Gà nuôi thả tự nhiên vùng miền núi: Vẫn là của hiếm!

Với những giá trị như: Hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt săn chắc, thơm ngon..., gà do đồng bào dân tộc nuôi ở khu vực miền núi thường được khách sành ăn lùng mua với giá cao gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi, gấp 3 so với gà chăn nuôi công nghiệp.
Bà con dân tộc Mông mang gà tới chợ Mèo Vạc (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) để bán

Bà con dân tộc Mông mang gà tới chợ Mèo Vạc (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) để bán

CôngThương - Gà ngon – đặc sản của vùng miền núi

Có mặt tại chợ Dào San – khu chợ tập trung mua bán phục vụ bà con dân tộc 8 xã biên giới thuộc huyện Phong Thổ, Lai Châu từ sáng sớm, nhưng chúng tôi cũng khó tìm mua được một vài con gà là sản vật của bà con người dân tộc Dao, dân tộc Hà Nhì ở đây mang bán. Hỏi ra mới biết, các lái buôn đã tập trung đón ở những đường rẽ vào chợ và thu mua hết bất kì con gà nào mà bà con mang tới chợ bán. Những chú gà của bà con lông không óng mượt như gà nuôi trang trại, nhưng bù lại con nào con ấy nhanh thoăn thoắt với cặp đùi săn chắc, đôi chân cứng cáp. Trong khi giá gà lông ở Hà Nội chỉ dao động từ 60.000 đến 100.000 đồng/kg (tùy loại gà), thì giá gà bán tại chợ Dào San đã lên tới 150.000 đồng/kg, mà tìm mua vẫn không dễ. Cán bộ người địa phương cho biết, gà của bà con người dân tộc ở đây 100% là thả tự do ở các bãi sắn, nương ngô, tự kiếm ăn cả ngày nên tập tính còn tương đối hoang dã. Thức ăn của gà chủ yếu là giun, dế, ngô, thóc… nhờ vậy nênda gà dày giòn, thịt săn chắc nhưng không dai, ít mỡ, thịt thơm và có vị ngọt đậm.

Sản phẩm gà H’Mông do đồng bào Mông sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc nuôi cũng là một trong những loại gà thường xuyên đắt khách. Sản vật này cũng là niềm tự hào của đồng bào Mông. Với bề ngoài nhỏ bé (1,8 - 2 kg), gà H’Mông thoạt trông rất giống gà rừng, nhưng chân chúng đen hoàn toàn, xương đen, thịt đen, phủ tạng đen và da ngăm đen. Không chỉ rất ngon khi chế biến các món ăn, gà H’Mông còn là nguyên liệu cho nhiều vị thuốc. Giá gà H’Mông lông khá cao, gần 200.000 đồng/kg.

Trong điều kiện thực phẩm nuôi, trồng công nghiệp với nguyên liệu chăn nuôi, phân bón có hàm lượng hóa chất cao đang từng ngày đe dọa sức khỏe người tiêu dùng, thì nhu cầu mua được các sản phẩm nuôi trồng tự nhiên cao hơn bao giờ hết. Đây cũng chính là lý do khiến gà của đồng bào luôn là sự lựa chọn của người tiêu dùng sành ăn, có điều kiện và ý thức cao về sức khỏe.

Mua được gà chăn thả tự nhiên - không dễ!

Cũng do chăn thả tự nhiên, nên các loại gà do bà con dân tộc nuôi cả năm mới có thể xuất bán, với giá bán khoảng 150.000 đồng/kg, bán vài con gà, nhiều gia đình đã có một khoản nho nhỏ để trang trải.

Tuy nhiên, nhiều chuyến công tác miền núi đã giúp chúng tôi nhận ra rằng, mua được gà do đồng bào dân tộc nuôi thả tự nhiên không dễ, nhiều người tưởng mình đã được ăn gà H’Mông, gà ri nuôi tự nhiên, nhưng sự thực lại hoàn toàn không phải.

Anh Vàng A Khứ, bản Tà Số, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu cho biết: Gia đình anh cũng thả trên nương đàn gà khoảng chục con gà H’Mông, để gia đình sử dụng mỗi khi lễ Tết, cúng lễ. Nếu muốn bán cũng không cần mang ra chợ, có người đến mua tận nơi mua. Theo lời anh Khứ kể thì tại các bản làng xa xôi, thường xuyên có một số người buôn hàng hóa dưới xuôi lên bán, sau đó kết hợp mua lại các sản phẩm do bà con nuôi trồng để về dưới xuôi bán cho các nhà hàng hoặc người quen. Chính vì vậy, rất ít khi các sản phẩm gà ngon, chăn thả tự nhiên được đặt chân tới chợ. Ngay chính người Mông nhiều khi cũng không ăn thịt gà do mình tự nuôi, mà đem bán để lấy tiền mua các loại thức ăn giá rẻ hơn.

Lời kể của anh Khứ giống với những gì chúng tôi đã chứng kiến trên thực tế. Đơn cử như ở huyện Phong Thổ, tới xã Vàng Ma Chải, cách Hà Nội gần 500 km, nhưng nếu không có cán bộ địa phương chỉ dẫn thì việc khách hàng vào quán ăn phải thịt gà Trung Quốc hay gà dưới xuôi mang lên là hoàn toàn có thể. “Có những con gà phải đặt trước mới có, thậm chí chủ quán chỉ bán cho những khách hàng thân thiết” - một cán bộ địa phương cho hay.

Hay với loại gà H’Mông, đến nay đã có nhiều kênh phân phối thông qua mạng Internet nhưng chủ yếu sản phẩm bán ra vẫn là gà giống H’Mông được nhân rộng ở các trang trại phía Bắc. Mặc dù thịt gà cũng khá ngon nhưng so với gà H’Mông của đồng bào Mông thả trên nương mà chúng tôi đã có dịp thưởng thức ở mấy huyện vùng cao của Hà Giang thì... vẫn còn thua xa.

Câu chuyện về những con gà của đồng bào là câu chuyện nhỏ, nhưng nó cũng phần nào cho thấy, giống như nhiều giá trị văn hóa đang tồn tại ở các dân tộc cư trú nơi vùng sâu, vùng xa; phải đi sâu, ở lâu mới hiểu hết. Có những thứ chỉ thực sự giá trị khi nó được hình thành từ những nhọc nhằn, gian khó của đời sống. Giống như những chú gà ri, gà H’Mông kia, thịt của chúng ngon sở dĩ bởi chúng được lớn lên từ môi trường thoáng đãng của trời đất, được nuôi dưỡng bằng chính những gì tự nhiên có. Những vật nuôi này là niềm tự hào của bà con dân tộc, nhưng chính cách thức chăn nuôi này cũng đang đặt ra một vấn đề: Chăn thả tự nhiên, không có quy mô sản xuất lớn, thu nhập của nhiều bà con dân tộc bao giờ mới được nâng lên?

P.V

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 không chỉ là dịp hội tụ văn hóa, mà còn là cơ hội quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp từ chính sách đến hành động nhằm tạo dựng thị trường cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Cùng với trái nhãn đã làm nên thương hiệu, sản phẩm long nhãn Sơn La cũng là một sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, làm đa dạng sản phẩm địa phương.
Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Được mệnh danh là “vàng xanh” của vùng đất khó Hà Giang, chè Shan tuyết đang giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao thu nhập, giảm nghèo.
Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Nhiều sản phẩm, hàng hoá vùng dân tộc như trà shan tuyết, bánh chưng gù Hà Giang, cà phê Đắk Lắk, thổ cẩm Cao Bằng… 'đắt khách' tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025.
Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Để phát triển bền vững, việc xây dựng thương hiệu và tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm mật ong được tỉnh Cao Bằng xác định là việc vô cùng cấp thiết.
Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Từng là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) nay đang đổi thay từng ngày nhờ một loại cây trồng - cây đào tiên.
Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng… phụ nữ Cơ Tu tại tỉnh Quảng Nam, Huế dần tận dụng mạng xã hội thành kênh quảng bá, tiêu thụ nông đặc sản miền núi hiệu quả.
Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Những năm gần đây, cây mía không chỉ là cây trồng chủ lực mà còn trở thành “cây hái ra tiền” giúp nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đổi đời.
Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Quảng bá để tăng hiệu quả tiêu thụ là giải pháp Đắk Lắk triển khai nhằm nâng cao giá trị cho nông sản của bà con vùng dân tộc thiểu số địa phương.
Mobile VerionPhiên bản di động