Tìm giải pháp để EU loại bỏ yêu cầu chứng thư an toàn thực phẩm với mì ăn liền Việt Nam
An toàn thực phẩm 24/03/2023 23:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đề nghị EU từng bước bỏ kiểm soát EO trong mì ăn liền Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo sản phẩm Mì ăn liền Gấu Đỏ do có mối nguy chất cấm EO |
Buổi làm việc có sự tham gia của Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ và đại diện 8 doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang EU cùng 02 đơn vị kiểm nghiệm.
Theo đó Vụ Khoa học và Công nghệ cùng cùng các đơn vị của Bộ Công Thương đã làm việc với các doanh nghiệp liên quan đến các giải pháp nhằm kiểm soát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm mì ăn liền sang EU trong 6 tháng đầu năm 2023 và thời gian tiếp theo.
![]() |
Vụ Khoa học và công nghệ cùng các đơn vị của Bộ Công Thương họp với các doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền vào EU |
Trước đó, từ tháng 2/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam vào diện áp dụng quy định Regulation (EU) 2019/1793 để kiểm soát dư lượng ethylene oxide.
Thời gian qua, với sự nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, phiên họp Kỹ thuật của Tổng vụ An toàn và sức khỏe (SANTE) của Ủy ban Châu Âu trong tuần từ 9-16 tháng 2 năm 2023 đã ghi nhận bước đầu thành công của Việt Nam trong kiểm soát an toàn thực phẩm với mì ăn liền.
Cụ thể, tính đến tháng 2/2023, Bộ Công Thương đã cấp 3.170 HC (Health certificate-Chứng thư) được cấp vào thị trường EU thông qua 21 cảng, trong đó quốc gia có số lượng HC nhiều nhất là Đức (1.715 HC).
Với nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương và doanh nghiệp, trong 6 tháng cuối năm 2022, EU không phát hiện vụ vi phạm nào của Việt Nam với mì ăn liền và được Tổng vụ SANTE ghi nhận trong phiên họp Kỹ thuật trong tuần từ ngày 09 đến ngày 16 tháng 02 năm 2023.
![]() |
Bộ Công Thương thời gian qua đã có nhiều nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp trong cấp chứng thư |
Điều này đã minh chứng những nỗ lực của Bộ Công Thương trong việc cấp chứng thư cho các doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền. Đồng thời cũng cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã chấp hành rất tốt các quy định về an toàn thực phẩm của các thị trường xuất khẩu.
Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết: “Do Việt Nam đã quản lý tốt xuất khẩu mỳ ăn liền vào EU sáu tháng cuối năm 2022 nên Ủy ban châu Âu đã đề nghi đưa Mỳ ăn liền từ Phụ lục II - yêu cầu có chứng thư và kiểm soát 20% tại cửa khẩu sang Phụ lục 1- kiểm soát tại cửa khẩu EU với tần suất 20%, không yêu cầu có chứng thư). Tuy nhiên, đề xuất này cần được đại diện các nước thành viên thông qua vào cuối tháng 4/2023”.
Trên thực tế, để đưa mì ăn liền của Việt Nam từ Phụ lục II sang Phụ lục I cần nỗ lực rất lớn của Bộ và các doanh nghiệp xuất khẩu mỳ trong việc kiểm soát chất lượng để từ đó nâng cao uy tín của hàng hóa Việt Nam vào EU và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường EU.
Để thực hiện được điều này, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị kiểm nghiệm tiếp tục thực hiện tốt các quy định kiểm nghiệm theo các tiêu chuẩn của EU. Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm soát chuỗi cung ứng sản xuất, đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm của EU và các thị trường xuất khẩu.
Các doanh nghiệp xuất khẩu Mì ăn liền lớn như: Công ty CP Acecook Việt Nam; Công ty CP Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (VIFON), Công ty CP Thực phẩm Á Châu… cũng đã cam kết kiểm soát tốt chuỗi cung ứng, đảm bảo không sử dụng EO (Ethylen Oxide) trong bất kể khâu nào của sản xuất và sản phẩm khi xuất khẩu sang EU theo Quy định số (EU) 2021/2246, ban hành ngày 15/12/2021, sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào thị trường EU.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Không phát hiện chất cấm Salbutamol trong các mẫu kiểm tra

Đồng Nai: Nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm

Liên tiếp xuất hiện các ca ngộ độc sau ăn chả lụa: Cơ sở sản xuất chưa có giấy phép

Ngành Công Thương Sơn La: Tăng cường công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trong năm 2023

Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai tháng hành động vì An toàn thực phẩm
Tin cùng chuyên mục

Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm cho du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Mỗi năm cả nước phát hiện gần 30.000 vụ vi phạm an toàn thực phẩm

Hà Tĩnh: Uống sữa miễn phí ở trường… 6 học sinh đau bụng, nôn ói

Liên tiếp phát hiện các vụ thực phẩm bẩn ở Bắc Ninh, Bắc Giang

Hải Phòng: Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm

Năm 2023: Cao Bằng đẩy mạnh kiểm soát an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp và bếp ăn tập thể

Bộ Công Thương: Ban hành Chỉ thị đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Hà Nội: Tăng cường trách nhiệm quản lý các cấp về an toàn thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Hưởng ứng Tháng An toàn thực phẩm

Quảng Ninh: 915 cơ sở bị xử phạt do vi phạm an toàn thực phẩm trong quý I/2023

Hà Nội: Lại nguy kịch do ngộ độc rượu methanol và cảnh báo sử dụng rượu không rõ nguồn gốc

Cơ hội cho các hộ dân tộc thiểu số tham gia chuỗi giá trị thịt lợn an toàn

TP. Hồ Chí Minh: Kéo dài thời gian thí điểm hoạt động Ban quản lý An toàn thực phẩm

Nhật Bản thu hồi lô sữa Fami vì phát hiện vi khuẩn Coliform

Quảng Nam: 18 học sinh nhập viện sau khi ăn trái cây lắc, trà sữa

Sở Công Thương Ninh Bình: Tuyên truyền, phổ biến quy định về an toàn thực phẩm tại chợ

Hỗ trợ quản lý giúp cải thiện an toàn của thịt lợn tại Việt Nam

Hà Nội: Gặp khó trong công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ dân sinh

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo khẩn liên quan các chợ đầu mối
