EU nới lỏng quy định đối với mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam
Thương mại 12/06/2023 08:39 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đề nghị EU từng bước bỏ kiểm soát EO trong mì ăn liền Tìm giải pháp để EU loại bỏ yêu cầu chứng thư an toàn thực phẩm với mì ăn liền Việt Nam |
Từ ngày 27/6, các mặt hàng mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường EU sẽ không bị bắt buộc phải đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 7/6, Liên minh châu Âu (EU) đã đăng công báo sửa đổi Quy định 2019/1973 về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU. Theo đó, EU đã chính thức đưa các loại mì ăn liền của Việt Nam từ phụ lục II (kiểm soát bằng chứng thư an toàn thực phẩm và kiểm soát tại cửa khẩu) sang phụ lục I với tần suất kiểm tra tại biên giới là 20%.
![]() |
Theo đó, EU đã chính thức đưa các loại mì ăn liền của Việt Nam từ phụ lục II (kiểm soát bằng chứng thư an toàn thực phẩm và kiểm soát tại cửa khẩu) sang phụ lục I với tần suất kiểm tra tại biên giới là 20%. ảnh Minh họa |
Cũng tại Quy định này, ớt chuông từ Việt Nam vẫn nằm trong phụ lục I với tần suất kiểm tra 50% tại cửa khẩu. Đậu bắp và thanh long vẫn nằm trong phụ lục II với tần suất kiểm tra tương ứng là 50% và 20%. Điều này có nghĩa là các mặt hàng nông nghiệp không có thay đổi so với quy định của 6 tháng trước.
Với những nỗ lực của mình, chỉ 6 tháng sau khi EU thông qua quy định kiểm soát khẩn cấp đối với các loại bún, miến, mì của Việt Nam (hiệu lực từ ngày 1/1/2022), Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU đã thành công thuyết phục EU đưa bún, miến, các sản phẩm từ gạo ra khỏi danh mục quản lý an toàn thực phẩm và 18 tháng sau thì thành công đưa mì ăn liền từ phụ lục II (kiểm soát theo chứng thư và tại cửa khẩu) sang phụ lục I (kiểm soát tại cửa khẩu).
Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn và kịp thời của Bộ Công Thương trong công tác kiểm soát an toàn thực phẩm cũng như tích cực hỗ trợ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU, Trần Ngọc Quân, việc EU vẫn duy trì kiểm soát tại cửa khẩu với tần suất 20% đòi hỏi Việt Nam luôn phải duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đối với mì ăn liền.
Nếu trong 6 tháng cuối năm 2023, mì ăn liền của Việt Nam xuất khẩu vào EU có nhiều vụ vi phạm quy định an toàn thực phẩm thì lộ trình tiếp theo của EU sẽ là tăng giám sát lên mức 50% tại cửa khẩu và sau đó là đưa quay lại phụ lục II.
Điều này buộc các doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền của Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của EU, liên tục kiểm soát tốt an toàn thực phẩm, kể cả xem xét áp dụng các biện pháp tự nguyện như tự xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm uy tín đối với các lô hàng mì ăn liền xuất khẩu vào EU.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia nổi tiếng sản xuất mì ăn liền. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, vẫn chưa thành công thuyết phục EU bỏ giám sát chất lượng và hiện nay vẫn nằm ở phụ lục I với tần suất kiểm tra 20% như Việt Nam./.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thị trường ASEAN: Từ các sáng kiến đến hành động hỗ trợ doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam tăng trưởng trở lại

Tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng: Cần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Indonesia mở thầu 543.000 tấn gạo, giá gạo xuất khẩu dự báo sẽ tăng

Giá tăng cao, xuất khẩu cà phê có thể đạt 4,5 - 5 tỷ USD trong năm 2024
Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Belarus

Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc tăng kỷ lục

Hải Phòng tham khảo mô hình khu thương mại tự do và khu phi thuế quan

Nâng cao hiệu quả quảng bá nông sản Việt Nam tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi

11 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn ước đạt hơn 4,5 tỷ USD

Vietnam Medipharm Expo 2023: Điểm hẹn giao thương của các doanh nghiệp ngành y dược

Xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ vượt mốc 100 tỷ USD

Giá xuất khẩu cà phê được dự báo sẽ tăng đến tháng 4/2024

Đà Nẵng: Hơn 4.000 đơn vị tham gia khuyến mại kích cầu mua sắm

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc vượt mốc 150 tỷ USD

Infographics | 11 tháng, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6%

“Vết sẹo” của ngành lúa gạo Việt

Thị trường Trung Đông chỉ chiếm 1,3% kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam

Hướng dẫn xuất khẩu thành công cho doanh nghiệp nữ

Sản lượng giảm, giá cà phê dự báo sẽ tiếp tục tăng cao

Điểm tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 11 tháng

Mục tiêu năm 2025 có 50% cơ sở đại học triển khai đào tạo thương mại điện tử

Việt Nam là thị trường cung cấp quả chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Móng Cái tăng cao
