Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

FTA Index: Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

FTA Index kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA của chính quyền địa phương đối với doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.
Cổng FTAP khởi động các chuyên mục thông tin về Hiệp định CPTPP

Cổng FTAP khởi động các chuyên mục thông tin về Hiệp định CPTPP

Chỉ với một click chuột, ở bất cứ đâu, khi có nhu cầu, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm hiểu về Hiệp định CPTPP trên Cổng thông tin FTAP.
Bàn chiến lược xuất khẩu quế "đường dài" ở các thị trường FTA

Bàn chiến lược xuất khẩu quế "đường dài" ở các thị trường FTA

Nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp ngành quế ở Quảng Nam tận dụng tốt hơn các FTA đã được đề Hội thảo diễn tại Quảng Nam hôm nay (21/12)
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động